Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Hàng Việt vào Mỹ nhắm con số 57 tỉ USD



Năm 2015, xuất khẩu túi xách VN sang Mỹ đạt gần 3 tỉ USD - Ảnh: Tiến Long
Năm 2015, xuất khẩu túi xách VN sang Mỹ đạt gần 3 tỉ USD - Ảnh: Tiến Long
Cùng với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ sớm có hiệu lực thời gian tới, chuyến thăm VN của Tổng thống Barack Obama được xem là cú hích quan trọng cho hoạt động trao đổi thương mại hai nước, đặc biệt là xuất khẩu VN sang Mỹ.
Sau 16 năm kể từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) được ký kết vào năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của VN sang Mỹ đã tăng gấp 41 lần, với 33,4 tỉ USD vào năm 2015 so với con số 800 triệu USD của năm 2000. Và theo dự báo, năm 2020 kim ngạch 
xuất khẩu của VN sang Mỹ sẽ đạt 57 tỉ USD.
Thị trường của hàng nông sản VN
“Cứ hai hạt điều mà người Mỹ ăn, có một hạt điều mua từ VN”- ông Đặng Hoàng Giang, phó chủ tịch Hiệp hội Điều VN (Vinacas), dẫn thông tin từ một bài báo Mỹ gần đây để khẳng định rằng 
hạt điều VN đã có một chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường Mỹ. Và theo Vinacas, Mỹ là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất 
của VN.
Chỉ trong bốn tháng đầu năm nay, thị trường này nhập hơn 28.562 tấn hạt điều VN, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái, với giá trị trên 220 triệu USD, tăng 18,6%.
“Cuối tháng 5 này, Vinacas sẽ có đoàn xúc tiến thương mại hạt điều tại Mỹ. Chúng tôi hi vọng chuyến đi sẽ thúc đẩy xuất khẩu hạt điều vào Mỹ được tốt hơn trong năm nay” - ông Giang cho biết.
Vừa trở về sau chuyến khảo sát các vườn vải tại Hải Dương và Bắc Giang, ông Nguyễn Xuân Nhi, giám đốc xuất khẩu của Công ty TNHH Trái cây nhiệt đới (Bến Tre) - đơn vị chuyên xuất khẩu chôm chôm và nhãn đạt chuẩn Global GAP sang các thị trường khó tính, cho biết đang chuẩn bị để tiếp tục xuất trái vải sang Mỹ và Úc, sau khi những lô vải tươi được đơn vị xuất thử nghiệm sang hai thị trường này vào năm ngoái.
Theo ông Nhi, trái vải của VN có chất lượng thơm ngon đặc trưng cũng như hệ thống hạ tầng cho xuất khẩu đã hoàn thiện, với Trung tâm chiếu xạ Hà Nội (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử) vừa được nâng cấp phục vụ chiếu xạ hoa quả tươi xuất khẩu, không phải tốn thêm chi phí vận chuyển vào TPHCM để chiếu xạ như trước.
“Cái khó là mùa vải của VN năm nay chín muộn, trùng với thời điểm vải của Mexico, Thái Lan và Trung Quốc nên xuất khẩu sẽ khó khăn hơn do chi phí vận chuyển của VN cao hơn” - ông Nhi 
cho biết.
Trái cây tươi là một trong những mặt hàng mới của VN xuất khẩu sang Mỹ, nhưng đây cũng là ngành xuất khẩu có tốc độ phát triển khá cao do nhu cầu của Mỹ rất lớn.
Kể từ năm 2008, khi thanh long là trái cây tươi đầu tiên của VN được xuất sang Mỹ, đến nay đã có thêm chôm chôm, nhãn, vải. Đặc biệt, Mỹ là thị trường nhập khẩu nhiều nhất các loại trái cây tươi của VN trong số các thị trường khó tính đã mở cửa (bên cạnh Nhật, Hàn Quốc, Úc, Đài Loan...).
Ngoài trái cây, Mỹ cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của VN như thủy sản, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, đồ gỗ.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cá tra, tôm và cá ngừ VN trong 4 tháng đầu năm, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của cả ngành là 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng mặt hàng tôm đạt kim ngạch gần 200 triệu USD, tăng 21,8%.
Dệt may, da giày tận dụng cơ hội mới
Ngay từ khi BTA được ký kết vào năm 2000, thị trường Mỹ đã được dự báo sẽ là đối tác hàng đầu của VN, nhất là đối với ngành xuất khẩu lớn nhất là dệt may và da giày.
Và thực tế cũng cho thấy tổng kim ngạch hàng dệt may vào Mỹ hiện đã xấp xỉ 11 tỉ USD, tăng hơn 217 lần so với con số 50 triệu USD vào năm 2000. Riêng bốn tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp dệt may VN đã xuất được 3,4 tỉ USD sang Mỹ, chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Theo ông Vũ Đức Giang, chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN (Vinatex), TPP sẽ là “cú hích” lớn cho các doanh nghiệp tăng xuất khẩu, khai thác thêm bạn hàng mới từ quốc gia có lợi thế rất lớn của ngành dệt may VN trong TPP.
“Hầu hết các doanh nghiệp lớn của ngành dệt may VN đều có tỉ trọng xuất khẩu khá lớn sang thị trường Mỹ. Nhiều doanh nghiệp dệt may cũng đã điều chỉnh lại chiến lược phát triển thị trường, chọn Mỹ làm thị trường chính thay cho EU như cách đây vài năm” - ông Giang thông tin.
Tương tự, ngành da giày đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 4 tỉ USD vào Mỹ năm 2015 và khoảng 1,33 tỉ USD trong bốn tháng đầu năm 2016, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành hàng này, vượt qua thị trường chủ lực lâu nay là EU.
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Công ty CP đầu tư và sản xuất giày Thái Bình (TBS Group) - đơn vị có tỉ trọng xuất khẩu giày sang Mỹ chiếm đến 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu - cho biết chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng lên, chưa kể hiện tượng mẫu mã thường bị đánh cắp tại thị trường này, nên số đơn hàng chuyển dịch về VN ngày một nhiều. Cho đến nay, hầu hết các thương hiệu lớn của Mỹ đều chọn VN làm “cứ điểm” sản xuất.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Thuấn (chủ tịch Hiệp hội Da giày, túi xách VN), dù TPP sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho ngành dệt may và da giày VN, nhưng trở ngại chính của ngành da giày VN hiện nay là khả năng tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu còn hạn chế, chưa kể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang chiếm ưu thế khi chiếm gần 79% trong tổng kim ngạch và tỉ trọng xuất khẩu của ngành hàng này.
Trong khi đó, ông Lê Quang Hùng, chủ tịch HĐQT Công ty CP Garmex Sài Gòn, cho rằng làm ăn với Mỹ không phải là chuyện dễ dàng hiện nay.
Chẳng hạn, với ngành hàng dệt may, chưa nói đến chất lượng và mẫu mã, tốc độ thời gian giao hàng đã là một thách thức với nhiều doanh nghiệp.
“Thị trường Mỹ thay đổi mẫu rất nhanh. Giao chậm, mẫu đổi, đối tác không bán được hàng là gặp khó ngay. Do đó, thời gian giao hàng ngày càng rút ngắn, hiện chỉ còn 75 ngày thay vì 90 ngày như trước và không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được” - ông Hùng cho biết.

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg9JUL7TOcoMyG4w6Qo8MoKsKUN6gHU84xengfTHef7Qp6xOcCEjSGImGhy8FO-F3DcbvB0RNBkDTULx7kovWjTXuOSl56iWgbriEKPC6IzdqD-r82U02xBQN3mFyZ3s2Zpivg4PSLuvoE/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Hà Tĩnh: Tấp nập khách trở lại các điểm kinh doanh hải sản an toàn

Hiện nay, 25 điểm kinh doanh hải sản an toàn ở Hà Tĩnh đã tấp nập khách trở lại nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tỉnh. Đây là các nhà hàng đảm bảo các điều kiện, có vị trí phù hợp, thuận lợi cho việc giao dịch, có hệ thống bảo quản tốt, đảm bảo chất lượng hải sản trong thời gian tạm trữ chờ tiêu thụ, không gian thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường...

Các sở, ngành tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực phối hợp giúp các cửa hàng hải sản an toàn thu hút khách trở lại.
Một khách hàng ở phường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Thời gian qua tôi không dám mua hải sản, nhưng nay thấy hàng hóa được chứng nhận đã kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh trực tiếp dán tem, nhãn thì tôi rất yên tâm”.

Hoạt động mua bán hải sản tại cửa hàng số 120 Xuân Diệu, TP Hà Tĩnh.
Chia sẻ với PV Báo Xây dựng, ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế khẳng định: Ngành y tế tỉnh đã huy động các đơn vị có đủ năng lực chuyên môn để kiểm soát ATTP, Chi cục ATVSTP tỉnh và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát nguồn hải sản được nhập về và bán ra đảm bảo chất lượng, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phong trào “Nói không với thực phẩm bẩn”.
Trước đó, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia (Bộ Y tế) có văn bản trả lời kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn 8 mẫu hải sản do các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh thu thập từ các cửa biển, chợ ở Hà Tĩnh cho thấy không phát hiện hàm lượng xyanua, phenol trong tất cả các mẫu và hàm lượng kim loại nặng trong tất cả các mẫu đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Đại diện lãnh đạo Sở Công thương Hà Tĩnh cho biết: “Sau khi triển khai các điểm bán hải sản an toàn, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp kiểm tra để tránh trường hợp “trà trộn” các loại hải sản không rõ nguồn gốc vào tiêu thụ, đồng thời tư vấn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh bước đầu”.
Dự kiến, thời gian tới, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục khai trương 150 điểm bán hải sản an toàn trong toàn tỉnh.

Khách hàng đã yên tâm trở lại các cửa hàng hải sản an toàn.
Theo Quyết định số 1118/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ký ngày 11/5, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện việc kinh doanh hải sản tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích đảm bảo các điều kiện thì được nhận hỗ trợ một lần với số tiền 5 triệu đồng/điểm kinh doanh do thị trường bị ảnh hưởng bởi hiện tượng hải sản chết bất thường.

Sản phẩm tại cửa hàng hải sản an toàn số 16 Võ Liêm Sơn (TP Hà Tĩnh).
UBND tỉnh đã hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 45 ngày đối với các nhân khẩu thuộc hộ gia đình chủ tàu và hộ gia đình của lao động trên tàu khai thác hải sản ven bờ, vùng lộng không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90CV và các hộ gia đình làm dịch vụ hậu cần nghề cá trong khu vực ở của ngư dân bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo đó, hỗ trợ một lần 3,5 triệu đồng/tàu không lắp máy đánh bắt ven bờ do phải ngừng ra khơi khai thác hải sản; hỗ trợ một lần 5 triệu đồng/tàu lắp máy có công suất dưới 90CV đánh bắt ven bờ và vùng lộng.
Cũng dịp này, Liên đoàn lao động tỉnh đã trao 08 bộ máy Icom (với tổng giá trị hơn 216 triệu đồng) cho 08 đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá có thuyền công suất lớn đánh bắt cá xa bờ để thuận tiện cho quá trình liên lạc và 53 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho 53 đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Nhà máy cồn đóng cửa, người trồng sắn lao đao


Khi các máy cồn Ethanol đi vào hoạt động, hàng chục nghìn hộ nông dân trồng sắn ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên vô cùng sung sướng. Với họ đây là cơ hội không chỉ xóa đói, giảm nghèo mà còn để vươn lên giàu có. Thế nhưng niềm vui ấy “ngắn chẳng tày gan” khi hàng loạt các nhà máy nhà máy cồn Ethanol liên tiếp đóng cửa.
Đua nhau trồng sắn
Những ngày tháng 4 này, chúng tôi trở lại xã Tam Đại, huyện Phú Ninh gặp ông Nguyễn Đại Nam là một trong những hộ từng trồng sắn rất nhiều, ông Nam tâm sự trong chát đắng: “Việc ra đời Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân thì không riêng gì tôi mà bà con các nơi đều lấy làm vui mừng. Thế là đua nhau trồng sắn. Tôi trồng cả mấy ha, những năm đầu có mấy bán mấy lại được giá. Thế rồi đùng cái nhà máy đóng cửa, sắn ế, đầu ra chỉ biết dựa vào các nhà máy tinh bột sắn. Thế là sắn thừa, rớt giá, bị tư thương ép. Niềm vui dựa vào cây sắn thế là thất bại hoàn toàn. Đau lắm chú à!”
Không chỉ người dân Quảng Nam, Quảng Ngãi mà người dân ở cả khu vực miền Trung đã đua nhau trồng sắn. Những năm 2010 đi về các địa phương, nhất là vùng núi ở miền Trung như tại huyện Sơn Tịnh, Ba Tơ, Trà Bồng,… tỉnh Quảng Ngãi, hay các huyện Thăng Bình, Quế Sơn, Phú Ninh, Tiên Phước,… Quảng Nam, chúng ta sẽ thấy bát ngát cơ man nào là sắn.  Sắn được trồng từ vùng biển đến vùng núi cao. Sắn trồng từ trong vườn cho đến các núi đồi. Nhà nhà, người người đua nhau trồng sắn.
Bởi không chỉ có các nhà máy sả xuất cồn Ethanol mà tại các địa phương này còn có các nhà máy chế biến tinh bột sắn. Theo số liệu của ngành nông nghiệp địa phương lúc cao điểm diện tích sắn các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên lên đến 181.000 ha, riêng Quảng Nam có lúc sắn lên đến trên 14.000 ha, còn ở Quảng Ngãi đến 18.000 ha.
Chị Huỳnh Thị Mỹ Thuận cho rằng, trồng sắn chỉ có nước lỗ trở lên.
Lao đao vì cây sắn
Những ngày qua, phóng viên Đại Đoàn Kết đã đi về các vùng người dân trồng sắn tìm hiểu về vấn đề này mới biết, việc trồng cây sắn có lắm nỗi niềm.
Tại vùng quê Núi Thành, nông dân Cao Văn Đông (63 tuổi) ở thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, cho biết: “Mấy năm trước, tôi trồng gần 10 sào sắn, cả gia đình 4 mạng người, ngoài ruộng lúa chỉ trông chờ vào sắn cho trăm thứ chi tiêu, nhưng giờ không thiết tha gì nữa, do thời gian thu hoạch sắn lâu, bán giá quá thấp và chiếm đất nhiều, mất thời gian chăm bón. Đáng nói, khi thu hoạch sắn luôn bị tư thương ép giá, giờ đến các nhà máy cồn đóng cửa thì niềm tin vào sắn đã không còn”.
Còn chị Huỳnh Thị Mỹ Thuận (50 tuổi), hàng xóm ông Đông cho hay: “Với giá sắn đi xuống như những năm qua có lúc 500 đồng/kg thì nhiều hộ trồng sắn sau khi trừ chi phí phân bón, thuê nhân công, tiền vận chuyển là lỗ nặng. Bây giờ chúng tôi làm đủ thứ để sinh sống ngoài làm ruộng chúng tôi còn làm phụ hồ, chuyển qua trồng cây keo. Rất vất vả mấy chú à!”.
Hết bão lũ quật đổ ngã, đến nhà máy cồn đóng cửa
người trồng sắn lâm cảnh lao đao.
Cách Núi Thành gần 100 km, hộ ông Nguyễn Văn Hiên (59 tuổi) ở xã Quế Minh, Quế Sơn cho biết: “Trồng sắn cực khổ trăm bề, có năm gia đình tôi trồng đến 3 sào. Mưa bão ập xuống gần nửa diện tích ngập trong nước bị thối vì ngập úng. Nữa còn lại thu hoạch bán chẳng ai mua. Hoặc mua với giá bèo cũng coi như trắng tay! Đã rứa giờ nhà máy đóng cửa còn trồng chờ gì vào cây sắn”
Ông Nguyễn Đại Nam cho rằng: “Nhiều người thấy các nhà máy xây dựng lên hoành tráng, cứ nghĩ dựa vào sắn sẽ giải quyết được cơm áo, gạo tiền để lo cho gia đình, lo cho con cái ăn học, thậm chí để làm giàu, nên đua nhau trồng sắn. Có lúc sắn được giá lên đến trên 2.000 đồng/kg thu mỗi gia đình hàng chục triệu đồng/năm, thậm chí có gia đình thu cả trăm triệu đồng vui lắm. Nhưng có lúc sắn rớt xuống 500 đồng/kg như hiện nay, thậm chí bán không ai mua mới thấy đắng lòng. Bây chừ các nhà máy cồn đóng cửa, niềm tin vào sắn đã biến thành nỗi đau”. Tâm sự của ông Nam, ông Hiền, ông Đông, bà Thuận cũng là tâm sự của nhiều người trồng sắn, bởi họ có cùng cảnh ngộ.
Ông Nguyễn Tấn Diều, Phó ban Nông nghiệp xã Tam Xuân 1 cho biết: “Hiện tại, địa phương chỉ có 70 ha trồng sắn chủ yếu làm thức ăn cho gia súc”.
Không chỉ người dân mà các nhà máy tinh bột sắn trên địa bàn Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng phải kêu trời. Bởi vì sắn tấp nập đổ về, trong khi công suất tiêu thụ thì có hạn. Như tại xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh và xã Sơn Hà, Quảng Ngãi, rất nhiều thời điểm phóng viên Đại Đoàn Kết đã chúng kiến những đoàn xe sắn nối đuôi nhau chờ đến lượt mình được cân sắn để bán cho Nhà máy mì Tịnh Phong và Sơn Hải.
Người dân dựng lều “bám trụ” đòi nợ tiền sắn.
Nhiều chiếc xe trọng tải hơn chục tấn đến đây phải chờ vài ngày mới đến lượt mình được phát phiếu nhập sắn. Thậm chí có xe phải chờ cả tuần. Một thương lái cho biết: “Xe tôi chờ đã 3 ngày rồi mà chẳng lấy được phiếu, nếu chờ nữa nó hư thối hết chỉ có nước khổ trở lên”. Nguyên nhân theo ông Đồng Văn Lập – Giám đốc Nhà máy mì Sơn Hải: “Nhà máy chỉ có thể tiêu thụ 400 tấn/ngày, trong khi mỗi ngày người dân chở tới bán hàng ngàn tấn nên ứ đọng là điều không thể tránh khỏi”.
Nỗi đau lớn nữa, đó là khi bán được sắn cũng không lấy được tiền. Như Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân có lúc nợ tiền mua sắn người dân lên đến cả trăm tỉ đồng. Người dân phải kêu cứu khắp nơi, dựng lều “bám trụ” đòi nợ. Nói như ông Lê Văn Cường, ở xã Đại Tân, người đại diện cho 198 người ở địa phương đi đòi nợ: “Trồng cây sắn đã khổ sở trăm bề nay bán cho nhà máy thì họ chưa chịu trả tiền, còn nỗi đau nào hơn”.
Quả thật trồng sắn, người nông dân đã gánh lấy quá nhiều nỗi cay đắng. Hết bão lũ quật đổ ngã, rồi được mùa thì mất giá, cho đến gần đây hàng loạt nhà máy sản xuất cồn Ethanol đóng cửa dẫn đến sắn quá tải, đầu ra bấp bênh, nông dân bán cho tư thương bị ép giá. Thậm chí bán không ai mua, hay mua rồi không lấy được tiền. Người nông dân thì dầm mưa, dãi nắng, bỏ vốn luyến vào cây sắn và trăm thứ trông chờ vào đó thì cây sắn lại trở thành nỗi đắng cay với họ. Giải bài toán này không hề đơn giản chút nào.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Làm trang trại nông nghiệp sẽ được hỗ trợ 2 tỉ đồng

Người dân đầu tư xây dựng các trang trại nông nghiệp sẽ được nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng và mức hỗ trợ này cao nhất là 2 tỉ đồng bên cạnh một số hỗ trợ khác, theo dự thảo một nghị định mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ xem xét ban hành.

Lứa me thứ 2 ở trang trại bò Úc Tân Kỳ. Ảnh P.V
Lứa me thứ 2 ở trang trại bò Úc Tân Kỳ. Ảnh P.V
Ngày 5-4, Bộ NN&PTNT đã có buổi làm việc với một số ban ngành để nghe báo cáo về dự thảo Nghị định/quyết định chính sách trang trại trước khi hoàn chỉnh những khâu cuối cùng để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.
Theo dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại đang được Bộ NN&PTNT đưa ra lấy ý kiến, Nhà nước sẽ hỗ trợ tài chính cho các chủ trang trại. Cụ thể, chủ trang trại được cho thuê đất ổn định lâu dài, được hỗ trợ một lần theo dự án 50% chi phí làm đường và xây dựng hệ thống điện với mức hỗ trợ lên đến 2 tỉ đồng/trang trại.
Bên cạnh đó, chủ trang trại còn được hỗ trợ 50% phí thuê cán bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật sản xuất tương đương 100 triệu đồng/trang trại trong hai năm đầu, hỗ trợ 100% phí chứng nhận VietGap (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt), 50% phí tham dự các hội chợ...
Đối với các trang trại thủy sản, ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần bằng 30% phí xây dựng các hạng mục công trình xử lý nước thải, ao lắng, tương đương 300 triệu đồng. Còn đối với những trang trại thủy sản nuôi trồng trên biển sẽ được hỗ trợ 50% phí lồng bè.
Theo Bộ NN&PTNT, lý do để có những hỗ trợ này là hiện nay, đa phần các chủ trang trại là nông dân, không được đào tạo chuyên môn về quản lý, kỹ thuật nên khả năng quản lý sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụ nông sản còn hạn chế. Vì thế, với các trang trại lớn, giá trị sản xuất hàng hóa trung bình chỉ vào khoảng 2 tỉ đồng/héc ta, tập trung vào loại hình chăn nuôi, thủy sản, còn lại các loại hình trang trại khác như trồng trọt, lâm nghiệp, kinh doanh tổng hợp có giá trị sản xuất thấp…
Số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT cho biết, hiện cả nước có 29.500 trang trại, trong đó, trang trại trồng trọt chiếm 29%, chăn nuôi chiếm 32%, thủy sản chiếm gần 18%, còn lại là các mô hình trang trại khác như lâm nghiệp, tổng hợp. Tập trung số lượng trang trại nhiều nhất là khu vực các tỉnh ĐBSCL khi chiếm 30%, chủ yếu sản xuất thủy sản và trái cây, Đông Nam bộ với 6.115 trang trại, tương đương 21% trong đó phần lớn là chăn nuôi.
Theo Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, tỉnh có tổng đàn heo lớn nhất cả nước với 1,5 triệu con (năm 2015), thì gần 69% nguồn thịt heo cung cấp cho thị trường là từ các trang trại. Hiện Đồng Nai có 2.200 trang trại chăn nuôi heo.
Tuy nhiên, vẫn có một số trang trại nuôi heo ở trong khu dân cư và để đảm bảo vấn đề môi trường, theo quy định hiện nay, những trang trại này phải chuyển đến khu vực xa dân cư nhưng các trang trại chưa thể chuyển đi do viện cớ chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường khá tốn kém. Vì thế, việc Chính phủ có chương trình hỗ trợ này sẽ giúp Đồng Nai di chuyển được các trang trại nói trên đến nơi xa dân cư thuận lợi hơn.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Chất lượng tôm giống kém: Dân chịu phận 'chỉ mành treo chuông'

“Treo” ao vì nợ nần
Đã bước vào niên vụ mới được vài tuần, nhưng nhiều hộ nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải “treo” ao do thua lỗ, dịch bệnh và giá thành nuôi cao “hớt” hết lợi nhuận.
Chất lượng tôm giống kém nên tỷ lệ chết cao trong quá trình sinh trưởng
Chất lượng tôm giống kém nên tỷ lệ chết cao trong quá trình sinh trưởng
Ông Lê Văn Phúc, ngụ tại cù lao Đất, xã An Hiệp (huyện huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) cho biết, năm ngoái gia đình ông thả 3 ao tôm, diện tích hơn 5.000 m2, nhưng do tôm giống sức đề kháng yếu, phần chết sớm, phần chậm lớn nên lỗ hơn 100 triệu đồng. Gia đình ông Phúc vẫn được coi là may vì lỗ không nhiều, “năm ngoái, tỷ lệ người dân nuôi tôm thành công ít, đa phần là thất bại. Số hộ dân thua lỗ vài trăm triệu đồng nhiều lắm, cá biệt có hộ lỗ gần 700 triệu đồng. Nhiều người dân phải vay tín dụng đen nặng lãi để trả ngân hàng”, ông Phúc nói.
Cũng theo ông Phúc, một phần nguyên nhân do môi trường nuôi tôm ngày càng ô nhiễm, nhưng lý do chính vẫn do chất lượng tôm giống kém chất lượng.
Ông Bảy Biển, một hộ dân nuôi tôm kỳ cựu tại ấp Thốt Lốt, xã Long Vĩnh (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) bức xúc: Các công ty sản xuất, kinh doanh tôm giống thiếu lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Chính vì họ cung cấp giống tôm kém chất lượng mà nông dân thua lỗ. Nếu sau khi thả vài ngày mà tôm chết ngay thì chỉ lỗ chút đỉnh tiền giống, nhưng rất nhiều trường hợp dân nuôi 2 - 3 tháng nhưng tôm chậm lớn, bệnh tật và chết, gây thiệt hại rất lớn.
Dân nuôi tôm như ngồi trên đống lửa, các mắt xích khác trong chuỗi cung ứng cũng ngao ngán vì không bán được hàng cho người nuôi tôm. Ông Nguyễn Văn Phương, một đại lý bán tôm giống và thức ăn chăn nuôi tại xã An Hòa Tây (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) than thở, sau một năm nuôi tôm thất bại, năm nay nông dân không dám nuôi nữa vì không còn tiền đầu tư, khiến cho đại lý bán giống không được. “Nếu năm trước, mỗi tháng đại lý tôi bán 5 triệu con tôm giống, năm nay bán không nổi 1 triệu con. Hơn 20 đại lý tôm giống tại huyện Ba Tri này cũng trong tình cảnh tương tự”, ông Phương cho biết.
Tính trung bình mỗi ao nuôi tôm lỗ 50 - 70 triệu đồng/vụ. Hiện giờ dân nuôi tôm nợ ngân hàng nhiều, khiến ngân hàng không duyệt cho vay nuôi tôm vì rủi ro cao. Hệ lụy là người dân rơi vào vòng luẩn quẩn không còn nguồn lực tái đầu tư và gánh cục nợ lãi mẹ đẻ lãi con.
Mạnh tay kiểm soát tôm giống
Tình trạng chất lượng tôm giống “vàng thau lẫn lộn” không chỉ là nỗi bức xúc của người dân nuôi tôm, mà còn là bức xúc của các doanh nghiệp sản xuất tôm giống làm ăn chân chính.
Tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của Hiệp hội Tôm tỉnh Bình Thuận, hàng loạt doanh nghiệp sản xuất tôm giống đã bày tỏ lo ngại về công tác quản lý chất lượng mặt hàng này. Lãnh đạo Hiệp hội cho biết, để bảo vệ chất lượng, thương hiệu tôm giống, các doanh nghiệp đã kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất và thương mại để kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng nhiễu nhương hiện nay.
Theo một chuyên gia của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, thì khâu sản xuất tôm giống phải phát triển theo hướng công nghệ cao, hiệu quả và bền vững. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp chặn đứng tình trạng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tôm giống được đẻ ra từ tôm bố mẹ không có nguồn gốc xuất xứ đang diễn ra phổ biến. Tình trạng tôm giống giả, kém chất lượng, cũng như tình trạng gia hoá chọn tạo tôm bố mẹ chưa được giám sát chặt chẽ, đúng với điều kiện sinh học cho phép.
Các doanh nghiệp cũng đề xuất, cần giải quyết cấp bách 3 vấn đề để cứu ngành tôm. Một là, nhận dạng thương hiệu. Theo đó, mỗi cơ sở, doanh nghiệp sản xuất tôm giống chỉ được đăng ký một thương hiệu. Bởi đang tồn tại tình trạng một cơ sở sản xuất đăng ký nhiều thương hiệu và có hiện tượng một doanh nghiệp hôm nay dán thương hiệu này bán cho bà con, ngày mai lại dán thương hiệu khác để bán. Điều đáng nói các đơn vị đó không có trại sản xuất, mà chỉ đi thu gom tôm giống rồi bán, nên chất lượng khó kiểm soát.
Hai là, quản lý tôm bố mẹ. Cơ quan quản lý nhà nước cần quy định bắt buộc các doanh nghiệp công bố số lượng định kỳ. Theo đó, công khai minh bạch số lượng, nguồn gốc tôm bố mẹ nhập khẩu và tôm bố mẹ nội địa, để người dân nuôi tôm dễ dàng lựa chọn tôm giống có nguồn gốc phù hợp.
Ba là, cơ sở sản xuất phải công bố chất lượng và nhãn mác bao bì đầy đủ thông tin như tên công ty, cơ sở sản xuất, địa chỉ, số điện thoại, nguồn gốc tôm bố mẹ nhập khẩu hoặc tôm gia hóa.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Mặt trái của xử lý nợ xấu bằng dự phòng


Số liệu nợ xấu đã cho thấy những con số an toàn, nhưng chuyển nợ qua VAMC hay dùng dự phòng không mang đến cho các cổ đông ngân hàng những niềm vui.

Nợ xấu phải thành… tiền mặtMặt trái của xử lý nợ xấu bằng dự phòng
Số liệu của Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN cho biết, đến cuối tháng 12/2015, trên 473.000 tỷ đồng nợ xấu của các TCTD đã được xử lý và chất lượng tín dụng được cải thiện. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2015 còn 2,55% so với tỷ lệ nợ xấu ước tính tháng 9/2012 là 17,2%. Kết quả này có được chủ chủ yếu là nhờ giải pháp chuyển các khoản nợ xấu từ ngân hàng sang “kho nợ xấu” là Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC).
Con số được ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC chia sẻ với ĐTCK, cụ thể là 244.082 tỷ đồng dư nợ gốc của 41 TCTD, với số lượng khách hàng là 16.075 người và tổng số khoản nợ là 24.556 khoản.
"Hiện nền kinh tế đã ấm lên, trong khi nhiệm kỳ này có nhiều đổi mới nên khả năng xử lý nợ đã bán cũng tốt hơn" - ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank.
Vấn đề là mặc dù VAMC đã rất nỗ lực, nhưng sau khi nhận nợ xấu từ các ngân hàng, cũng mới chỉ xử lý được 26.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 11% trên số dư nợ gốc. Cũng theo ông Hùng, kết quả đang tốt hơn trong thời gian gần đây.
“Điểm khá đặc biệt khi trong chưa đầy 3 tháng, từ 1/1/2016 đến 24/3/2016, VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi nợ được 3.217 tỷ đồng bao gồm thu từ bán nợ/bán tài sản bảo đảm…”, ông Hùng cho biết.
Đối với các ngân hàng thì đây là kết quả đáng mừng bởi nếu VAMC không xử lý được, sau 5 năm, các ngân hàng lại phải nhận lại các khoản nợ xấu này. Do vậy, đối với cổ đông thì việc tự xử lý nợ xấu dường như đang được ưu tiên hơn.
Tại đại hội cổ đông của ACB vừa qua, món nợ mang tên “bầu” Kiên đã được nhắc lại. Đây là khoản nợ xấu rất lớn của ACB lên tới 5.800 tỷ đồng (trong đó dự nợ cho vay gần 1.900 tỷ đồng, số dư trái phiếu 2.700 tỷ đồng và các khoản phải thu khác gần 1.200 tỷ đồng) của nhóm 6 công ty liên quan đến “bầu” Kiên.
Tại Agribank, trao đổi với ĐTCK, ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên cho biết, năm 2015 Agribank đã thu được 2.000 tỷ đồng nợ xấu. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu mỗi năm xử lý thu hồi được 15-20% số nợ đã bán. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thực tế muốn giải quyết được phải có thời gian.
“Hiện nền kinh tế đã ấm lên, trong khi nhiệm kỳ này có nhiều đổi mới nên khả năng xử lý nợ đã bán cũng tốt hơn. Vì bản chất đây không phải là món nợ xấu hẳn mà vẫn có tài sản thế chấp, nhà máy vẫn còn đang hoạt động mặc dù hoạt động cầm chừng nên việc thu hồi nợ chậm, nhưng vẫn túc tắc”, ông Khánh cho biết. 
Cần tối đa hóa thu hồi nợ
Trong một góc nhìn khác, ông Dennis Hussey, Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH Một thành viên ANZ (Việt Nam) cho rằng hiện các ngân hàng tại Việt Nam đã rất chủ động trong thu hồi nợ xấu, và việc thu hồi nợ chủ yếu thông qua thu hồi tài sản bảo đảm, nhưng đang cần hoạt động này nên được khuyến khích thông qua quy trình pháp lý nhanh hơn…
Đến cuối tháng 12/2015, trên 473.000 tỷ đồng nợ xấu của các TCTD đã được xử lý và chất lượng tín dụng được cải thiện. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2015 còn 2,55% so với tỷ lệ nợ xấu ước tính tháng 9/2012 là 17,2%.
Đây là vấn đề mà nhiều chuyên gia pháp lý đã đề cập tới thời gian vừa qua, đó là quy trình khởi kiện, thu hồi tài sản của các ngân hàng Việt Nam chưa được pháp luật bảo vệ và tạo điều kiện. Điều này khiến việc thu hồi nợ rất chậm, và việc xử lý nợ xấu trên thực tế là dùng lợi nhuận thu về để “đè” vào khoản nợ xấu bị mất, với tên gọi là “dùng dự phòng xử lý” hoặc bán cho VAMC để nhận trái phiếu về.
“Chìa khóa giải quyết là xử lý khoản nợ xấu và tối đa hóa thu hồi nợ”, ông Dennis Hussey nhấn mạnh và cho rằng, các giải pháp tái cơ cấu khoản nợ (cho khách hàng hưởng kỳ hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn) có thể giúp một số khách hàng hồi phục kinh doanh và trả nợ, nhưng không phải là tất cả. Khi đó câu hỏi được đặt ra là “liệu ngân hàng có thể thu hồi được một phần giá trị từ tài sản bảo đảm thông qua tòa án không?”
Ngoài khối ngân hàng, thì câu chuyện nợ xấu đang có thêm một diễn biến mới là nợ xấu của khối công ty tài chính. Dù không mang tên “ngân hàng”, nhưng hoạt động của các công ty tài chính lại là hoạt động cấp tín dụng.
Theo báo cáo của Vụ Dự báo, thống kê NHNN vừa công bố cho biết hầu hết các nhóm TCTD kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2016 sẽ giảm so với cuối năm 2015 nhưng vẫn còn TCTD thuộc nhóm các công ty tài chính và cho thuê tài chính nhận định tỷ lệ nợ xấu của đơn vị mình còn ở mức trên 3%. 
Tín dụng vẫn bị ảnh hưởng
Mặc dù cơ quan quản lý cho biết hiện không còn tồn tại 2 số liệu nợ xấu (số liệu theo báo cáo của TCTD và số liệu theo kết quả giám sát của NHNN) và số lượng nợ xấu theo báo cáo chính thức không lớn, nhưng các chuyên gia kinh tế cho biết nếu phân tích các chỉ tiêu tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam và so sánh với các nước trong khu vực thì có thể ước lượng được khối lượng nợ xấu còn khá lớn.
Điều đáng lo ngại là một loạt các ngân hàng thương mại vừa và nhỏ đang rất chật vật với việc tìm nguồn vốn để hoàn lại lỗ và để bù đắp tài sản xấu đang ngày càng gia tăng trong bối cảnh DN hoạt động chưa thực sự khởi sắc...
TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, với thực trạng DN nhỏ, yếu như hiện nay trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập, xử lý nợ xấu cũng như nguy cơ nợ xấu là vấn đề “tự sinh” hơn là “tự giải”, dự báo nợ xấu sẽ còn gia tăng có vẻ đáng tin hơn… Khó có thể khẳng định chắc chắn về xu hướng giảm nhanh của nợ xấu…
“Nợ xấu chậm xử lý do tính chất phức tạp, gai góc của vấn đề khiến các ngân hàng trở nên thận trọng hơn trong hoạt động tín dụng hiện tại”, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nói.
Báo cáo Triển vọng Kinh tế Việt Nam, tháng 4/2016 của Khối Nghiên cứu kinh tế Ngân hàng HSBC dự báo: “Nói cách khác, quá trình xử lý nợ xấu tốn nhiều thời gian, khiến các ngân hàng vẫn phải đối mặt với rủi ro. Điều này cam đoan một cách tiếp cận thận trọng với các khoản cho vay mới”.         

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Chi phí và thủ tục bủa vây doanh nghiệp

Gánh nặng chi phí không chính thức, chi phí tiếp cận thông tin cùng các thủ tục với nhiều loại chi phí tiền bạc, thời gian là thực trạng hết sức nhức nhối mà các doanh nghiệp (DN) đang phải oằn lưng gánh chịu.
Gánh nặng chi phí không chính thức đang làm “méo mó” môi trường kinh doanh tại Việt Nam và khiến doanh nghiệp không muốn lớn. Ảnh: Lê Tiên
Gánh nặng chi phí không chính thức đang làm “méo mó” môi trường kinh doanh tại Việt Nam và khiến doanh nghiệp không muốn lớn. Ảnh: Lê Tiên
Các chi phí được công bố rất chi tiết và lượng hóa thành các con số cụ thể tại Báo cáo Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh 2015 mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố. Đáng lo ngại hơn, VCCI đã lên tiếng cảnh báo hiện trạng trên không hề giảm mà ngược lại đang có xu hướng gia tăng, khiến DN khó có thể gia tăng quy mô để lớn mạnh và phát triển.  
Chi phí không chính thức ngày càng nhiều
Kết quả khảo sát DN dân doanh, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại PCI 2015 đã chỉ ra rằng việc chi trả chi phí không chính thức là một gánh nặng lớn mà các DN phải đối mặt. Đáng lưu tâm là với quy mô DN càng lớn thì xu hướng gánh nặng này lại càng gia tăng.
Cụ thể, theo số liệu công bố, có tới 62% DN siêu nhỏ, 68% DN nhỏ đánh giá hiện tượng chi trả chi phí không chính thức là thường xuyên. Với các DN quy mô vừa và lớn, con số này lần lượt là 70% và 69%.
Ngược lại, quy mô của khoản chi phí không chính thức so với doanh thu của các DNNVV cũng tương đối lớn và xu hướng nhiều hơn ở các DN nhỏ. Cụ thể, theo báo cáo, khoảng 11% doanh nghiệp siêu nhỏ, 13% DN nhỏ và 10% DN quy mô vừa cho biết chi phí không chính thức chiếm trên 10% doanh thu của DN. Với các DN lớn, con số này là 7%. Bên cạnh đó, một tỉ lệ tương đối lớn DN nhỏ, siêu nhỏ (khoảng 65%) và DN vừa (62%) cho biết có “tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính cho DN”. Con số này ở các DN quy mô lớn là 60%.
Đặc biệt, theo VCCI, điều đáng lo ngại là chi phí không chính thức không những không giảm bớt mà ngược lại có dấu hiệu gia tăng, thể hiện ở tỉ lệ DN cho biết phải chi trả chi phí này tăng qua các năm, từ 50% năm 2013, lên tới 64,5% năm 2014 và 66% trong năm 2015. Phản ánh của các DN cho thấy hơn 11% số DN tham gia điều tra năm nay cho biết các khoản chi cho riêng mục này chiếm tới hớn 10% tổng doanh thu của họ, tăng nhẹ so với tỷ lệ dưới 10% của năm 2014. Vẫn có 65% DN cho biết ‘‘tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến’’.
Ở một khía cạnh khác, kết quả điều tra DN cũng cho thấy một thực trạng rất đáng lưu tâm là tỷ lệ các DN cho biết cần có mối quan hệ với cơ quan nhà nước để tiếp cận các thông tin, tài liệu liên quan đến các chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là rất cao, bất kể quy mô của DN.
DN có quy mô càng lớn, gánh nặng về thanh tra, kiểm tra càng cao. Chi phí thực hiện thủ tục hành chính tăng, rủi ro tăng lên khi quy mô tăng có thể là một nguyên nhân khiến các DNNVV Việt Nam “ngại lớn”.
Đặc biệt, đối với các thông tin thiết yếu và rất quan trọng đối với hoạt động của DN bao gồm các quy định, văn bản pháp luật bao gồm các luật, pháp luật, nghị định, quyết định của trung ương cũng như văn bản hướng dẫn của các bộ ngành, địa phương, các quy hoạch sử dụng đất, chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương, thay đổi về quy định thuế… là những thông tin mà DN có quy mô càng nhỏ càng khó tiếp cận.   
“Khoảng 75% các DNNVV cho biết họ phải cậy nhờ đến các mối quan hệ để tiếp cận thông tin, thậm chí với các DN quy mô lớn, tỷ lệ này lên tới 79%.
Với khả năng tiếp cận thông tin như vậy, các DN, đặc biệt là DNNVV khó có thể dự đoán duợc những thay đổi trong quy định pháp luật cũng như việc thực thi chúng trên thực tế”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho biết.
Thanh, kiểm tra quá nhiều
Cùng với nỗi khổ về chi phí, việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước cũng ngày càng trở thành gánh nặng lớn đối với nhiều DN dân doanh Việt Nam. Theo kết quả điều tra PCI 2015, có tới 74% DN từng đón tiếp các đoàn thanh, kiểm tra trong tất cả các lĩnh vực trong năm vừa qua. Theo ông Tuấn, có một hiện tượng rất đáng lo ngại là các DN có quy mô càng lớn, gánh nặng về thanh tra, kiểm tra càng cao. Chi phí thực hiện thủ tục hành chính tăng, rủi ro tăng lên khi quy mô tăng có thể là một nguyên nhân khiến các DNNVV Việt Nam “ngại lớn”.
Cụ thể, thông thường các DNNVV phải tiếp đón 1-2 cuộc thanh, kiểm tra (trung vị) trong năm. Với các DN quy mô lớn, con số này là khoảng 3 cuộc. Tính toán chung, có 18% DN siêu nhỏ, 24% DN nhỏ và 43% DN quy mô vừa đón tiếp ít nhất 3 đoàn thanh, kiểm tra DN trong năm gần nhất, trong khi con số này là 50% đối với DN quy mô lớn.
Đáng lưu ý, thanh tra, kiểm tra chưa có sự phối hợp tốt giữa các cấp, ngành. Điều này thể hiện qua tỷ lệ DN phản ánh về tình trạng trùng lặp về nội dung thanh tra, kiểm tra giữa các đoàn đến DN. Kết quả khảo sát cho thấy 25% DN siêu nhỏ, DN nhỏ và 30% DN vừa cho biết nội dung thanh, kiểm tra của các đoàn bị trùng lặp. Với các DN quy mô lớn, con số này lên tới 32%.
Ngoài ra, chi phí thời gian trong các cuộc thanh kiểm tra thuế cũng gia tăng theo quy mô của DN. Với các DN siêu nhỏ, trung bình mỗi lần thanh, kiểm tra thuế mất khoảng 3 giờ; đối với các DN nhỏ và DN quy mô vừa, con số này lần lượt là 7 và 8 giờ. Tuy nhiên, với các DN quy mô lớn, thông thường mỗi cuộc thanh, kiểm tra thuế thường làm mất khoảng 40 giờ của DN.
Về thủ tục hành chính, điều tra PCI 2015 cho thấy gánh nặng thực hiện thủ tục hành chính gia tăng theo quy mô của DN. “Bức tranh chung này cho thấy đây là một xu thế rất phản thị trường, tạo rào cản khiến DN khó có thể lớn và không muốn phát triển thông qua mở rộng quy mô. Để khắc phục tình trạng này, trọng tâm cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bớt khó khăn cho DNNVV thời gian tới nên tập trung những lĩnh vực có tỷ lệ DNNVV phản ánh còn nhiều phiền hà nhất, đồng thời cần giảm bớt gánh nặng về thanh, kiểm tra cho các DN, đặc biệt tránh trùng lặp, chồng chéo”, ông Đậu Anh Tuấn khuyến cáo.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Đổ xô săn đất ngoại ô Sài Gòn chờ tăng giá

Ông Bình ngụ quận Tân Phú chuẩn bị chục tỷ để săn đất ở quận 9 và Thủ Đức làm của để dành với kỳ vọng 5-10 năm nữa, các tài sản này có thể gia tăng giá gấp đôi.

Nhà đầu tư này tiết lộ, lý do ông đặt cược vào đất ngoại thành vì tin tưởng Sài Gòn đất chật, người đông, đô thị hóa sẽ nhanh chóng lan tới các quận xa trung tâm khiến giá đất tăng lên theo thời gian. 
Ông Bình chia sẻ kinh nghiệm từng trải qua về xu hướng đầu tư nhà đất kiểu này. Cụ thể, căn nhà ông đang ở trước đây chỉ là thửa đất rộng 85 m2, tọa lạc trong khu vắng vẻ đường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú. Năm 2000 ông bán căn nhà phố quận 10 để gom tiền làm ăn, trích ra 2 tỷ đồng mua đất bỏ thêm gần 2 tỷ đồng để xây căn nhà 3 tầng, một sân thượng. Thời đó, quyết định bỏ phố ra vùng ven chỉ thuần túy vì nhu cầu mở rộng không gian sống. Sau 15 năm, hiện nay giá thị trường của miếng đất này đã vọt lên 4,5 tỷ đồng.
"Ngày xưa tôi về đây còn thưa thớt, giáp ranh chẳng có nhà nào. Bây giờ khu này sầm uất, nhà san sát nhau, hàng quán mọc đầy. Vùng ven thay da đổi thịt ngoài sức tưởng tượng. Hơn một thập niên, giá đất tại đây đã tăng hơn gấp đôi", ông nói. Từ bài học của quận Tân Phú, nhà đầu tư này cho hay, hoàn toàn có thể yên tâm bỏ tiền tậu đất ở các khu vực xa trung tâm, vùng ven để chờ cơ hội 5-10 năm tới.
Trường hợp của ông Bình không phải là cá biệt. Theo tiết lộ của một môi giới nhà đất khu Đông TP HCM có thâm niên 5 năm trong nghề, làn sóng nhà đầu tư gom đất đã diễn ra mạnh mẽ suốt năm 2015 khi cơn lốc hạ tầng bùng nổ tại khu vực này. Xu hướng săn lùng đất đã phân lô hoặc đất lẻ trong dân vẫn tiếp tục tăng lên trong vài tháng đầu năm 2016. 
do-xo-san-dat-ngoai-o-sai-gon-cho-tang-gia
Nhiều nhà đầu tư có dòng vốn nhàn rỗi lớn đang thu gom đất ngoại thành Sài Gòn để tích luỹ tài sản, chờ cơ hội tăng giá trong 5-10 năm tới. Ảnh: Lucas Nguyễn
Câu chuyện của ông Đồng thậm chí còn được xếp vào bài học điển hình về kinh nghiệm đầu tư đất ngoại thành chờ tăng giá tại TPHCM. Cách đây hơn 2 thập niên, từ những năm 1991, ông đã bán căn nhà phố mặt tiền đường Bùi Thị Xuân, quận 1, với giá 1.000 lượng vàng trong sự hoài nghi của mọi người. Ông bị cảnh báo là điên rồ vì thời điểm đó giá thuê căn nhà đã đạt 6.000 USD, có thể ngồi "mát ăn bát vàng".
Mặc những bình luận khen chê, ông Đồng mang số vàng này mua đất ở khu Nam Sài Gòn, thời đó vẫn còn bị đánh giá là hẻo lánh xa xôi. Từ những năm 1995-1997 trở đi, ông đã thu gom được cả chục hecta đất Nhà Bè, quận 7, trong đó đáng chú ý là 5 căn biệt thự trong khu Phú Mỹ Hưng và hơn 5.000 m2 đất trên đường Huỳnh Tấn Phát. Theo đánh giá của giới buôn địa ốc, chiêu bỏ nhà phố mặt tiền gom quỹ đất lớn vùng ven của ông Đồng có thể mang lại nguồn thu tối thiểu là bạc trăm tỷ, thậm chí cao hơn. 
Tổng giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư Nam Phát, Nguyễn Mạc Hoài Nam đánh giá: "Thu gom đất vùng ven TPHCM làm của để dành trong dài hạn là một cách đầu tư đầy khôn ngoan. Giá trị đầu tư ban đầu khá thấp nên khả năng sinh lời cao".
Ông Nam phân tích, mặc dù cơ hội đầu tư đất vùng ven rất lớn nhưng không phải ai cũng có thể nhập cuộc chơi này. Điều kiện tiên quyết là cần có dòng vốn nhàn rỗi tuyệt đối, không bị áp lực về tài chính hàng tháng. Nói cách khác, nhà đầu tư phải có dòng tiền tốt, đủ sức chờ đợi cơ hội chỉ xuất hiện một đôi lần trong cả thập niên. 
Kế đến, nhà đầu tư phải am hiểu các quy định về đất đai, mua đất có pháp lý rõ ràng, an toàn. Cần có một nhãn quan chiến thuật nhạy bén để lựa chọn quỹ đất tiềm năng trong dài hạn. Ví dụ: đất quanh các khu công nghiệp, gần nhiều nhà máy, các trục hạ tầng huyết mạch trong tương lai, cơ sở sản xuất kinh doanh, các trường đại học... có thể cách xa khu trung tâm nhưng sớm muộn gì cũng nhích lên theo thời gian và tốc độ đô thị hoá. 
Chuyên gia này cho rằng mua đất ngoại thành chờ tăng giá cần thời gian đầu tư khoảng 10 năm mới có đột biến. Lý do là phải có lộ trình để dân số tăng lên và chờ hạ tầng phát triển đồng bộ, hoàn thiện dần. Hiện nay khó có thể kỳ vọng vào mức tăng đột biến nhưng một hai thập niên trước đó, vì thị trường bất động sản đã thay đổi nhiều, định hình cụ thể và được tiếp cận nhiều hơn so với những giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những vị trí đất ở ngoại thành đầy tiềm năng. 
Ông Nam dẫn chứng, làn sóng tăng giá đất quận 9 năm 2015 đã khiến một số vị trí tại quận ngoại thành này tăng giá đến 70-80%. Điển hình là đất phân lô dọc đường Nguyễn Duy Trinh, năm 2013 chỉ ở mức 6,5- 7,5 triệu đồng một m2, đến cuối năm 2015 khoảng 11-13 triệu đồng. 
Nếu so khoảng thời gian đầu tư dài hơn, có thể xét đến khu Trung Sơn quận 7. Năm 2006 giá đất khu này khoảng 9 triệu đồng mỗi m2, hiện giờ đã lên khoảng 45 triệu. "Qua mỗi chu kỳ phát triển khác nhau, những cơn sốt đất có nhiều biến động khó đoán. Song, quy luật gần như bất biến là giá đất sẽ tăng theo thời gian, tuỳ thời điểm và vị trí. Do đó, đầu tư ở khu vực ngoại thành vẫn còn nhiều cơ hội trong dài hạn", ông nói. 


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Buồn vẫn phải múc dầu, rậm rịch mở bể than sông Hồng

 Giá dầu giảm sâu, thu thuế không đạt đủ, buồn nhưng không thể ngừng khai thác thêm vì đã có dự toán, kể cả mở bể than đồng bằng sông Hồng.

Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) chia sẻ quanh việc giá dầu giảm.
“Nói chung giá dầu thô giảm là buồn”, ông Phụng nói.
Theo số liệu của Tổng cục thuế (Bộ Tài chính) cho biết,  thu NSNN từ dầu thô chỉ đạt 10,6% dự toán, tương đương 5,77 nghìn tỷ đồng. Con số này chỉ bằng 43,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Số thu từ dầu thô trên cơ sở giá dầu thanh toán bình quân 2 tháng ở mức giá 36 USD/thùng, giảm 24 USD/thùng so với giá dự toán.
Buon van phai muc dau, ram rich mo be than song Hong
Ông Nguyễn Văn Phụng, giá dầu thô giảm sâu, buồn những vẫn phải múc dầu.
Phân tích về chuyện “giá dầu thô giảm sâu sao cứ “múc” dầu mãi?”, ông Phụng cho rằng, việc lập dự toán đã có quy định rồi, đây là định hướng dự báo trong điều hành nên vẫn phải lập để điều hành thu – chi cả năm. Lúc xây dựng dự toán ngân sách, việc lấy giá dầu bao nhiêu đã được cân nhắc dựa trên số liệu báo cáo của các tổ chức dự báo uy tín thế giới và được sự thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội.
“Giá dầu thô diễn biến quá phức tạp. Năm ngoái khi xây dựng dự toán đưa ra dầu vào là 100 USD/thùng, thì ngay lập tức giảm xuống còn 50 USD/thùng. Còn năm nay khi vừa đưa ra dự toán 60 USD/thùng, giá dầu lập tức giảm còn một nửa...”- ông Phụng thừa nhận.
Theo tính toán của ngành thuế, nếu kịch bản giá dầu giảm sâu xuống mức 20 USD/thùng thì ngân sách thất thu khoảng 1.500 tỷ đồng. Dù vậy, vẫn không thể bỏ dầu thô ra khỏi dự toán và đóng mỏ dầu khi giá xuống quá thấp.
Lý giải điều này, ông Nguyễn Văn Phụng chia sẻ, nếu đóng mỏ dầu ngừng khai thác DN sẽ phải chịu thiệt hại lớn về chi phí khi hoạt động khai thác trở lại.
"Các nhà đầu tư phải cân nhắc tới điểm nào giảm trữ lượng, tới điểm nào giữ nguyên mức đó. Nhiều khi giá bán dưới giá thành một chút vẫn phải giữ vì phải tính tới chi phí khôi phục mỏ sau này. Nhiều khi doanh nghiệp chấp nhận lỗ vận hành để đỡ lỗ trong tương lai", ông thẳng thắn nói.
Thực tế, vấn đề này đã được quy định trong hợp đồng và các nhà đầu tư sẽ tự cân nhắc thời điểm nào giảm trữ lượng hay không. Như vậy, Nhà nước sẽ không bù lỗ khi giá dầu xuống thấp.
Tuy nhiên, theo ông Phụng, tác động của giá dầu thô giảm có cả 2 mặt, trực tiếp và gián tiếp. Dầu thô liên quan tới nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế, nên giá dầu giảm không hẳn chỉ có tác động tiêu cực. Năm rồi, trong khi giá dầu thô giảm, ngân sách trung ương “kẹt” thì ngân sách địa phương lại “xông xênh”, do tích lũy doanh nghiệp tăng lên.
Trước đó, bể than sông Hồng nằm trong quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, triển vọng 2030 sẽ được đầu tư một số dự án thử nghiệm theo phương pháp khai thác hầm lò và công nghệ khí hóa than ngầm tại các khu vực đã được thăm dò.
Cũng để nâng cao chất lượng than sạch, các nhà máy sàng tuyển, chế biến than sẽ được phát triển theo hướng giảm dần các cụm sàng tuyển nhỏ lẻ để hình thành các khu sàng tuyển tập trung, đồng bộ.
Buon van phai muc dau, ram rich mo be than song Hong
Mỏ than đồng bằng sông Hồng được đưa vào quy hoạch. Ảnh minh họa
Từ nay tới năm 2020 sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng mới các nhà máy tuyển than gồm Vàng Danh 2 (công suất khoảng 2 triệu tấn/năm); Khe Thần (công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm); Hòn Gai (công suất khoảng 5 triệu tấn/năm, xây dựng mới modul 1 công suất 2,5 triệu tấn/năm tại Phường Hà Khánh và duy trì nhà máy Nam Cầu Trắng đến hết năm 2018, sau đó lắp đặt modul 2 công suất 2,5 triệu tấn/năm); Khe Chàm (công suất khoảng 7 triệu tấn/năm); Lép Mỹ (công suất khoảng 4 triệu tấn/năm).
Giai đoạn 2021- 2030, đầu tư cải tạo mở rộng, nâng công suất nhà máy sàng - tuyển Khe Thần từ 2,5 triệu tấn/năm lên khoảng 5 triệu tấn/năm.
Theo Quyết định 403/QĐ-TTg về điều chỉnh quy hoạch ngành than tới năm 2020, có xét tới năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư của ngành than tới năm 2030 là hơn 269.000 tỷ đồng, tức là bình quân đạt gần 18.000 tỷ đồng/năm. Trong đó, nhu cầu vốn đầu tư mới và mở rộng ước tính là 235.906 tỷ đồng.
Quyết định 403/QĐ-TTg cũng điểm danh cụ thể các dự án cần đầu tư, mở rộng. Theo đó, giai đoạn đến năm 2020, đầu tư cải tạo mở rộng, nâng công suất 9 dự án mỏ (Cẩm Phả 4 dự án, Hòn Gai 4 dự án, Uông Bí 1 dự án); đầu tư xây mới 41 dự án mỏ (Cẩm Phả 17 dự án, Hòn Gai 7 dự án, Uông Bí 17 dự án).
Đầu tư cải tạo mở rộng các dự án mỏ lộ thiên hiện có theo hướng đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, đồng bộ để gia tăng sản lượng khai thác; đầu tư dự án mở rộng nâng công suất mỏ than Na Dương.
Kim Chi (Tổng hợp)


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons