Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Gà ngoại rẻ bất thường: Tính ra gà lông chỉ còn 10.000 đồng/kg

Bên cạnh giá cả, ví trí người mua bất động sản hiện nay đang có xu hướng quan tâm nhiều tới chất lượng xây dựng của công trình.

Người mua đang trở nên cẩn trọng hơn

“Từ đầu năm đến nay, dù mua để ở hay đầu tư thì các dự án được đầu tư xây dựng chất lượng và được phát triển bởi các đơn vị có tên tuổi vẫn có sức hấp dẫn với người mua hơn hết”, anh Cường – một nhân viên môi giới lâu năm cho biết.

Cũng theo anh Cường, sau một thời gian đi vào thực tế hoạt động, nhiều dự án bất động sản đã bộc lộ các điểm yếu về mặt chất lượng. Do đó, mặc dù thị trường đã có nhiều dấu hiệu tích cực từ đầu năm đến nay nhưng người mua nhà, đặc biệt là người mua thuộc phân khúc cao cấp,vẫn ngày một cẩn trọng hơn. Khi tham quan một dự án, họ đặt yếu tố chất lượng ngang bằng hoặc lên trên yếu tố giá cả, kiến trúc và vị trí. Nhiều khách hàng, thậm chí, còn nhờ người quen làm trong ngành xây dựng đi cùng để đánh giá chất lượng công trình.

“Để mua được căn nhà có chất lượng tốt. Với mỗi dự án mình quan tâm tôi luôn tự mình đến xem xét cũng như trò chuyện cùng những người mua tại nhiều dự án khác nhau để có quyết định đúng nhất” chị Lan Hương một khách hàng đang tham quan các dự án tại Nam Sài Gòn cho biết.
Trong ấn tượng của chị Hương, mặc dù trải dài hơn 300m trên mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ nhưng Galleria không hề giống như những con phố mặt tiền khác. Cảm giác đâu tiên khi bước vào đây chính là sự tĩnh lặng, không hề bị ảnh hưởng bởi độ rung hay tiếng ồn. “Có được điều này là nhờ vào hệ thống cọc móng hơn 2,000 cái, bệ móng bê tông 1.15m cao hơn mặt đường và sử dụng hệ thống cáp căng cường lực tạo nên chất lượng vững chắc cho ngôi nhà” ông Hồ Hữu Xuyên – Phó Tổng giám đốc phụ trách xây dựng Tập đoàn Kiến Á cho biết.

Cũng như chị Hương, anh Nguyên – một nhà đầu tư từ Hà Nội – cũng rất coi trọng chất lượng của công trình. “Công trình phải chắc chắn thì giá trị của bất động sản được đầu tư mới bền vững. Galleria được phát triển bởi Kiến Á - đơn vị tôi đã rất có thiện cảm qua sự án Imperia, được xây bởi Cocaco - công ty xây dựng rất uy tín trong ngành…”.
Vị trí tiềm năng, giá cạnh tranh
Bên cạnh chất lượng xây dựng thì lợi thế được bao quanh bởi nhiều tiện ích và dịch vụ cao cấp cũng là một trong những điểm thu hút của Galleria. “Từ đây tôi chỉ mất khoảng 5-10 phút để đến các tiện ích liền kề như bệnh viện (FV, Tâm Đức…), trường học ( RMIT, Đinh Thiện Lý…), Trung tâm thương mại (Cresent Mall, Vivo City…), mất khoảng 5 phút để đến Phú Mỹ Hưng, mất 20 phút để đến quận 1 rất tiện lợi”, chị Hương vui vẻ nói.
Sở hữu nhiều thế mạnh như vậy nhưng giá của Galleria hiện nay rất canh tranh chỉ từ 11,25 tỷ/căn cho diện tích sử dụng từ 620m2. Chưa kể giá trị của Galleria sẽ còn gia tăng trong tương lại nhờ vào vị trí tiềm năng. Phía sau Galleria sẽ là Phú Mỹ Hưng Giai đoạn 2 (92ha), đối diện sẽ là GS Xi Metro City ( 350ha) được đầu tư bởi Lotte, hai đầu là khu Dragon City (65ha) được đầu tư bởi Phú Long đã và đang được triển khai…

Anh Nguyên cho biết, hiện tại anh định cho thuê lại tầng trệt, lửng và hầm riêng rộng lớn của Galleria có diện tích hơn 400m2 lợi nhuận thu về vào khoảng hơn 400 triệu/năm. Còn tầng 1 và 2 anh dành để ở khi nào Sài Gòn công tác. “Các khách hàng đến Galleria rất thích cáchchúng tôi tạo nên một khu phố vừa ở kết hợp thương mại theo mô hình sang trọng, an ninh 24/24 và văn minh. Đây sẽ là lựa chọn phù hợp nếu muốn mở một gallery nghệ thuật, một showroom hoặc một văn phòng công ty”, bà Huỳnh Bá Kim Thảo, Giám đốc kinh doanh tiếp thị dự án Galleria cho biết.
Theo Kiến Á, vào ngày 8-9/08/2015 tại khách sạn Metropole (Hà Nội), đơn vị này sẽ tổ chức event mở bán chính thức Galleria tại Hà Nội.


Mỗi ngày, người Việt chi hơn 340 tỷ đồng nhập khẩu ô tô

7 tháng đầu năm, cả nước nhập siêu 3,4 tỷ USD, bằng 3,68% giá trị nhập xuất khẩu. Đáng chú ý, nhập khẩu ô tô đạt 3,4 tỷ USD, tăng 87,8% cùng kỳ, chiếm 3,6% giá trị nhập khẩu. Tính ra, trung bình mỗi ngày người Việt bỏ ra 340 tỷ đồng để nhập khẩu ô tô

Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu tình hình kinh tế xã hội 7 tháng đầu năm 2015, theo đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2015 đạt 14,5 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2015 đạt 14,8 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, riêng tháng 7/2015, thâm hụt thương mại đạt 300 triệu USD.
fica-9881424649955-3094b
Nhập khẩu xe 7 tháng đầu năm tăng đột biến, đạt gần 90% so với cùng kỳ năm trước
Tính chung 7 tháng đầu năm 2015, kim ngạch hàng hóa XK ước tính đạt 92,26 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2014.  Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 95,6 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Thâm hụt cán cân thương mại đạt 3,4 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm.
Về mặt hàng nhập khẩu, đứng đầu là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 16,6 tỷ USD, tăng 35,1%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 34,5%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 6,1 tỷ USD, tăng 35% sắt thép đạt 4,7 tỷ USD, tăng 15,1%.
Tuy nhiên, tốc độ gia tăng giá trị nhập khẩu nhanh nhất là nhập khẩu ô tô với 87,9%, đạt 3,4 tỷ USD. Trung bình mỗi tháng, người Việt chi hơn 10.200 tỷ đồng nhập khẩu ô tô, tương đương mỗi ngày chi 340 tỷ đồng để nhập ô tô.
Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Ước tính, trong 7 tháng qua, Việt Nam nhập khoảng 28,8 tỷ USD hàng hoá từ Trung Quốc, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Hàn Quốc 16,2 tỷ USD, tăng 31,7%; ASEAN 14,1 tỷ USD, tăng 5,3%; Nhật Bản 8,5 tỷ USD, tăng 23,9%; EU 5,3 tỷ USD, tăng 6,6%; Hoa Kỳ 4,4 tỷ USD, tăng 20%.
Hoa kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam với  kim ngạch ước tính đạt 18,9 tỷ USD; tiếp đến là EU đạt 17,8 tỷ USD, tăng 13,2%. Đây tiếp tục là hai thị trường Việt Nam có thặng dư thương mại. Các thị trường khác  Việt Nam vẫn tiếp tục nhập siêu lớn như Trung Quốc, Việt Nam nhập siêu 19.5 tỷ USD, Hàn Quốc 12 tỷ USD, ASEAN là gần 4 tỷ USD và Nhật Bản là 600 triệu USD.



Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm: Chưa hẳn "màu hồng"

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm phục hồi nhưng vẫn còn nhiều dấu hiệu không thực sự bền vững như xuất khẩu tăng chậm, dòng vốn FDI không hấp thụ được, năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn không cao...


kinh-te-e8b94
Bản thân nền kinh tế Việt Nam đang có vấn đề khi xuất khẩu chậm, FDI vào Việt Nam nhưng không hấp thụ được, năng suất lao động thấp.
Báo cáo công bố tại hội thảo kinh tế vĩ mô do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy, nền kinh tế đang trong đà đi lên và có sự phục hồi rõ nét với tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng đầu năm đạt 6,28%.
Theo ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, dự báo quý III/2015, tăng trưởng GDP sẽ đạt mức 6,42% và cả năm nhiều khả năng sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra (6,2%). Lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục được kiểm soát dưới 5% và tỷ trọng vốn đầu tư/GDP duy trì 30-32%.
Dù có nhiều tín hiệu khả quan, TS Lê Đình Ân - nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế, xã hội Quốc gia vẫn cho rằng, kinh tế Việt Nam 6 tháng đã phục hồi nhưng vẫn chỉ ở mức khá và chưa hoàn toàn rõ nét.
“Tôi phân vẫn mãi về sự ổn địn của lạm phát. Quý I lạm phát giảm do tổng cầu không tăng, quý II tổng cầu tăng nhưng cung tăng ít hơn cầu kéo theo lạm phát vẫn thấp. Cần phải đánh giá kỹ hơn vấn đề cung bởi nguồn cung ngầm lại tăng đột biến như hoa quả nhập nhiều từ Trung Quốc, thịt gà nhập của Mỹ tăng… Điều này làm cho cầu tăng không kiểm soát được, khiến người tiêu dùng có lợi nhưng nền kinh tế có vấn đề khi doanh nghiệp không bán được hàng, giá cả đầu vào cao”, ông Ân nói.
Đánh giá tổng thể, ông Đỗ Tú Anh, Trưởng ban nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của CIEM cho rằng, nếu đi sâu vào các con số sẽ thấy bản thân nền kinh tế Việt Nam đang có vấn đề khi xuất khẩu chậm, FDI vào Việt Nam nhưng không hấp thụ được, năng suất lao động thấp.
Còn theo TS Lê Đăng Doanh thì nền kinh tế còn tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên và khu vực FDI trong khi cải cách diễn ra rất chậm chạp, cổ phần hoá không được bao nhiêu.
TS Nguyễn Đình Cung cũng thừa nhận, nền kinh tế đang tồn tại nghịch lý với tăng trưởng GDP đang tăng lên từ mức đáy nhưng tiềm năng tăng trưởng lại đang đi xuống. Năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn lực cũng như năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cũng còn nhiều vấn đề tồn tại
"Có một cái gì đó đang là nghịch lý trong việc đầu tư sử dụng vốn ở Việt Nam. Lẽ thường, vốn chảy sang nơi có hiệu quả sử dụng cao hơn, nhưng nước ta lại đang có xu hướng ngược lại. Vấn đề ở đây là chúng ta đang vay thị trường để về phân bổ hành chính”, ông Cung nói.
Ông Cung cũng cho rằng, bên cạnh việc “thích” đổ vốn vào những ngành kém hiệu quả, dòng vốn ở Việt Nam thường đổ vào những ngành có năng suất lao động thấp, thậm chí âm như ngân hàng, tài chính, bất động sản… Trong khi đó, năng suất lao động tăng chủ yếu do phân bổ lại, cơ cấu lại nguồn lực còn bản thân người lao động không có gì thay đổi.



Dân buôn Hà Nội gom rau bán về Quảng Ninh lãi đậm

Rau cải 2.5000 đồng/mớ, muống 4.000 đồng/mớ… chở qua đây em mua hết. Theo nhiều tiểu thương, họ đang tranh thủ gom các loại rau củ quả ở chợ Hà Nội để đem xuống Quảng Ninh bán bởi rau củ quả ở đó đang trong tình trạng cháy hàng.

Đua nhau gom rau xuống Quảng Ninh bán
11 giờ trưa có mặt tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn thấy có một số tiểu thương đến hỏi mua cả xe rau, loại nào cũng hỏi mua buôn, hàng có bao nhiêu mua hết bây nhiêu khiến nhiều người cảm thấy lạ vì trước nay ở chợ này không có tình trạng gom hàng như vậy.
Cô Bùi Thị Thoa ở Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) ngạc nhiên bởi hôm nay mới chở xe rau đến đầu chợ Đại Từ để bán như thường ngày mà đã có người đến hỏi mua buôn hết luôn cả xe.
“Bình thường ngày nào tôi cũng bán rau ngoài chợ, cứ mỗi ngày ra ruộng cắt khoảng 40-50 mớ rau muống để bán lẻ. Song, hôm nay có người đến hỏi mua buôn với giá 4.000 đồng/mớ, gần bằng với giá bán lẻ mọi ngày mà tôi thấy lạ quá”, cô Thoa nói.
Quảng Ninh, Hà Nội, tiểu thương, gom rau, bán, ngập lụt, cháy hàng, khan hiếm rau xanh Quảng-Ninh, Hà-Nội, tiểu-thương, gom-rau, bán, ngập-lụt, cháy-hàng, khan-hiếm-rau-xanh
Tiểu thương ồ ạt buôn rau từ Hà Nội xuống Quảng Ninh bán
Ông Tuân (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, hơn 70 mớ rau cải canh của ông đã được một người gom mua hết luôn mà không phải đứng bán lẻ như ngày thường, thậm chí họ còn xin cả số điện thoại để tiện tìm gọi đặt mua thêm rau.
“Tôi thấy lạ, hỏi sao mà mua nhiều thế thì họ bảo mua để đem xuống Quảng Ninh bán vì dưới đó ngập nặng. rau chết hết, dân đang không có rau ăn”, ông Tuân cho hay.
Theo tìm hiểu của PV, hiện tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội như: Đồng Xa, Cổ Nhuế, Đại Từ, Dịch Vọng đang có khá nhiều đầu mối gom rau để chở xuống Quảng Ninh bán với các mặt hàng chủ yếu: rau muống, bắp cải, cải các loại và các loại củ quả…
Quảng Ninh, Hà Nội, tiểu thương, gom rau, bán, ngập lụt, cháy hàng, khan hiếm rau xanh Quảng-Ninh, Hà-Nội, tiểu-thương, gom-rau, bán, ngập-lụt, cháy-hàng, khan-hiếm-rau-xanh
Theo một số mối gom rau ở Hà Nội để đánh xuống Quảng Ninh bán, mỗi ngày họ kiếm được vài triệu đồng
Tiểu thương tại chợ đầu mối Dịch Vọng cũng cho biết, sáng sớm nay có rất nhiều người lạ, không phải mối quen hỏi mua buôn các loại rau. “Tôi hỏi lấy bán ở đâu mà nhiều thế thì họ nói buôn xuống Quảng Ninh để bán”, chị Nga tiểu thương chuyên bán rau tại chợ đầu mối Dịch Vọng nói.
Thừa nhận chuyện trên, chị Lê Thị Nhung đang gom mua rau tại chợ Đồng Xa cho biết, ở Quảng Ninh đang ngập nặng, nguồn cung rau thiếu nghiêm trọng, rau xanh lúc nào cũng trong tình trạng cháy hàng, giá cả tăng chóng mặt nên chị tranh thủ gom mua mấy loại rau cơ bản ở chợ này để đem xuống đó đổ buôn cho các mối.
Chị Nhung cũng cho hay, hiện có rất nhiều người đang gom mua rau tại các chợ Hà Nội để chở xuống Quảng Ninh bán kiếm lời như chị.
Dân buôn kiếm vài trệu đồng/ngày
Chớp thời cơ, chị Nguyễn Thị Tú, một mối gom rau tại chợ Đại Từ cho biết, từ sáng tới giờ chị đã gom được một xe rau cho chồng chị chở xuống Quảng Ninh bán buôn cho các mối, giờ chị tiếp tục gom mua rau củ quả để chiều tối nay có hàng đánh xuống đó bán buôn.
Theo lời chị Tú, ngày thường xe ôtô tải nhỏ nhà chị lấy buôn dưa hấu và dưa lưới vàng tại chợ đầu mối và đứng bán ở đường vành đai 3, nhưng từ hôm qua tới nay, chị biết được ở Quảng Ninh ngập nặng, rau xanh ở đó cực kỳ đắt đỏ, nhiều người dân còn không mua được rau mà ăn nên chị nảy ra ý định lấy rau ở Hà Nội đem xuống Quảng Ninh bán.
“Mới đánh được một chuyến rau vào sáng sớm nay, giờ chồng tôi lại đang đánh xe về để chiều chở tiếp số rau này xuống đó”, chị Tú chia sẻ.
Cũng theo lời chị Tú, chuyến đầu tiên nhà chị chở cả tấn rau xuống đó bán (bao gồm đủ các loại từ rau muống, cà chua, bắp cải, bầu, bí…) mà các mối cùng người dân tranh nhau đến mua, xuống tới nơi mới đứng có hơn 1 giờ đồng hồ đã bán hết sạch bởi ở dưới Quảng Ninh, nhất là những vùng bị ngập, giá rau xanh hiện đắt như giá thịt cá tại Hà Nội, người dân cứ thấy chỗ nào bán rau là mua, không quan tâm giá đắt rẻ.
“Chuyến đầu vợ chồng tôi lấy có vài loại rau cơ bán xuống đó đổ buôn cho các mối mà cũng kiếm được hơn 3 triệu đồng khi đã trừ hết chi phí, hy vọng chuyến chiều tối nay chở xuống đó bán cũng kiếm được khoản tương đương”, chị Tú cho hay.
Anh Nguyễn Văn Trúc đang gom rau tại chợ Đồng Xa (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho hay, anh đang tranh thủ mua buôn rau tại chợ này để gửi nhà xe đem xuống Quảng Ninh bán.
Anh Trúc chia sẻ, vợ chồng anh quê ở Quảng Ninh, ngày thường lên Hà Nội đi bán hoa quả dạo trên đường Hồ Tùng Mậu. Song, từ chiều qua thì cả hai vợ chồng anh đều nghỉ bán hoa quả để chuyển sang buôn rau.
“Chiều qua tôi mua buôn được mấy trăm bó rau muống và gần tạ rau bắp cải rồi chở ra bến xe khách gửi luôn, đồng thời cũng cho vợ về quê để vừa bán buôn vừa bán lẻ, còn tôi thì ở đây gom hàng tiếp”, anh nói.
Theo anh Trúc, những người có xe ôtô, họ mua hàng tấn rau rồi đánh thẳng về Quảng Ninh bán, mỗi chuyến như thế cũng kiếm được vài triệu. Còn nhà anh, chuyển về được ít nên ngày chỉ được 1-1,5 triệu đồng sau khi đã trừ hết chi phí.



Gà ngoại rẻ bất thường: Tính ra gà lông chỉ còn 10.000 đồng/kg

Với giá này nếu trừ các chi phí như cấp đông, phí vận chuyển và phần lợi nhuận của nhà bán lẻ thì giá gà lông chỉ còn ở mức khoảng dưới 10.000 đồng/kg. Như vậy, thực giá của 1 con gà nhập ngoại chưa bằng 1kg thức ăn chăn nuôi.

Thịt gà ngoại ồ ạt “đổ bộ”
giaga-0aa2b
Giá thịt gà được bán tại Mỹ được Hiệp hội chăn nuôi cung cấp không hề rẻ trong khi nhập vào Việt Nam thì giá bán "siêu bèo"
Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, trong 2 năm trở lại đây, sản lượng thịt đông lạnh từ các nước, đặc biệt là từ nước Mỹ được nhập vào Việt Nam ngày càng tăng. Nếu như năm 2014, Việt Nam nhập 80.000 tấn thịt đông lạnh, thì trong 6 tháng đầu năm nay, chúng ta đã nhập xấp xỉ 50.000 tấn, tăng 20% so với cùng kì. Điều này khiến ngành chăn nuôi gà của Việt Nam đang ngày càng yếu thế trước “làn sóng” thịt nhập khẩu. Lượng thịt gà ngoại nhập với số lượng tăng dần và mức giá giảm dần khiến người nuôi gà trong nước đối mặt với nguy cơ phá sản.
Để “cứu” thị trường thịt gà trong nước, Hiệp Hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ và Hiệp Hội chăn nuôi Đồng Nai đã cùng kí văn bản đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan xem xét, điều tra việc có hay không tình trạng bán phá giá sản phẩm thịt gà Mỹ tại Việt Nam để thâu tóm thị trường. Đồng thời, làm rõ về nguồn gốc, chất lượng của các mặt hàng thịt nhập khẩu vào Việt Nam.
Ông Lê Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ khẳng định, vừa qua Hiệp hội đã cử người sang Mỹ nắm giá gà tại thị trường này, kết quả cho thấy giá gà ở đây không hề rẻ. Giá một con gà nguyên con bán tại Mỹ có giá gần 10 USD (khoảng 200.000 đồng); giá đùi gà khoảng gần 5 USD/kg, (khoảng 80.000 đồng/kg). Các số liệu trên cho thấy, giá thịt gà đang bán tại thị trường Mỹ cao hơn gấp 4 - 5 lần so với thịt gà Mỹ nhập khẩu về bán ở thị trường VN (1kg đùi gà có xuất xứ từ nước này khi xuất sang Việt Nam chỉ bán với giá khoảng 20 ngàn đồng/1kg – PV).
ga2-7289d
Ông Lê Thanh Phương, Giám đốc chăn nuôi công ty Emivest Việt Nam cho biết, mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu khoảng 3 triệu con gà thịt, trong khi đó, toàn nghành nuôi gà của Việt Nam mỗi tháng thu hoạch khoảng 8 - 8,4 triệu con, như vậy gà ngoại nhập đã chiếm đến gần 40% tổng sản lượng gà công nghiệp nuôi trong nước. Trong khi số lượng gà nhập ngày càng tăng thì giá bán trong 2 năm qua của loại gà này lại ngày càng giảm.
Cụ thể, với thịt đùi gà Mỹ, cách đây 2 năm thường có giá 1,2 đến 2,5 USD/1 kg, nhưng hiện nay chỉ còn 0,6 đến 0,8 USD/1kg. Đặc biệt hơn, trong khi giá gà bán tại Mỹ không hề rẻ thì sau khi “Vượt qua gần nửa vòng trái đất” với hàng loạt chi phí về Việt Nam giá gà Mỹ lại có giá “rẻ như bèo”.
gia2-26659
Hình ảnh Hiệp hội chăn nuôi ghi nhận giá thịt gà tại một số siêu thị của Mỹ
Sự rẻ đến bất thường của thịt gà nhập ngoại còn được thể hiện qua phép tính của bà Trần Thị Diệu Hoàng, Đại diện công ty Koyu& Unitek (Nhật Bản): Với mức giá gà nhập khẩu đang bán hiện nay rồi quy ra giá gà lông thì giá chỉ còn khoảng 15.000 đồng /kg. Với giá này nếu trừ các chi phí như cấp đông, phí vận chuyển và phần lợi nhuận của nhà bán lẻ thì giá gà lông chỉ còn ở mức khoảng dưới 10.000 đồng/kg. Như vậy, thực giá của 1 con gà nhập ngoại chưa bằng 1kg thức ăn chăn nuôi.
Lo ngại về chất lượng đùi gà Mỹ “siêu rẻ”
Sự chênh lệch về giá quá lớn giữa thịt gà ngoại nhập và thịt gà trong nước đã làm dấy lên mối lo ngại cũng như nghi ngờ về chất lượng của những lô hàng thịt gà ngoại được nhập vào Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cần Đông Nam bộ chia sẻ, để xuất khẩu sang Việt Nam, thịt gà ngoại nhập phải trải qua nhiều công đoạn, từ kiểm dịch cho đến phí vận chuyển, nhưng họ bán với giá trên, không thể không nghi ngờ chất lượng thịt, không loại bỏ khả năng đây là số lượng thịt thải, thịt bị loại.
channuoi-785a9
Người nuôi gà tại Đồng Nai đang đứng trước muôn vàn khó khăn do thị gà ngoại ồ ạt "đổ bộ", bán với giá "siêu rẻ"
Cũng đặt ra nghi vấn về giá bán quá rẻ của thịt gà ngoại nhập, ông Lê Thanh Phương phân tích: “Giá thành chăn nuôi gà được cấu thành bởi các yếu tố con giống, thức ăn chăn nuôi, thú ý, chuồng trại và trình độ kỹ thuật. Đối với con giống chỉ có một số ít tập đoàn làm được nên không riêng Việt Nam mà rất nhiều nước phải nhập gà bố mẹ. Với thức ăn và thuốc thú y thì chúng ta cũng nhập khẩu một số nguyên liệu nhưng với nhiều nhà máy hiện đại nên giá thành cũng giảm đáng kể. Về giá nhân công thì tất nhiên Việt Nam rẻ hơn Mỹ rất nhiều, không những vậy để nhập khẩu gà về Việt Nam, gà ngoại nhập còn phải tốn thêm chi phí giết mổ, cấp đông, vận chuyển...Vậy tại sao giá gà ngoại vẫn rẻ như thế?”
Đến nay, những nghi ngờ trên, tất nhiên là chỉ mang tính phỏng đoán và chưa có căn cứ. Tuy nhiên, trước sự chênh lệch lớn về giá thịt trong nước và khi xuất khẩu của một số nước đang khiến người nuôi gà trong nước đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt.
Theo các chủ trang trại và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gà tính đến thời điểm hiện tại ngành chăn nuôi gà trong nước đã có 11 tháng thua lỗ liên tiếp. Hiện khu vực Đông Nam bộ có khoảng 3.000 trang trại, mỗi tháng sản xuất được khoảng 8 triệu con gà. Thời gian qua giá bán gà trong nước luôn thấp hơn giá sản xuất khoảng 5.000 đồng/kg, như vậy mỗi con gà khoảng 2 kg người nuôi lỗ khoảng 10.000 đồng. Vậy, với 8 triệu con gà mỗi tháng các trang trại và doanh nghiệp lỗ khoảng 80 - 90 tỷ đồng, 6 tháng qua tổng số tiền thua lỗ là gần 500 tỷ.



Phát hiện 14/48 mẫu phẩm heo dương tính với chất tạo nạc

Trong số 48 mẫu ngẫu nhiên trên đàn heo của các hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, qua xét nghiệm có đến 14 mẫu có kết quả dương tính với chất tạo nạc.

heo-8f2bd
Chi Cục thú y Đồng Nai vừa phát hiện 14 mẫu phẩm heo dương tính với chất tạo nạc trong 48 mẫu ngẫu nhiên tại các đàn heo trên địa bàn
Sáng 31/7, Chi cục Thú y Đồng Nai  cho biết, vừa qua Chi cục đã phối hợp với chính quyền 4 huyện trên địa bàn tỉnh lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên trên đàn heo của các hộ chăn nuôi. Kết quả, qua xét nghiệm đã phát hiện 14/48 mẫu dương tính với chất cấm Salmubutamol thuộc nhóm Benta – Agonist.
Theo đó, huyện Vĩnh Cửu có 5/16 mẫu; huyện Trảng Bom có 5/12 mẫu; huyện Xuân Lộc có 3/8 mẫu và huyện Long Thành có 1/12 mẫu có kết quả dương tính với chất cấm Salmubutamol thuộc nhóm Benta – Agonist.
Theo Chi cục Thú y Đồng Nai, tất cả các mẫu được xét nghiệm ngẫu nhiên đều lấy từ các đàn heo của các trang trại lớn với quy mô hàng trăm con trở lên.
“Việc sử dụng chất cấm của các hộ này đều được thực hiện lén lút trong quá trình tự phối trộn thức ăn ngay tại mỗi trang trại. Sau khi phát hiện, Chi cục Thú y Đồng Nai đã tiến hành giữ đàn đối với các đàn heo phát hiện có mẫu dương tính với chất cấm. Sau 10 ngày, lực lượng thú y sẽ tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm nếu kết quả là âm tính với chất cấm mới cho giải phóng đàn” – Đại diện Chi Cục thú y Đồng Nai khẳng định.
Để ngăn chặn tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo lực lượng chức năng thú ý xử lý nghiêm đối với các hộ vi phạm để tránh làm mất uy tín của sản phẩm thịt heo Đồng Nai. Đối với các hộ chăn nuôi bị phát hiện sử dụng chất cấm, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu ngành thú y công bố danh tính cơ sở chăn nuôi vi phạm, đồng thời tiến hành giữa đàn heo không cho lưu thông trên thị trường.
Được biết Salmubutamol là chất tạo nạc cấm không được dùng để chăn nuôi theo quyết định của hai tổ chức WHO (y tế thế giới) và FAO (nông lương thế giới). Tại Việt Nam, chất này đã bị cấm sử dụng từ năm 2002.



Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Buôn hàng tấn châu chấu ướp lạnh xuyên Việt

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons