Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Dịch vụ mùa nóng đắt khách

Điều hòa, các thiết bị làm lạnh, đi chợ online, giao hàng nhanh... là những sản phẩm, dịch vụ có nhu cầu lớn trong những ngày nắng nóng.
Hà Nội và nhiều địa phương đang trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm và kéo dài nhất từ đầu hè đến nay, với nhiều thời điểm nhiệt độ vượt trên 42 độ C. Nhu cầu các thiết bị làm mát, trong đó điều hòa, cũng vì thế mà tăng đột biến. Khảo sát của VnExpress tại một số trung tâm điện máy và đại lý điều hòa tại Hà Nội cho thấy sức mua của người dân trong những ngày vừa qua đã tăng 30-50% so với ngày thường.
Từ sáng sớm, tại siêu thị điện máy Trần Anh (Phạm Văn Đồng), chị Loan cùng chồng (phố Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy) đã tới chọn mua điều hòa. Gia đình đã có điều hòa tại phòng ngủ, nhưng mọi sinh hoạt đều tập trung tại bếp và phòng khách, do quá nóng nên chị quyết định lắp đặt thêm.
Không băn khoăn về giá cả bởi có nhiều mức để lựa chọn, song điều làm cho chị lo ngại nhất là thời gian chuyển hàng và lắp đặt. "Rất nhiều người mua, nhà tôi đang cần dùng ngay trong buổi trưa, không biết cửa hàng có lắp đặt kịp được không", chị bày tỏ.
giao-dieu-hoa-copy-4410-1432895973.jpg
Lắp đặt điều hòa-một trong những dịch vụ đắt hàng trong đợt nắng nóng. Ảnh:Giang Huy
Trao đổi với VnExpress, ông Lê Việt Chung - Phụ trách đối ngoại của hệ thống siêu thị điện máy Trần Anh, trong mấy ngày gần đây sức mua các thiết bị làm mát tại siêu thị đã tăng 40-50% so với đầu hè, riêng mặt hàng điều hòa, bình quân một ngày toàn hệ thống tiêu thụ khoảng 1.000 bộ với mức giá từ 5 triệu đến trên 10 triệu đồng.
Hệ thống điện máy Media Mart cũng cho biết những ngày qua các chi nhánh liên tục trong tình trạng quá tải bởi rất nhiều người tiêu dùng đến mua sắm các thiết bị làm lạnh. Đại diện đơn vị này cho biết lượng điều hòa bán ra trên toàn hệ thống trong những ngày qua đạt 3.000 bộ một ngày, tăng gấp ba so với những ngày trước đợt nóng.
Vị này thừa nhận vào những đợt cao điểm nắng nóng, tình trạng tăng giá, cháy thợ lắp đặt cũng thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn cam kết với khách hàng việc lắp đặt trong vòng 2 giờ. Ngoài ra, siêu thị cũng khuyến khích khách hàng lựa chọn hình thức mua sắm online để tránh việc phải ra tận cửa hàng.
Không chỉ có ở các trung tâm lớn, mà tại các cửa quy mô nhỏ tại ngoại thành sức tiêu thụ cũng tăng cao không kém. Vừa khai trương cửa hàng hồi đầu tháng tại khu đô thị Tân Tây Đô (Đan Phượng), ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc công ty cơ điện lanh CNQ cho biết từng khá lo lắng khi sức mua khá èo uột. Song chỉ qua 3 ngày nắng nóng vừa qua, trung bình mỗi ngày cửa hàng bán trên dưới 10 bộ với mức giá 8-10 triệu đồng, trong đó không ít sản phẩm đã qua sử dụng. Do quy mô nhỏ, nên chỉ có 2 thợ lắp khiến việc giao hàng của cửa hàng cũng bị ùn ứ.
"Biết là khách rất cần nhưng với thời tiết nắng nóng này, nếu năng suất một thợ giỏi lắm cũng chỉ lắp được 3 bộ một ngày, không thể nhanh hơn được. Nên gần như khách mua cửa hàng mình đều hẹn lịch sau 3 ngày mới lắp đặt", ông cho biết.
Với những người nội trợ, để hạn chế ra ngoài trời nắng nhưng vẫn đảm bảo việc đi chợ mua đủ thức ăn trong ngày cho gia đình, khá nhiều người tiêu dùng đã sử dụng hình thức mua sắm online. Hệ thống Disieuthi cho biết trong những ngày gần đây ghi nhận các đơn hàng tăng đến 30% so với trước đó, đặc biệt lượng khách hàng lần đầu tiên đặt hàng tăng 10% so với hồi đầu tháng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hưng-Tổng giám đốc công ty, hầu hết mọi người chọn mặt hàng thực phẩm tiêu dùng hàng ngày như các loại rau xanh, thịt gia cầm, gia súc, hoa quả. Ngoài ra các sản phẩm giải khát giải nhiệt cũng được cho vào giỏ hàng nhiều hơn.
Việc lướt web mua hàng đề tránh nắng của không ít người tiêu dùng vì thế cũng khiến dịch vụ shipper bận rộn hơn. Hoàng Tuấn Anh-Trưởng nhóm shipper trên Phố Bạch Mai (Hai Bà Trưng) cho biết các mật độ đặt đơn hàng của nhiều đối tác đã tăng gấp 2 lần so với trước.
Anh cho biết bình quân mỗi ngày các nhân viên phải giao 250-270 đơn hàng cho khách tại hầu khắp các quận nội và ngoại thành Hà Nội, không ít khách đề nghị giao hàng buổi tối hoặc ngoài giờ hành chính. Song anh từ chối với lý do "dịch vụ cố định không thể thay đổi giờ giấc, tuy nhiên phần lớn nhân viên đều là sinh viên, việc thay đổi 4 ca trong ngày nên gần như bạn nào cũng ở ngoài đường giữa trưa nắng, khá vất vả". Dù vậy, nhóm shipper này vẫn giữ nguyên mức phí giao hàng là 20.000-30.000 đồng một đơn.

Thị trường đồ chơi trẻ em ế ẩm

Kinh tế còn khó khăn, thu nhập của các bậc cha mẹ chưa cải thiện là lý do khiến tình hình kinh doanh đồ chơi trẻ em ảm đạm dù ngày mai đã là Tết Thiếu nhi
Khảo sát của VnExpress.net tại các cửa hàng đồ chơi ở TP HCM cho thấy, hầu hết các cửa hàng trên đường Hai Bà Trưng (quận 1), Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), khu vực chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh) lượng khách ghé mua không nhiều. Mẫu mã sản phẩm thiếu đa dạng, nhiều món hàng đã cũ.
Chị Hoa, chủ cửa hàng đồ chơi trên đường Hai Bà Trưng cho biết, nếu các năm trước lượng khách đến mua đồ chơi trẻ em sớm thì năm nay rất thưa thớt. Đa phần, phụ huynh mua cho trẻ em các sản phẩm đồ chơi có giá dao động 90.000-250.000 đồng. Một số khác thay vì mua đồ chơi thì mua cặp sách, túi đựng đồ dùng học tập cho con chứ ít khi mua đồ chơi điện tử. Do vậy, cả tháng nay lượng hàng bán ra tại cửa hàng chị giảm tới 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
dc-JPG-2138-1433046131.jpg
Xe ô tô, mô hình lắp ráp là những sản phẩm luôn được trẻ em ưa chuộng. Ảnh:MH.
Cô Thanh, tiểu thương ở chợ Bà Chiểu cho biết, thị trường đồ chơi năm nay thiếu sôi động hơn mọi năm. Thay vì lấy những đồ chơi độc lạ, năm nay cô chuyên bán những sản phẩm phù hợp sở thích của số đông trẻ em và chỉ lấy loại bình dân chứ không dám lấy hàng giá cao. Mô hình lắp ghép, ôtô, môtô, máy bay, siêu nhân... là những sản phẩm cô thường xuyên lấy nhất. Giá dao động 60.000-300.000 đồng. Riêng đồ chơi cho bé gái thì có thú bông, búp bê, bộ đồ nhà bếp, y tế giá cũng tới 500.000 đồng một món tuỳ loại.
Không chỉ các cửa hàng, sạp tại chợ ế ẩm mà ngày cả tại các siêu thị sản phẩm đồ chơi trẻ em bán ra cũng không nhiều.
Tại siêu thị Bình An (Bình Thạnh), đồ chơi trẻ em được trưng bày nhiều nhưng lượng khách đến mua rất ít, thi thoảng có vài khách chờ xe về quê thì đến ghé lựa nhưng cũng chỉ lựa vài món đồ như ôtô, mô hình lắp ráp...Theo nhân viên tại đây, nếu ngày bình thường có khoảng 5-6 khách ghé mua đồ chơi trẻ em thì nay dù cận ngày lễ thiếu như nhưng hoạt động mua bán không có gì đột biến. Cũng chỉ khoảng 5-10 khách ghé lựa.
Cùng với Bình An, hệ thống siêu thị Big C, Co.opmart sức mua cũng không mấy sôi động. Để kích cầu, nhiều siêu thị, trung tâm thương mại cũng tung chuyên khuyến mãi, giảm giá nhiều nhóm hàng đồ chơi, sản phẩm dinh dưỡng, hóa mỹ phẩm chăm sóc trẻ em... kèm hoạt náo vui nhộn. Tuy nhiên, sức mua các sản phẩm đồ chơi trẻ em tại đây rất chậm.
Theo giới kinh doanh, nguyên nhân khiến sức mua ế ẩm là do người dân tiết kiệm chi tiêu. Mặt khác thị trường đồ chơi năm nay đa phần không có nhiều sự thay đổi về mẫu mã. Hầu hết sản phẩm ở thị trường có xuất xứ từ Trung Quốc. Dù giá cả phải chăng và hướng vào số đông người tiêu dùng, nhưng sản phẩm này cũng ngày càng hết hấp dẫn trong mắt các ông bố bà mẹ trong gia đình. Thay thế vào đó là những mặt hàng có xuất xứ trong nước như đồ chơi thông minh, bộ đồ lắp ghép, các sản phẩm đồ chơi nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia,... Dẫu vậy, giá cả các sản phẩm này vẫn còn cao hơn nhiều so với hàng Trung Quốc cho nên lượng hàng bán ra cũng chỉ ì ạch.

Dân Việt sắp phải uống bia rượu giá cao

Cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng theo lộ trình mỗi năm 5% trong 3 năm tới, đề xuất dán tem dự kiến ngốn gần 7.000 tỷ đồng/năm thì với cách tính giá tính thuế mới giá bia rượu dự kiến sẽ tăng lên mức cao “chót vót”.

Tiêu thụ rượu bia của Việt Nam tăng trưởng luôn theo chiều thẳng đứng trong vài năm trở lại đây.
Tiêu thụ rượu bia của Việt Nam tăng trưởng luôn theo chiều thẳng đứng trong vài năm trở lại đây.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Tại hội nghị góp ý dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt với Bia - Rượu - Nước giải khát (VBA) chiều ngày 29/5, ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch VBA cho hay, dự thảo mới lấy ý kiến của Bộ Tài chính có 2 nội dung chính liên quan trực tiếp tới các doanh nghiệp trong ngành.
Theo ông Việt, hiện nay giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho các mặt hàng rượu - bia - nước giải khát là giá của đơn vị sản xuất nhưng theo dự thảo giá tính thuế sẽ tính theo giá cao nhất do công ty thương mại bán ra. 
Ngoài ra, trong dự thảo lần này, Bộ Tài chính cũng đề xuất điều chỉnh tỷ lệ khống chế giá tính thuế từ mức không thấp hơn 10% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại xuống mức 5% so với giá bán cao nhất của các cơ sở kinh doanh thương mại. 
Ông Việt cho hay: “Hiện nay cũng có rất nhiều ý kiến phản hồi về cơ sở pháp lý, thực tiễn của các quy định này. Nhiều đơn vị của Hiệp hội cho hay, nếu thực hiện theo cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới này, chi phí sẽ bị đội lên. Chỉ tính riêng tại Habeco khoản thuế phải đóng thêm lên tới 235 tỷ đồng. Habeco chiếm khoảng 22% tổng sản lượng bia cả nước, do đó, con số thuế tăng thêm của các doanh nghiệp trong ngành dự báo sẽ tăng khoảng 5 lần, tương đương hơn 1.000 tỷ đồng”.
Đóng góp ý kiến về dự thảo, đại diện một doanh nghiệp lớn trong ngành cho rằng, theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã được Quốc hội thông qua, từ 1/1/2016, mỗi năm thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành bia sẽ tăng lên 5%. Như vậy, với việc Bộ Tài chính thay đổi cách tính thuế sẽ vô hình chung tăng thuế 2 lần với doanh nghiệp trong ngành, khiến giá bia rượu ít nhất sẽ phải tăng 10% khi tới tay người tiêu dùng.
“Trong 3 năm tới, mỗi năm doanh nghiệp trong ngành phải chuẩn bị phương án đầu tư để phù hợp với lộ trình tăng thuế. Chưa thực hiện được thì lại phải đối mặt với việc thay đổi cách tính thuế. Chúng tôi một mặt hết sức lo lắng, một mặt phải nỗ lực để kiểm việc kiểm soát được tác động của việc tăng thuế tới hoạt động kinh doanh”, vị này nói.
Đại diện của doanh nghiệp trong ngành cũng phân tích, hiện cách tính thuế dựa trên giá do công ty con, công ty liên kết bán ra thị trường còn nhiều điểm chưa phù hợp, vô hình chung làm công tác kê khai phức tạp, gây phiền hà cho doanh nghiệp và cả cơ quan thuế. 
Mức chênh lệch tính cho cơ sở kinh doanh thương mại ở mức 5% cũng được cho là chưa hợp lý, không đủ bù chi của công ty thương mại. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng thừa nhận khó có thể kiểm soát được giá bán ra của các đơn vị kinh doanh thương mại này.
"Việc thay đổi giá tình thuế sẽ làm thay đổi thuế đột ngột, làm thay đổi môi trường đầu tư trong bối cảnh thuế tiêu thụ đặc biệt cũng sắp tăng”, đại diện một doanh nghiệp nói. 
Đồng quan điểm, ông Vũ Xuân Dũng - Phó Tổng giám đốc Habeco cũng cho rằng: “Nếu Nghị định quy định dẫn đến hiểu nhiều nghĩa sẽ rất khó cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Chúng tôi hiểu nhà nước muốn thu đúng, thu đủ và đảm bảo ngân sách nhưng cần phải rõ ràng, minh bạch”.
Một đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có mặt tại Hội nghị cũng đặt câu hỏi cho cơ quan soạn thảo nghị định: “Chúng ta đang muốn tận thu hay là phát triển ngành? Tại sao lại đưa ra con số 5% hay 10%? Hay theo luật, bia rượu có phải là ngành nghề kinh doanh đặc biệt không? Chúng ta dường như đang đi vào một lối mòn cũ và không đưa ra được giải pháp”.

Thợ sửa điều hòa “hốt bạc” ngày nắng nóng

Điện thoại réo liên tục, hết nhà riêng đến chung cư cao tầng, từ hết ga đến hỏng hệ thống làm mát, ống dẫn khí mát bị chuột phá hoại… mỗi ngày nắng nóng như hiện nay thợ sửa điều hòa tại Hà Nội kiếm cả bạc triệu

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Người đầm đìa mồ hôi vì nắng nóng nhưng anh Minh, th
ợ sửa điều hòa trên đường Phạm Văn Đồng (Từ Liêm - Hà Nội)  cho biết, với khoản thu nhập có được những ngày này khiến họ quên đi mệt nhọc và thời gian. 
 
Theo tiết lộ của anh Minh, từ đầu tuần đến nay, anh phải đi làm cắm trưa, cắm tối, “mỗi ngày thu nhập từ 3,5 đến 6 triệu đồng  là bình thường bởi chi phí mỗi thiết bị sửa điều hòa rẻ nhất cũng là từ 200.000 đồng – 1,5 triệu đồng, trừ tiền thiết bị có thể lãi từ 200.000 đến 500.000 đồng/máy.
 
Điều hòa hỏng hóc ngày nắng nóng khiến cánh sửa chữa kiếm bộn tiền
Điều hòa hỏng hóc ngày nắng nóng khiến cánh sửa chữa kiếm bộn tiền
Nhiều thợ điều hòa cho biết, ở miền Bắc và Hà Nội, người dân có thói quen sử dụng điều hòa 1 chiều, dùng chủ yếu mùa hè, những ngày đông không sử dụng nên rất dễ hư hỏng hoặc là nơi trú ngụ của chuột, giám rất dễ hư hỏng.  Điều hòa thường hỏng ở board mạch điều khiển dàn nóng, dàn lạnh, hết ga, màng lọc không được vệ sinh…
Điều hòa hỏng hóc ngày nắng nóng khiến cánh sửa chữa kiếm bộn tiền
Việc làm những ngày này không hết, có khi phải làm cả đêm để phục vụ khách hàng vì cứ qua ngày lại thêm nắng nóng và khách réo gọi
Để khỏi phải mất chi phí sửa điều hòa, người dân nên vệ sinh từ 3 – 6 tháng/lần. Nếu sửa chữa cần liên hệ các trung tâm chính hãng, sửa tại nhà hoặc sửa những nơi uy tín bởi các chi phí thay ga, vệ sinh sẽ chỉ phải trả vài trăm nghìn đồng. Nếu gọi người sửa không quen hoặc chủ nhà không biết sẽ bị “chém” rất đắt do họ thông báo hỏng các bộ phận điều khoản, board mạch… từ 1,5 – 2 triệu đồng/ thiết bị.
Điều hòa hỏng hóc ngày nắng nóng khiến cánh sửa chữa kiếm bộn tiền
Trung bình mỗi ngày thợ sửa điều hòa đút túi từ 3 - 7 triệu tùy theo sức làm việc của họ. Nhiều thợ cho rằng, nắng nóng và mệt nên phải đỗi rất nhiều khách báo sửa
Theo anh Thắng chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội chia sẻ: "Những ngày này dĩ nhiên đông khách, thợ không kiếm đâu ra. Từ đầu tuần đến giờ anh phải gác lại tất cả đơn sửa tủ lạnh, phạt phun sương cho khách hàng để sửa điều hòa cho khách hàng. “Khách của mình chưa phục vụ hết, còn có cả khách của bạn, của các siêu thị điện máy gọi tăng cường bảo dưỡng… Đi thì đi sớm, tối thì tối chặt”.
Anh Nguyễn Văn Thịnh, có thâm niên 10 năm trong sửa chữa điện lạnh cho biết, đầu mùa nóng là cao điểm sửa chữa điều hòa gia đình, cơ quan, xí nghiệp. Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp văn phòng công ty đều sử dụng điều hòa riêng, chỉ số ít sử dụng điều hòa tổng công suất lớn.
Điều hòa hỏng hóc ngày nắng nóng khiến cánh sửa chữa kiếm bộn tiền
Có những máy điều hòa hỏng hóc đơn giản, nhưng với khí hậu 4 mùa tại miền Bắc và thủ đô Hà Nội, điều hòa chỉ dùng mùa nóng nên hư hỏng thường xuyên xảy ra
Trung bình mỗi ngày anh Thịnh và nhóm thợ có thể sửa chữa từ 20 – 30 thiết bị điều hòa riêng lẻ, điều hòa một chiều hoặc 2 chiều từ 9000 BTU đến 12000 BTU. Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa có thể từ 200.000 đồng  đến 1,5 triệu đồng/máy.
Theo anh Mạnh, thợ sử điện lạnh năm thứ 2 cho biết, trung bình một ngày thợ mới tay nghề 1 năm có thể thu nhập từ 2 – 3 triệu ngày. Nếu thợ cao tay hơn, làm nhiều hơn có thể thu nhập từ 5 – 7 triệu ngày.
Sửa xong, các thợ lại phải chở những máy lạnh trả khách hàng, công việc khá vất vả và nặng nhọc
Sửa xong, các thợ lại phải chở những máy lạnh trả khách hàng, công việc khá vất vả và nặng nhọc
“Không ai chọn được nghề, trước tôi học trung cấp điện lạnh ở Thanh Xuân, ra đi xin vào làm việc một số công ty nhưng làm thuê mãi lương cũng chỉ ba cọc ba đồng. Thấy tôi biết điện lạnh, lại mày mò sửa chữa nên nhiều người thân, bạn bè hay nhờ sửa hết các thiết bị tủ lạnh, máy điều hòa, quạt phun sương…
 
Nhiều khi 6h tối về đến nhà, cơm chưa được ăn đã có người gọi đi sửa hộ đến tận 11h đêm. Cơm nhà thì ít, cơm đãi, cơm khách thì nhiều. Nghĩ thiên hạ có nhu cầu, tại sao mình không đáp ứng, thế nên 3 tháng sau tôi và một số anh em lập xưởng sửa chữa điện lạnh. Đến nay đã tạo việc làm cho hơn 10 anh em với thu nhập từ 5 – 7 triệu/tháng”, anh Thịnh, chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh tại Từ Liêm, Hà Nội cho biết.

Giải quyết ùn tắc cửa khẩu: Cần 1.000 tỷ đồng đầu tiên!

Gần 100% dưa hấu và khoảng 2/3 lượng vải xuất khẩu chủ yếu được vận chuyển qua các cửa khẩu của Lạng Sơn. Khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn (giai đoạn 1) dự kiến sẽ được triển khai với tổng mức đầu tư ước tính 986 tỷ đồng.


Sau nhiều năm, vấn nạn ùn tắc tại các cửa khẩu tại Lạng Sơn vẫn chưa được giải quyết
Sau nhiều năm, "vấn nạn" ùn tắc tại các cửa khẩu tại Lạng Sơn vẫn chưa được giải quyết

6 năm vẫn “dẫm chân tại chỗ”
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Ngày 28/5/2015, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cùng đại diện các Cục, Vụ chức năng của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc cùng lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn về việc triển khai xây dựng Khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.
 
Đại diện tỉnh Lạng Sơn, ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, từ 2009, UBND tỉnh Lạng Sơn đã phê duyệt quy hoạch Khu trung chuyển hàng hóa thuộc 2 xã Thụy Hùng và Phú Xá, huyện Cao Lộc với tổng diện tích trên 143 ha, trong đó hơn 80% diện tích là đồi. Khu này cách thành phố Lạng Sơn 10km, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Cốc Nam 5km, cách cửa khẩu Bảo Lâm 15km, cách cửa khẩu Tân Thanh 16km, cách ga quốc tế Đồng Đăng 2km và cách Chi ma 50km.
 
Năm 2010, tỉnh đã kêu gọi các nhà đầu tư để xây dựng các kế hoạch thành lập Khu trung chuyển hàng hóa và đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Tổng Công ty xây dựng và phát triển đô thị (IDICO) là nhà đầu tư. Tổng Công ty này đã tiến hành giải phóng mặt bằng và bước đầu khởi công, tuy nhiên, do nhiều lí do, một thời gian sau IDICO đã rút khỏi Dự án.
 
Theo Quyết định số 1682/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn (giai đoạn 1), hiện Chủ đầu tư của Dự án là Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn với tổng mức đầu tư là 986 tỷ đồng.
 
Theo thông tin từ lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, trong những năm qua, mật độ hàng hóa đi qua các cửa khẩu Lạng Sơn rất lớn, bình quân 1.200 xe/ngày. Sau khi hoàn thiện và đi vào sử dụng, Khu trung chuyển hàng hóa sẽ giải quyết một cách hiệu quả tình trạng ách tắc hàng hóa như hiện nay, đồng thời giúp thương nhân Trung Quốc có thể trực tiếp sang Việt Nam tìm hiểu, trao đổi thị trường và ngược lại.

Tình trạng ùn tắc cửa khẩu gây ra lãng phí lớn cho doanh nghiệp
Tình trạng ùn tắc cửa khẩu gây ra lãng phí lớn cho doanh nghiệp

Đề xuất xây dựng khu phi thuế quan

Theo ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, với công năng như một Khu trung chuyển hàng hóa, nhưng nếu theo xây dựng dưới hình thức khu phi thuế quan thì sẽ rất thuận lợi. Ưu việt của khu phi thuế quan là có kho, bãi, có khu kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hóa, đặc biệt, hàng hóa đưa vào đó không hạn chế thời gian. Trong khu phi thuế quan cũng có thể tổ chức hội chợ, triển lãm, đóng gói, phân loại, bảo quản hàng hóa, rất thuận tiện.
  
Là người nhiều lần trực tiếp đến làm việc tại các cửa khẩu của Lạng Sơn, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, lượng hàng hóa, nông sản đi qua các cửa khẩu Lạng Sơn rất lớn. Gần 100% dưa hấu và khoảng 2/3 lượng vải xuất khẩu chủ yếu được vận chuyển qua các cửa khẩu của Lạng Sơn.
 
Bà Nga cho biết thêm, Vụ Thị trường trong nước khi tham mưu với Chính phủ sẽ chú trọng đến việc nâng cao năng lực của các cửa khẩu Lạng Sơn, cụ thể là hạ tầng thương mại và logistic. Về ưu điểm của Khu trung chuyển hàng hóa, bà Nga cũng khẳng định đây là khu vực có vai trò không chỉ trong việc giải quyết ách tắc hàng hóa của các nước ASEAN, mà còn là khu vực để đóng gói, bảo quản và đặc biệt là đàm phán giá rất tốt.
 
Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương đều cho rằng, tỉnh Lạng Sơn cần có một Đề án cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ về những cơ chế, chính sách cần hỗ trợ.
 
Theo nhận định của Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, nếu thấy rõ tác dụng của Khu trung chuyển hàng hóa, tỉnh Lạng Sơn nên tính các phương án điều chỉnh Đề án bằng cách giảm bớt quy mô đầu tư, lộ trình, giảm kinh phí, nguồn lực để các nhà đầu tư có thêm cơ hội tham gia.
 

Thị trường bất động sản: Cả nước lên "cơn sốt", Cần Thơ ngồi “ngáp ruồi”!

Gần đây, thị trường bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM đã bắt đầu ấm áp trở lại, thậm chí có dự án còn gây "sốt" thì tại Cần Thơ vẫn trầm lắng, giới địa ốc vẫn ngồi "ngáp ruồi" chờ khách.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên
Đến khu đô thị mới Nam Cần Thơ (quận Cái Răng) có quy mô hơn 3.200ha hay các khu dân cư Ngân Thuận ở quận Bình Thủy, hay khu biệt thự Cồn Khương (Ninh Kiều) rất dễ nhận ra tình trạng ế ẩm của thị trường bất động sản địa phương này. Hiện khu đô thị Nam Cần Thơ có hơn 20 chủ đầu tư thực hiện 30 dự án khu dân cư hiện đại, căn hộ cao cấp, cao ốc văn phòng cho thuê… trên tổng diện tích đất hơn 1.370ha.
Vào thời điểm quý 4 năm 2007, Khu dân cư Thiên Lộc đang trong giai đoạn hoàn thiện 30 căn nhà tái định cư và 60 căn khác thi công được 50% thì mỗi tuần đều phải tăng giá một lần do thời điểm đó người người, nhà nhà đổ xô đầu tư vào nhà đất.
Cỏ mọc, rêu bám qua bao năm nay không bóng dáng người mua

Cỏ mọc, rêu bám qua bao năm nay không bóng dáng người mua
Cỏ mọc, rêu bám qua bao năm nay không bóng dáng người mua
Cỏ mọc, rêu bám qua bao năm nay không bóng dáng người mua
Tuy nhiên những năm gần đây lại vắng vẻ chưa từng thấy. Có những thời điểm ở khu dân cư này một nền nhà dao động từ 580 đến 720 triệu đồng cho một nền nhà khoảng 90m2 thì thời điểm này chỉ 350 đến 400 triệu cũng rất ít người. Có những tòa nhà đã xây sẵn phần thô trở thành những căn nhà bỏ trống cho mèo hoang ở, lau sậy mọc um tùm.
Theo quan sát của phóng viên, không những khu dân cư Thiên Lộc nhiều nhà thô bỏ hoang tại các khu dân cư như Phú An, Nam Long, Long Thịnh, Công ty cổ phẩn Đầu tư Xây dựng số 8… hàng loạt nhà xây thô bỏ trống thời gian dài, đất lô nền thì cỏ mọc um tùm.
Một giám đốc Công ty kinh doanh bất động sản ở khu Nam Cần Thơ buồn rầu nói: Thị trường nhà đất đang ngồi “ngáp ruồi”! Chúng tôi đưa ra hình thức khuyến mãi rất hấp dẫn như tặng nội thất trị giá 50 triệu đồng cho khách hàng mua nhà hoàn thiện, được ngân hàng cho vay 60% giá trị căn nhà trả trong 10 năm với lãi suất thấp nhất, nhưng cả tháng nay cả tháng nay chả có ai hỏi han gì.
Cỏ mọc, rêu bám qua bao năm nay không bóng dáng người mua
Sàn giao dịch bất động sản Mekong Land một thời hoàng kim nay cửa đóng then cài và treo biển cho thuê trụ sở
Được biết, giá nhà đất trong các dự án tại Cần Thơ được điều chỉnh giảm bình quân 10-15% so với năm trước. Lượng sản phẩm bán ra rất lớn từ các chủ đầu tư và những người đầu cơ nhưng vẫn không có đầu ra. Bây giờ chỉ cần 360-400 triệu đồng là có 1 nền đất hoặc 600 triệu đồng đối với căn nhà 1 trệt 1 lầu vừa ý tại các khu dân cư ở khu đô thị Nam Cần Thơ.
Chị Lê Thị Hóa, nhà ở Ninh Kiều Cần Thơ cho biết: Năm 2011 chị mua một nền đất gồm 2 mặt tiền ở đường lớn thuộc khu dân cư Long Thịnh (quận Cái Răng) với giá 450 triệu đồng để làm nhà, nhưng thấy ở khu vực này dân cư ở đang ít nên cách đây một tháng chị rao bán với giá 420 triệu đồng nhưng cả tháng nay chả có ai đến hỏi mua.
Không bóng dáng người qua lại, cỏ cây mọc lên xanh mướt
Không bóng dáng người qua lại, cỏ cây mọc lên xanh mướt
...Làm bãi thả trâu bò
...Làm bãi thả trâu bò
Tương tự chị Hóa là anh Bùi Phi Hưng, nhà ở An Hòa, Ninh Kiều Cần Thơ cho biết: Năm 2010 anh mua hai nền nhà liền kề, ngang 10m, dài 20m ở khu dân cư 568 với giá 1 tỷ đồng, nhưng cả năm nay anh rao bán lại giá 900 triệu đồng vẫn không có ai ngó ngàng.
Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Công ty địa ốc Tín Phát – Nam Cần Thơ, cho biết: Khu đô thị Nam Cần Thơ hiện nay đất nền dự án còn rất nhiều, phần lớn đất này đã có người mua một lần hoặc đã sang tay vài lần, chủ yếu là mua để đầu tư. Sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến nay, phần lớn người mua đất khu đô thị này bị lỗ do giá nhà đất liên tục sụt giảm, phải chịu thêm lãi suất ngân hàng... Trong hàng chục dự án tiêu biểu ở khu đô thị Nam Cần Thơ, hiện nay chỉ có một vài dự án có khách hàng đến giao dịch, các dự án còn lại gần như đóng băng.
Hàng ngàn căn nhà xây thô đang bị bỏ hoang ở các khu Đô thị của nam Cần Thơ
Hàng ngàn căn nhà xây thô đang bị bỏ hoang ở các khu Đô thị của nam Cần Thơ
Hàng ngàn căn nhà xây thô đang bị bỏ hoang ở các khu Đô thị của nam Cần Thơ
Hàng ngàn căn nhà xây thô đang bị bỏ hoang ở các khu Đô thị của nam Cần Thơ
Mới đây Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, bà Võ Thị Hồng Ánh cho biết, khu hành chính của TP Cần Thơ sẽ “dời đô” về khu Nam Cần Thơ trong thời gian tới nhằm kích cầu khu này. Chuyện “dời đô” này, theo các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là một thông tin tác động tích cực đến thị trường nhà đất. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng trung tâm hành chính hiện đại cần phải đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị khu Nam để tạo nên sự phát triển đồng bộ khu đô thị mới này. Có như thế thì các dự án khu dân cư khu Nam mới phát huy tác dụng và thị trường BĐS sẽ  hưởng  lợi từ việc "dời đô" này.

"Dọn đường" cho vải thiều

Để tránh phụ thuộc xuất khẩu quá lớn vào một thị trường, các bộ, ngành và địa phương đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, đặc biệt là đưa quả vải sang các thị trường khó tính. 

Lô vải thiều Lục Ngạn đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ. Ảnh: TTXVN
Lô vải thiều Lục Ngạn đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ. Ảnh: TTXVN
 
Giống như dưa hấu và hành tím, vải thiều cũng được coi là loại nông sản có tính thời vụ cao với thời gian thu hoạch rộ hơn một tháng. Để chủ động trong tiêu thụ vải thiều, tránh phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu tiểu ngạch sang một thị trường, việc “dọn đường” đưa vải thiều tới tay người tiêu dùng cả nước, cũng như xuất khẩu ra các nước trong khu vực, đặc biệt thị trường mới như Mỹ, Australia… đã được các bộ, ngành và địa phương vào cuộc khá sớm.
 
Chỉ tính riêng hai địa phương trọng điểm trồng vải của cả nước là Bắc Giang và Hải Dương, vụ vải thiều năm 2015, tổng sản lượng ước đạt trên 200.000 tấn quả tươi. Ngoài ra, còn một sản lượng nhỏ ở Hưng Yên, Hà Nội và một số tỉnh lân cận... Thời gian thu hoạch vải thiều chính vụ dự kiến từ ngày 1/6 đến 20/7. 

Với loại quả mang tính thời vụ cao, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ không còn chỉ là sự quan tâm, lo lắng của nông dân, địa phương mà ngay cả các bộ, ngành cũng đã vào cuộc. Nhìn lại năm 2014, trước tình hình tiêu thụ quả vải gặp nhiều khó khăn, các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội đã đẩy mạnh nhiều hoạt động kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ quả vải trên thị trường trong nước, đặc biệt tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Nhờ mở kênh tiêu thụ trong nước, nhất là đưa vào khu vực phía Nam nên việc tiêu thụ vải thiều diễn ra thuận lợi và thành công. 

Vụ vải năm nay, phía Nam tiếp tục được đánh giá sẽ là thị trường tiêu thụ nội địa quan trọng, chiếm khoảng 43% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa. Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, thị trường miền Nam đang còn khá lạ lẫm với vải thiều, đây là tiềm năng to lớn cần khai thác triệt để. 

Để kết nối tốt với người tiêu dùng nơi đây, các siêu thị lớn như Metro, Coop.Mark, Hapro, Big C cũng đã vào cuộc để cùng hỗ trợ nông dân tiêu thụ vải thiều. Các đơn vị khẳng định họ sẵn sàng tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn theo tiêu chuẩn VietGAP vào hệ thống phân phối bán lẻ của mình. Dự báo, thị trường nội địa sẽ tiêu thụ khoảng 60%, tương ứng khoảng 120.000 tấn và chủ yếu là quả tươi. 

Với kênh xuất khẩu, thị trường truyền thống và lớn nhất vẫn là Trung Quốc, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả; trong đó khoảng 90% tổng sản lượng vải xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu thực hiện qua con đường tiểu ngạch nên việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, rủi ro bất thường. Do vậy, trước khi mùa vải này vào vụ, tỉnh Bắc Giang đã chủ động làm việc với tỉnh Lào Cai, chính quyền nhân dân huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) bàn biện pháp tiêu thụ vải thiều năm 2015 sao cho được trơn tru nhất. 

Để tránh phụ thuộc xuất khẩu quá lớn vào một thị trường, các bộ, ngành và địa phương đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, đặc biệt là đưa quả vải sang các thị trường khó tính. Năm nay, vải thiều ngoài được xuất sang các thị trường Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... đặc biệt có thêm Mỹ, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam không kỳ vọng sẽ xuất khẩu được với khối lượng lớn mà kỳ vọng trước hết là phải xuất khẩu được và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Mỹ và Australia. Đây là bước đột phá quan trọng và khẳng định rằng với các giải pháp về mặt kỹ thuật của Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhà nhập khẩu. Khi xuất khẩu và đáp ứng được các yêu cầu của hai thị trường khó tính này, thì việc xuất khẩu và đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch thực vật của các thị trường khác cũng dễ dàng hơn. 

Nhằm đáp ứng tốt cho thị trường xuất khẩu, diện tích vải thiều được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bắc Giang đã mở rộng lên 12.000 ha, với sản lượng ước tính gần 80.000 tấn và có khoảng 100 ha sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP phục vụ xuất khẩu vào thị trường khó tính. Hải Dương cũng đã có 25 mô hình sản xuất vải thiều theo chương trình VietGAP với 229 ha, sản lượng được cấp chứng chỉ này khoảng 1.500 tấn. Gần 19 ha được cấp mã số vùng trồng đủ tiêu chuẩn đi Mỹ. 

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, Việt Nam vẫn phải rất vất vả trong tiêu thụ vải cũng như hoa quả nói chung mỗi khi vào vụ, bởi công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn kém. Theo ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, tiêu thụ nông sản bền vững thì bảo quản là vấn đề lớn nhất, công nghệ sau thu hoạch là rất quan trọng. Tổn thất sau thu hoạch vẫn khoảng từ 25-30% và nếu tiết kiệm được 25% này thì cũng không cần Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) giảm 20% giá cước vận tải cho mặt hàng vải thiều xuất sang thị trường Pháp, mà vẫn giảm được chi phí, đặc biệt là kéo dài được thời gian tiêu thụ. Do vậy, cần có đầu tư thích đáng với chính sách cụ thể cho công nghệ sau thu hoạch, từ đó phương thức vận tải sẽ khác, chi phí vận tải sẽ khác, ông Trương Quang Hoài Nam nhấn mạnh. 

Không chỉ với vải, với hầu hết các loại hoa quả khác, bà Dương Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cũng thừa nhận, năng lực sơ chế, bảo quản vẫn còn kém; chưa hình thành được hệ thống sơ chế, xử lý, đóng gói và bảo quản, đồng thời chưa hình thành được mối quan hệ liên hoàn giữa sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ rau quả trên thị trường. 

Muốn phát triển mối quan hệ liên hoàn này, ông Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, cần đặt các nhà chế biến, đơn vị lưu thông rau quả là một mắt xích trong hệ thống chuỗi sản xuất và dành cho họ những ưu tiên trong sản xuất như giảm chi phí lưu thông, miễn giảm thuế… để họ có thể tiêu thụ tốt hơn cho nông dân. 

Xét trên tầm vĩ mô, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương cần phối hợp thông tin chặt chẽ, hiệu quả trong việc rà soát, xây dựng quy hoạch, điều tiết và quản lý sản xuất, tiêu thụ rau quả. Từ đó, mở rộng sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong nước cũng như thị trường nước ngoài, nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy chế biến.
Theo Bích Hồng 
TTXVN

Tiếp sau Trung Quốc: Việt Nam công xưởng hay bãi thải toàn cầu?

Trở thành công xưởng của thế giới, thoạt nghe thì khấp khởi mừng vui, nhưng nhìn vào thực tế thì thấy rằng, nguy cơ chúng ta chỉ gia công thuần túy và trở thành công xưởng của thế giới theo nghĩa hẹp là khó tránh khỏi.

Đáng lo hơn vui mừng
Tại Hội nghị Đầu tư Invest ASEAN 2015 mới đây, nhiều nhận định rằng, với dân số trẻ, chi phí lao động rẻ cùng lợi thế về vị trí địa lý, Việt Nam sẽ thay Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới trong thời gian tới.
Các phân tích cho thấy, tại Trung Quốc thời gian qua giá nhân công, chi phí thuê mặt bằng,... tăng cao, dẫn đến lợi nhuận của các nhà đầu tư giảm mạnh. Nếu trước đây, lợi nhuận của các DN đầu tư tại khu vực miền Nam Trung Quốc ở mức 25% thì nay giảm xuống chỉ còn 5%. Điều này khiến cho nhà đầu tư tìm hướng chuyển nhà máy đến các khu vực mới có chi phí thấp hơn.
Việt Nam hiện có lợi thế lớn là chi phí nhân công khá thấp, chỉ bằng một nửa so với khu vực phía nam Trung Quốc, cùng với bờ biển dài, rất dễ dàng cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm chi phí vận tải trong nội địa.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, đang đàm phán để gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành vào cuối năm 2015,... Điều này sẽ giúp thu hút nhiều DN nước ngoài bỏ vốn đầu tư để xuất khẩu hàng hóa nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan.
Việt Nam sẽ thay Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới.
Việt Nam sẽ thay Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới.
Trong khi nhiều ý kiến đang khấp khởi mừng vui, thì cũng có không ít quan ngại khi Việt Nam cứ "vô tư" trở thành công xưởng của thế giới với những gì hiện có. Ông Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, nếu hiểu theo nghĩa công xưởng với những công nghệ thấp, thì điều này rõ ràng là đáng lo ngại, thậm chí là mối nguy hại cho nền kinh tế, bởi trước sau cũng sẽ trở thành bãi thải công nghệ.
Trở thành "công xưởng" là phải đón nhận sự chuyển dịch của các ngành sản xuất công nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng lớn và thực hiện sản phẩm ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, mới là điều đáng mừng, ông Giám nói.
Nguy cơ chỉ gia công thuần túy
Tuy nhiên, các phân tích cho thấy, ngoài nhân công giá rẻ và vị trí địa lý thuận lợi thì Việt Nam không có nhiều lợi thế. Muốn đón làn sóng đầu tư của các ngành công nghệ cao, phải có công nghiệp hỗ trợ phát triển. Hiện nay hạ tầng của ngành công nghiệp này quá yếu kém. Với các ngành như ôtô và điện tử, để phát triển cần có lực lượng đông đảo các nhà cung cấp linh kiện, nhưng đến nay hầu như chưa có gì.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao cũng rất thiếu. Tìm trong các trường học, trung tâm đào tạo tại Việt Nam, gần như không thể. Tự đào tạo thì nhiều DN thiếu kinh phí, thiết bị,... Ngay cả khi DN muốn đào tạo thì cũng ít thành công, bởi người lao động Việt Nam hay vì lợi ích thiển cận mà cản trở việc nâng cao tay nghề.
Ngoài nhân công giá rẻ và vị trí địa lý thuận lợi thì Việt Nam không có nhiều lợi thế.
Ngoài nhân công giá rẻ và vị trí địa lý thuận lợi thì Việt Nam không có nhiều lợi thế.
Chẳng hạn, các DN Nhật Bản phàn nàn rằng nhiều lao động sau khi được đào tạo, nắm bắt được một chút về kỹ thuật đã vội rời bỏ công ty để tìm kiếm việc làm mới với mức lương cao hơn.
Trên thực tế, thời gian qua đã có một ngành công nghệ cao chuyển dịch sang Việt Nam rất mạnh mẽ, đó là điện tử. Cụ thể, Tập đoàn Samsung đã biến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu với số vốn đầu tư lớn, tới cả chục tỷ USD. Cùng với Samsung, còn hàng loạt các tập đoàn điện tử tên tuổi hàng đầu thế giới khác như Nokia, Sony. Canon, LG cũng đang đầu tư lớn vào Việt Nam.
Tuy nhiên, các tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam chủ yếu để tận dụng nhân công rẻ và những ưu đãi lớn về thuế, hạ tầng. Samsung cho biết trong số 90 DN vệ tinh đang cung cấp linh kiện, phụ kiện, tỷ lệ DN Việt Nam chỉ dưới 10%, đặc biệt lại chủ yếu cung ứng in ấn và bao bì, với giá trị gia tăng thấp nhất, không tiếp thu được công nghệ cao, không có sức lan tỏa tới nền kinh tế.
Theo ông Dương Đình Giám, với 5 tầng công nghệ, hiện chúng ta chỉ có thể tiếp nhận được 3 tầng, chủ yếu là những công nghệ thấp và trung bình, còn 2 tầng trên, là tầng công nghệ tiến tiến và công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn thì lại không tiếp nhận được, nên nhà đầu tư sẽ chuyển sang nước khác.
Quan sát từ chuyên gia của các tập đoàn tư vấn đầu tư quốc tế cho thấy, đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, đồ nội thất từ Trung Quốc sang Việt Nam mà không thấy sự chuyển dịch của các ngành công nghiệp công nghệ cao.
Đơn cử như dệt may, thì vẫn ở khâu cuối cùng là may, không đòi hỏi công nghệ cao, giá trị gia tăng thấp. Và nếu điều này cứ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, thì nguy cơ chỉ gia công thuần túy và trở thành công xưởng của thế giới theo nghĩa hẹp là hoàn toàn khó tránh khỏi.
Các chuyên gia nhận định, nếu trở thành công xưởng của thế giới chỉ với vị trí địa lý thuận lợi, nhân công giá rẻ, trong khi kiểm soát môi trường không gắt gao, sử dụng tài nguyên lãng phí là điều rất đáng quan ngại.
Theo Trần Thủy
VietnamNet

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Quả thanh mai gây sốt: Từ Trung Quốc tràn sang thôi...

Người dân Hà Nội đang "sốt" với quả thanh mai có xuất xứ từ Lào Cai, Quảng Ninh...nhưng các sở NN&PTNT cho rằng thanh mai từ TQ về.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Quả thanh mai (dâu rừng) có vị ngọt ngọt, chua chua dễ chịu, hiện đang hút khách ở Hà Nội.
Những người bán Thanh mai nói quả này có xuất xứ từ Lào Cai, Quảng Ninh, là một thứ quả rừng, chỉ có vào mùa hè. Khi mới xuất hiện ở Thủ đô, rất nhiều người tò mò với thứ quả tròn đỏ như mận hậu, có gai như quả mâm xôi. Ở Trung Quốc, quả có tên là dương mai do có màu hồng đỏ.
Quả thanh mai về phố từ khoảng đầu tháng 4. Đầu mùa, giá thanh mai khoảng 75.000 đồng/kg. Hiện tại, đang là cuối mùa, giá bán dao động trong khoảng từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/kg do có nhiều người hỏi mua loại quả này.
 
Nhiều người cho rằng thanh mai được trồng phổ biến trên đồi tại một số vùng phía bắc, thu hoạch vào khoảng tháng 3 đến tháng 5. Thanh mai xuất phát từ cây mọc tự nhiên trong rừng, với giá thu mua khoảng 20.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do quả lạ, thời gian thu hoạch ngắn và khó bảo quản dài nên cả thương lái và người bán rong đều hét giá lên cao.
Chiều ngày 29/5, PV đã trao đổi về xuất xứ loại quả này với ông Đức - Phó Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Quảng Ninh, ông Đức cho biết: "Loại quả này chỉ có ở Vân Đồn, không rõ mùa vụ thế nào vì quả này cũng không nhiều, chỉ có ít ở đấy thôi. Nhưng mùa này thì thu hoạch hết rồi! 
Còn nghi vấn loại quả này từ Trung Quốc sang thì chưa thấy xuất hiện trường hợp nào cả. Quả này ăn vào mát lắm và dùng làm siro đấy".
 Những xe hàng rong bán thanh mai khá nhiều trên phố.
Những xe hàng rong bán thanh mai khá nhiều trên phố.
Cùng ngày, trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn -Giám đốc Sở NN &PTNT tỉnh Lào Cai, ông Tuấn không biết loại quả này, chưa biết quả đấy như thế nào?
Ông Tuấn khẳng định Lào Cai không trồng loại quả đấy. "Nếu trồng thì tôi đã biết. Loại quả đó là từ Trung Quốc về thôi.
Còn việc họ có ướp thuốc để bảo quản hay không thì chưa thể biết được, nhưng Trung Quốc họ nhiều mánh khóe lắm, chưa thể biết được nên tốt nhất mình không rõ nguồn gốc thì không nên dùng. Theo tôi, nênkhuyến cáo thế" - ông Tuấn chia sẻ.
Vị Giám đốc này nói tiếp: Với loại quả này cứ người này đồn người kia, chưa chắc có ăn được không. Nguy hại ở chỗ, mếu có chất bảo quản, không phải phản ứng ngay mà ngấm vào máu sau phát thành bệnh mới biết. An toàn thực phẩm là rất quan trọng.
 
Theo Thanh Thanh
Đất Việt

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons