Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Sự bùng nổ của các sàn giao dịch tài sản thế hệ mới áp dụng công nghệ blockchain

 Sự bùng nổ của các sàn giao dịch tài sản thế hệ mới áp dụng công nghệ blockchain

Từ lâu, nhu cầu giao dịch và mua bán tài sản là yếu tố cốt lõi thúc đẩy sự phát triển của mọi nền kinh tế.

Thế giới càng phát triển, các loại tài sản trở nên đa dạng và phức tạp hơn, mỗi loại tài sản sẽ có một thị trường cùng các sàn giao dịch với các đặc tính riêng để phù hợp với việc giao dịch của người tham gia như: sàn giao dịch hàng hóa, sàn giao dịch ngoại hối, sàn giao dịch hợp đồng tương lai và sàn giao dịch chứng khoán.

Những thế hệ sàn giao dịch tài sản qua các cuộc cách mạng công nghệ

Cần biết - Sự bùng nổ của các sàn giao dịch tài sản thế hệ mới áp dụng công nghệ blockchain

Với sự phổ biến của Internet và sự gia tăng theo cấp số nhân của sức mạnh tính toán giúp các sàn giao dịch tài sản, đặc biệt là sàn giao dịch chứng khoán, có khả năng xử lý hàng triệu lệnh giao dịch mỗi giây để phục vụ nhiều tầng lớp khách từ doanh nghiệp, quỹ đầu tư cho đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nhưng các sàn giao dịch này vẫn còn nhiều rào cản khi tham gia như phí giao dịch cao, chỉ giao dịch từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần và cần hoàn tất khá nhiều thủ tục khi tham gia.  

Blockchain ra đời thúc đẩy sự phát triển của một thế hệ tài sản mới - tài sản kỹ thuật số và sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số. Blockchain giúp vận hành một sổ cái được mã hóa chứa bản ghi kỹ thuật số của các giao dịch được chia sẻ trên một mạng lưới nội bộ hoặc công khai, và là một công cụ mạnh mẽ để xử lý giao dịch, nhờ khả năng gửi và lưu trữ giá trị một cách đáng tin cậy. Vì thông tin lưu trữ trên blockchain không thể thay đổi, xóa hay chỉnh sửa được nên việc số hóa tài sản dựa trên công nghệ blockchain đã tạo nên thế hệ tài sản kỹ thuật số mang tính cách mạng. Thế hệ tài sản kỹ thuật số này có thể đại diện cho bất kì loại tài sản nào hiện có với độ tin cậy cao và khả năng giao dịch xuyên biên giới cũng như ít phụ thuộc vào bên thứ ba.

Ở các sàn giao dịch kỹ thuật số truyền thống, mỗi nền tảng giao dịch vận hành cơ sở dữ liệu riêng lưu trữ tất cả dữ liệu của người giao dịch. Lượng thông tin này được riêng sàn giao dịch đó quản lý và không công bố ra ngoài. Các nền tảng giao dịch khác là đối thủ cạnh tranh của họ và mỗi sàn giao dịch có cơ sở dữ liệu riêng không tương tác với nhau. Khách hàng sẽ phụ thuộc rất lớn vào sàn giao dịch để thực hiện giao dịch tài sản.

Cần biết - Sự bùng nổ của các sàn giao dịch tài sản thế hệ mới áp dụng công nghệ blockchain (Hình 2).

Giao dịch tài sản kỹ thuật số dựa trên blockchain hoàn toàn ngược lại: trên thực tế, các bản ghi trên blockchain đại diện cho dữ liệu giao dịch sẽ được chia sẻ rộng rãi và có thể truy cập từ mọi nơi trên thế giới. Không gì có thể ngăn cản người bán và người mua sử dụng trực tiếp dữ liệu này để giao dịch mà không cần lệ thuộc vào các bên trung gian. Giao dịch tài sản kỹ thuật số  dựa trên blockchain mang tính phi tập trung cao, người bán và người mua có quyền chọn nền tảng thuận tiện nhất để giao dịch.  Họ có thể sử dụng các trang web trung gian cung cấp các chức năng và giao diện thân thiện với người dùng để vận hành dữ liệu giao dịch được chia sẻ. Cách giao dịch phi tập trung như vậy sẽ linh hoạt hơn nhiều so với các sàn giao dịch tập trung. Trong trường hợp này, nếu trang web trung gian giao dịch mà khách hàng thường xuyên sử dụng bảo trì hoặc ngừng hoạt động, khách hàng có thể chuyển sang một trang web hoặc app khác để giao dịch cùng một tài sản kỹ thuật số, hoặc đơn giản là giao dịch trực tiếp với nhau.

Như vậy, áp lực cạnh tranh để thu hút người dùng giao dịch của các sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số là rất lớn. Ngoài các ưu điểm căn bản mà hầu hết các sàn giao dịch trong lĩnh vực đều có như: tính bảo mật cao, tốc độ xử lý nhanh, an toàn, phí giao dịch thấp,... để tỏa sáng và thu hút khách hàng, mỗi sàn giao dịch uy tín hàng đầu đều có hướng đi và điểm mạnh riêng của mình. 

Công nghệ chỉ là bước khởi đầu để chinh phục hàng triệu khách hàng

Cần biết - Sự bùng nổ của các sàn giao dịch tài sản thế hệ mới áp dụng công nghệ blockchain (Hình 3).

Để duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực thay đổi nhanh chóng này, các sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số tiên phong luôn đổi mới và sáng tạo không ngừng để thu hút và giữ chân khách hàng. Hiện nay trên thị trường các sàn giao dịch tài sản số được chia làm 3 nhóm chính là: nhóm các sàn giao dịch truyền thống dành cho đa số người dùng phổ thông, nhóm sàn giao dịch đòn bẩy cao dành cho nhà giao dịch chuyên nghiệp và nhóm sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số phái sinh với nhiều lựa chọn hơn về cách thức kiếm lợi nhuận cho người dùng.

Nổi tiếng trong nhóm các sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số truyền thống là Coinbase và Binance. Coinbase là công ty chuyên về tiền tệ kỹ thuật số hàng đầu thế giới và là nơi dễ dàng nhất để mua bán các loại tiền kỹ thuật số, nhưng chủ yếu chỉ phục vụ khách hàng Mỹ và Châu Âu. Ngoài ra, Coinbase còn cung cấp hàng loạt các hệ thống và công cụ xử lý thanh toán thương mại hỗ trợ nhiều trang web với lượng truy cập và giao dịch thanh toán rất lớn.

Binance là sàn giao dịch có độ phủ sóng rộng rãi và thanh khoản lớn trên toàn thế giới, hầu hết các nhà giao dịch nhỏ lẻ đều đã từng giao dịch ở đây. Binance có nhiều tiện ích hỗ trợ khách hàng trong giao dịch như giao dịch P2P và có thêm mảng giao dịch phi tập trung. 

BitMEX và Bitfinex là hai sàn được nhắc đến nhiều nhất trong nhóm sàn giao dịch đòn bẩy cao dành cho nhà giao dịch chuyên nghiệp. BitMEX là lựa chọn hàng đầu vì sàn ra mắt từ rất sớm và nổi tiếng nhờ độ an toàn, thanh khoản cao cũng như đòn bẩy lớn lên đến 100x. BitMEX chỉ cho phép rút tài sản vào 1 khung giờ nhất định mỗi ngày, phương thức bảo mật khá đặc biệt và có phần “làm khó khách hàng” này đã giúp BitMEX giữ kỷ lục là sàn giao dịch có khối lượng giao dịch lớn nhất nhì thế giới mà các hacker chưa bao giờ xâm nhập phá hoại được.

Bitfinex là một trong số ít sàn tiên phong trong việc cho phép nạp rút nhiều cặp tiền pháp định, bên cạnh việc niêm yết nhiều cặp giao dịch đòn bẩy và hỗ trợ nhiều loại lệnh giao dịch. Nhờ có thị trường OTC, sàn cũng thu hút được lượng lớn nhà đầu tư tổ chức. Đây là một trong những sàn giao dịch phổ biến, lâu đời, và có phí giao dịch khá tốt so với các sàn lớn trên thế giới. 

Ở nhóm sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số phái sinh, có thể nhắc đến hai sàn uy tín hàng đầu là Olymp Trade và Wefinex. Ngoài việc cung cấp nền tảng giao dịch vững chắc, Olymp Trade còn có các chương trình đào tạo nâng cao kiến thức cho các nhà giao dịch. Các nhà giao dịch trên Olymp Trade sẽ nhận được sự hỗ trợ miễn phí về chuyên môn và kỹ thuật từ các chuyên gia.

Cần biết - Sự bùng nổ của các sàn giao dịch tài sản thế hệ mới áp dụng công nghệ blockchain (Hình 4).

Nền tảng Wefinex tuy ra đời sau, nhưng là một trong những sàn gây sự chú ý lớn với sự phát triển lớn mạnh về khối lượng giao dịch. Wefinex cung cấp một số giải pháp thực sự sáng tạo hơn so với Olymp Trade để giúp nhà giao dịch tối đa hóa lợi nhuận và giảm rủi ro. Tiêu biểu nhất là chức năng sao chép giao dịch, hiện đang ở giai đoạn closed beta, cho phép các nhà giao dịch tự động sao chép giao dịch từ các nhà giao dịch hàng đầu để tăng tỷ lệ thắng của mình. Với hai bước đơn giản: lựa chọn chuyên gia để sao chép giao dịch và phân bổ nguồn vốn cho hoạt động này, nhà giao dịch có thể tự động sao chép mọi giao dịch của chuyên gia chỉ với một nhấp chuột. Công cụ này vô cùng hữu ích cho một nhà giao dịch mới, giúp họ tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức trong việc tìm kiếm lợi nhuận một cách an toàn và ổn định.

Cuộc chạy đua trong việc thu hút khách hàng của các sàn giao dịch chưa bao giờ hết nóng, và điều này thúc đẩy sự phát triển tích cực cho toàn bộ ngành công nghiệp blockchain. Các chương trình phát triển hệ sinh thái và các chiến lược thu hút người dùng mới chưa có nhiều tiếp xúc với tài sản kỹ thuật số của những sàn giao dịch này khiến blockchain trở nên ngày càng phổ biến hơn. Tương lai của blockchain luôn rộng mở với những ứng dụng mang tính cách mạng cho không chỉ ngành tài chính mà còn thay đổi cả cách loài người chúng ta giao dịch, lưu trữ và chuyển giao giá trị hữu hình cũng như vô hình.

Thu Hà

ShopBack - Nền tảng hoàn tiền chính thức ra mắt tại Việt Nam

 ShopBack - Nền tảng hoàn tiền chính thức ra mắt tại Việt Nam

ShopBack mang đến giải pháp mua sắm thông minh, tiết kiệm, mới lạ, góp phần vào sự phát triển của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.

ShopBack - Nền tảng hoàn tiền hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chính thức ra mắt ứng dụng và website tại Việt Nam vào ngày 8/8.

Được thành lập vào năm 2014 tại Singapore, ShopBack hiện đang phục vụ hơn 20 triệu người dùng tại 9 thị trường trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh Việt Nam, ShopBack cũng có mặt tại Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, Úc và Hàn Quốc. ShopBack mang đến lợi ích cho người dùng bằng cách hoàn lại một phần tiền mua sắm trên từng đơn hàng thành công, áp dụng với nhiều ngành hàng đa dạng như bách hoá, du lịch, thời trang, sức khoẻ, làm đẹp và các dịch vụ khác.

Thông qua ShopBack, người mua sắm trực tuyến có thể được hoàn tiền thật lên đến 25% từ hơn 150 đối tác của ShopBack Việt Nam bao gồm các thương hiệu quốc tế và khu vực: Lazada, Shopee, Watsons, Booking.com, Klook và 7-Eleven… cùng các thương hiệu trong nước: Tiki, Sendo, Juno, G Kitchen, Vascara và Fahasa…

“Tại ShopBack, một trong sáu giá trị cốt lõi của chúng tôi là “Không ngừng cố gắng để làm hài lòng khách hàng”. Chúng tôi hy vọng sẽ mang lại trải nghiệm thú vị và đáng nhớ cho người dùng tại Việt Nam. Với số lượng người sử dụng Internet ngày càng tăng và tỷ trọng đóng góp của thương mại điện tử trong tổng doanh số bán lẻ tại Việt Nam ngày càng cao, Việt Nam trở thành thị trường mục tiêu và nhiều tiềm năng đối với chúng tôi”, Josephine Chow - Đồng sáng lập và Giám Đốc Mở Rộng Thị Trường của ShopBack chia sẻ.

ShopBack đã ra mắt bản Beta tại Việt Nam vào tháng 12/2019, đến hiện tại ShopBack Việt Nam đã thu hút gần 800.000 người dùng và hơn 150 đối tác. Trong thời gian qua, ShopBack Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng đều đặn về doanh số và đơn hàng gấp 1,5 lần mỗi tháng. Đến nay, số tiền được hoàn lại cho người dùng ShopBack tại Việt Nam đã lên đến 4 tỷ đồng.

Cần biết - ShopBack - Nền tảng hoàn tiền chính thức ra mắt tại Việt Nam

ShopBack Việt Nam chính thức ra mắt ngày 8/8

“Theo khảo sát do McKinsey thực hiện, khoảng 70% người Việt Nam có ý định sẽ siết chặt chi tiêu trong thời gian sắp tới do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19. Với mục đích giúp người dùng tiết kiệm về tiền bạc, thời gian và đơn giản hóa trải nghiệm mua sắm - chúng tôi tin rằng ShopBack có lợi thế thu hút người dùng tại Việt Nam, đặc biệt là những người đang muốn cắt giảm chi phí và tiết kiệm tối đa trong thời gian khó khăn này. Trên thực tế, ShopBack Việt Nam đã được đón nhận nhiệt tình kể từ khi ra mắt phiên bản Beta vào cuối năm ngoái. Chúng tôi rất vui mừng khi ShopBack Việt Nam được chính thức ra mắt và hứa hẹn nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn trong thời gian sắp tới”, Jacky Hà, Giám đốc Thương mại của ShopBack Việt Nam chia sẻ.

Trong ngày ra mắt chính thức – ngày 8/8, ShopBack Việt Nam sẽ đồng hành cùng các đối tác như Lazada, G-Kitchen, Watsons, Shopee, Booking.com, Klook... để mang đến chương trình ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho người dùng ShopBack.

Chương trình Hoàn Tiền Đến 100% chỉ diễn ra duy nhất trong 2 khung giờ 12h - 15h và 20h - 23h, săn Phiếu Mua Hàng Lazada Trị Giá 500.000Đ - 1.000.000Đ diễn ra lúc 10h; Chương trình thưởng 10.000Đ khi mua sắm trên 300.000Đ tại Shopee, mã khuyến mãi độc quyền đến từ G Kitchen và Watsons cho khách hàng của ShopBack.

Bên cạnh đó là 9 thương hiệu đình đám tăng hoàn tiền đến 15% duy nhất ngày 8/8. Đồng thời, ShopBack Việt Nam luôn tổng hợp danh sách tổng hợp mã khuyến mãi và khách hàng có thể tìm kiếm mã khuyến mãi trên biểu tượng “Ưu đãi Hot” trong ứng dụng ShopBack.

Box: Cách thức mua sắm và nhận Hoàn tiền với ShopBack:

- Sau khi đăng ký hoặc đăng nhập, bạn có thể xem mục: Cửa hàng và chọn cửa hàng bạn muốn mua sắm.

- Bạn sẽ được chuyển hướng sang trang của thương hiệu trong vòng vài giây và có thể mua sắm như bình thường!

- Khi đã hoàn thành thanh toán đơn hàng, hãy kiểm tra email xác nhận từ ShopBack của đơn hàng đó, Hoàn tiền sẽ được ghi nhận trong vòng 48 giờ.

- Hoàn tiền sẽ được xác nhận trung bình trong vòng 45-90 ngày (tùy theo từng thương hiệu). Khi số dư khả dụng (Hoàn tiền đã xác nhận) đạt tối thiểu 50,000Đ, bạn có thể thực hiện rút tiền về tài khoản ngân hàng của mình.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng tải ứng dụng ShopBack tại https://app.shopback.com/prvn  hoặc truy cập https://www.goshopback.vn/

ShopBack là nền tảng hoàn tiền hàng đầu và dẫn đầu xu hướng mua sắm thông minh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ra mắt lần đầu tiên tại Singapore vào năm 2014, ShopBack đã mở rộng phạm vi hoạt động sang Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan, Úc, Hàn Quốc và Việt Nam. Thông qua việc hoàn tiền trên các ngành hàng đa dạng từ bách hóa, du lịch, thời trang, nhu yếu phẩm cho tới dịch vụ giao thức ăn, ước tính khoảng 115 triệu USD đã được ShopBack hoàn lại sau mua sắm cho hơn 20 triệu người tiêu dùng. ShopBack đã có mặt và hoạt động tại 9 quốc gia gồm Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan, Úc, Indonesia, Hàn Quốc và Việt Nam. Tại Singapore, công ty cũng đã mở rộng cung cấp dịch vụ của mình với ShopBack GO, một nền tảng phần thưởng dựa trên ứng dụng để mua sắm tại cửa hàng, ăn uống và giải trí.

 

Tiếp thị kỹ thuật số trong trạng thái “Bình thường mới”

 Tiếp thị kỹ thuật số trong trạng thái “Bình thường mới”

“Bình thường mới” hẳn nhiên là một trạng thái rất khác thường so với trước đây. Lần đầu tiên, đối tượng mục tiêu của những người làm tiếp thị bị cách ly ngay chính trong chính ngôi nhà của họ. Mặc dù các quy định nghiêm ngặt của lệnh phong tỏa sẽ được nới lỏng nhưng chúng sẽ không được gõ bỏ hoàn toàn trong vòng nhiều tháng tới.

Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng mạnh mẽ trong việc tiêu thụ những thứ liên quan đến kỹ thuật số. Tiêu dùng kỹ thuật số đang dần hình thành thói quen của rất nhiều người trên thế giới. Trong giai đoạn phong tỏa, họ sinh tồn thông qua các ứng dụng như WhatsApp, Facebook, Instagram, Twitter và các phương tiện truyền thông xã hội khác, tiêu dùng kỹ thuật số sẽ tiếp tục được bảo trợ. Vì vậy, các phương tiện truyền thông xã hội sẽ trở thành xu hướng lớn trong vài tháng tới. Những người làm tiếp thị nếu phớt lờ điều này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cần biết - Tiếp thị kỹ thuật số trong trạng thái “Bình thường mới”

Với chương trình học tiếp thị truyền thông xã hội và kỹ thuật số MSc, sinh viên sẽ học cách đạt được thành công trong thời kỳ tiếp thị mới, tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch, phát triển và triển khai các chiến dịch tiếp thị truyền thông xã hội và kỹ thuật số thực

Ngày nay, tất cả mọi người đều hiểu được những lợi ích của việc thực giao dịch ngay tại nhà; người tiêu dùng đã quen với việc mua hàng trực tuyến. Trước đây, họ rất lười khi phải mua khoai tây và cà chua trên mạng nhưng hiện tại họ khá vui vẻ với điều này. Đây là một sự thay đổi khá lớn trong cách suy nghĩ của người tiêu dùng. Vì vậy, cho dù bạn đang bán đinh ghim hay một chiếc ô tô đắt tiền thì loại hình tiếp thị trực tuyến giờ đây trở thành một phần cố định và thú vị trong tương lai.

Tương tự như vậy, nhiều người tiêu dùng đã quen với hình thức giải trí kỹ thuật số trong thời gian phong tỏa. Ngay cả khi phong tỏa đã được nới lỏng và nhân viên bắt đầu quay trở lại văn phòng để làm việc thì sở thích xem chương trình giải trí trực tuyến của họ đã được khơi dậy triệt để. Vì vậy, thị trường giải trí kỹ thuật số đang sẵn sàng bùng nổ.

Thời điểm thú vị đang chờ phía trước. Có thể trước đây người tiêu dùng còn khá chậm trong việc thay đổi nhưng giờ đây họ đã bị lôi cuốn vào thế giới kỹ thuật số. Những người làm tiếp thị phải đi theo xu thế này nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

Ngày nay, các công ty chi nhiều ngân sách hơn bao giờ hết cho tiếp thị kỹ thuật số và các thương hiệu như Google, Amazon và Facebook tiếp tục phát triển cơ sở người dùng của họ. Trong bối cảnh đó, tiếp thị truyền thông xã hội và kỹ thuật số đang thay đổi các quy tắc cạnh tranh, giúp cho khách hàng có cơ hội tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp hiện đại.

Với chương trình học tiếp thị truyền thông xã hội và kỹ thuật số MSc, sinh viên sẽ học cách đạt được thành công trong thời kỳ tiếp thị mới, tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch, phát triển và triển khai các chiến dịch tiếp thị truyền thông xã hội và kỹ thuật số thực. Điều này cũng sẽ cho phép sinh viên xây dựng các kỹ năng, thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức lý thuyết và ứng dụng thực tế qua các tình huống kinh doanh thực tiễn, các hội thảo và các dự án thực tế khi làm việc với chuyên gia trong ngành về các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số thật.

Ông Ignatius Teo, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh MDIS, cho biết: "Khi mọi người sử dụng công nghệ kỹ thuật số, chuyển từ 'muốn' sang 'nhu cầu sinh tồn' trong giai đoạn đại dịch toàn cầu này, tất cả các chiến lược tiếp thị bây giờ phải chú trọng tiếp thị kỹ thuật số bởi vì người chiến thắng trong cuộc chiến cạnh tranh này là người tiếp cận khách hàng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tất nhiên, chúng ta không quên tầm quan trọng của việc nghiên cứu dữ liệu đầu tiên từ người tiêu dùng".

Kỹ năng tiếp thị kỹ thuật số đang được tìm kiếm hơn bao giờ hết, đặc biệt là các công ty tập trung vào tiếp thị kỹ thuật số. Những sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể nộp đơn vào làm việc trong các công ty đa quốc gia (ví dụ Google, Amazon và Facebook), các doanh nghiệp nhỏ, khu vực công và các tổ chức từ thiện, tổ chức phi lợi nhuận. Một số cơ hội việc làm bao gồm Chuyên gia quản lý nội dung, Quản lý tiếp thị kỹ thuật số, Phân tích dữ liệu, Chuyên gia tiếp thị công cụ tìm kiếm, Chuyên gia tiếp thị truyền thông xã hội và Quản lý thương hiệu...

Được thành lập vào năm 1956, Viện Phát triển Quản lý Singapore (MDIS) là học viện chuyên nghiệp phi lợi nhuận lâu đời nhất tại Singapore vì mục tiêu học tập suốt đời. MDIS có hai đơn vị chính: Viện Phát triển Quản lý Singapore Pte Ltd giám sát các hoạt động học thuật tại Singapore và MDIS International Pte Ltd tập trung vào chiến lược toàn cầu hóa MDIS.

MDIS cung cấp các khóa học được công nhận quốc tế về Kinh doanh và Quản lý, Kỹ thuật, Thời trang và Thiết kế, Sức khoẻ và Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ và Giáo dục, Khoa học Đời sống, Truyền thông Đa phương tiện, Tâm lý học, Quản lý Du lịch và Nhà hàng - Khách sạn và Quản lý An toàn và Môi trường. Các chương trình này được cung cấp với sự hợp tác với các trường đại học nổi tiếng ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

MDIS được chứng nhận bởi EduTrust nhờ đạt các tiêu chuẩn xuất sắc về giáo dục và kinh doanh. Viện được trao chứng nhận lần đầu tiên vào năm 2010, và tiếp tục được chứng nhận mỗi bốn năm vào năm 2014 và 2018. MDIS cũng là một trong những Tổ chức Giáo dục Tư nhân (PEI) đầu tiên có mặt trong Khung Chương trình Tăng cường (Enhanced Registration Framework).

Viện đã giành chiến thắng kép tại Giải thưởng Thương hiệu Uy tín Singapore (SPBA), một trong bốn đơn vị chiến thắng và nhận giải thưởng chung cuộc của SPBA - Di sản thương hiệu 2018. Năm 2017, MDIS được xếp hạng 4 cho Giải thưởng Top 50 Doanh nghiệp vì những đóng góp của viện trong việc thúc đẩy nền kinh tế Singapore.

Tiếp nối truyền thống cống hiến cho xã hội lâu đời, Quỹ Ủy thác Giáo dục MDIS (thành lập năm 1999) hỗ trợ các sinh viên giỏi gặp khó khăn về tài chính khi theo học tại Singapore và đến nay, MDIS đã trao hơn 8.000 học bổng với tổng trị giá hơn 6 triệu đô la Singapore. Viện cũng tích cực hỗ trợ một số tổ chức từ thiện và giúp đỡ cộng đồng, chủ yếu là thanh niên, người già và người khuyết tật.

Được chứng nhận công bằng trong đào tạo cấp doanh nghiệp, Bộ phận đào tạo của Học viện MDIS và Bộ phận tư vấn và phát triển quản lý được thành lập vào năm 1995 để phục vụ nhu cầu đào tạo lao động. Năm 2014, MDIS đã mua Trung tâm Chất lượng Dịch vụ để đa dạng hóa các dịch vụ giải pháp đào tạo với nỗ lực trở thành nhà cung cấp chất lượng về giải pháp đào tạo trong khu vực.

Ngoài cơ sở chính của Singapore, MDIS còn có các cơ sở quốc tế tại Tashkent, Uzbekistan, cũng như tại Johor, Malaysia. MDIS cũng có văn phòng đại diện tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka và Thái Lan, cũng như các chi nhánh ở khắp Đông Nam Á.

Đại học Plymouth nổi tiếng cung cấp chương trình học chất lượng, giáo dục, nghiên cứu và đổi mới hàng đầu quốc tế. Plymouth là trường đại học được trao Giải thưởng Kỷ niệm của Nữ hoàng ba lần liên tiếp về Giáo dục Đại học và sau Đại học, tạo bước đệm cho trường tiếp tục phát triển về tầm vóc và danh tiếng của mình. Trường theo dõi sát sao quá trình giảng dạy và học tập xuất sắc, đồng thời là một trong các trường đại học tại Vương quốc Anh có đội ngũ giảng dạy nhiều nhất nước. Với hơn 19.000 sinh viên và hơn 9.500 sinh viên đang theo học để lấy bằng Đại học Plymouth tại các tổ chức đối tác ở Anh và trên toàn thế giới, và hơn 130.000 cựu sinh viên theo đuổi sự nghiệp của họ trên toàn cầu. Điều đó đã chứng minh cho sự hiện diện toàn cầu ngày càng rõ rệt của Đại học Plymouth.

Đại học Plymouth đạt điểm cao về chuyên ngành luật, tâm lý học, khoa học địa lý, điện toán (bao gồm cả phương tiện kỹ thuật số) và khoa học máy tính, mỹ thuật và lịch sử nghệ thuật.

THẾ BẢO

Toàn quốc đã lắp đặt gần 20 ngàn dự án điện mặt trời mái nhà

 Toàn quốc đã lắp đặt gần 20 ngàn dự án điện mặt trời mái nhà

Trong 7 tháng đầu năm 2020, trên toàn quốc đã lắp đặt 19.810 dự án điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 541,66 MWp.
Điện mặt trời mái nhà phát triển tương đối nhanh trong thời gian qua

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong tháng 7 năm 2020, Tập đoàn đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Trong tháng 7/2020, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 23,05 tỷ kWh (trung bình 743,58 triệu kWh/ngày), sản lượng ngày lớn nhất đạt 791,4 triệu kWh (ngày 10/7) và công suất lớn nhất toàn hệ thống đạt38.638 MW (ngày 17/7). Lũy kế 7 tháng năm 2020, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 142,47 tỷ kWh, tăng 2,09% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, sản lượng điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) đạt 6,33 tỷ kWh. Riêng điện mặt trời đạt 5,56 tỷ kWh (bằng 101% kế hoạch và gấp 3,65 lần so với cùng kỳ năm 2019). Điện nhập khẩu đạt 2,17 tỷ kWh, giảm 3,03% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 7 tháng đầu năm, điện sản xuất của EVN và các Tổng Công ty Phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 79,2 tỷ kWh, chiếm 55,6% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống. Trong đó, tổng sản lượng điện của các nhà máy điện do EVN sở hữu 100% vốn (không tính EVNGENCO3 và các công ty cổ phần) đạt 43,9 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 30,8%.

Sản lượng điện thương phẩm toàn EVN tháng 7/2020 đạt 19,53 tỷ kWh, tăng 2,42% so tháng 7/2019. Lũy kế 7 tháng đầu năm, điện thương phẩm toàn Tập đoàn đạt 122,69 tỷ kWh, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2019. Sản lượng điện tiêu thụ của thành phần sinh hoạt tháng 7/2020 chiếm tỷ trọng 37% - tăng 6,14% so với cùng kỳ, trong đó khu vực miền Bắc phụ tải sinh hoạt tăng cao ở mức 9,35% do thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, khu vực miền Trung không tăng trưởng, khu vực miền Nam tăng trưởng thấp ở mức 3,54%. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2020, thành phần điện sinh hoạt tăng trưởng 6,39% so với cùng kỳ 2019.

Từ ngày 27 đến 29/7/2020 đã liên tiếp xảy ra 16 trận động đất với độ lớn từ 2,6 - 5,3 độ Richter; tâm chấn của các trận xảy ra sát nhau trên địa bàn huyện Mộc Châu, Sơn La; nhưng các công trình điện do EVN quản lý tại khu vực, trong đó có các công trình Thủy điện Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Huội Quảng, Bản Chát vẫn đảm bảo an toàn và vận hành bình thường, ổn định.

Về truyền tải điện, trong tháng 7, trào lưu truyền tải chủ yếu theo hướng Bắc – Trung và Trung - Nam. Mức truyền tải cao nhất trên hệ thống truyền tải Bắc - Trung là 1.860 MW và Trung - Nam là 2.000 MW. Sản lượng điện truyền tải tháng 7/2020 đạt 19,36 tỷ kWh. Lũy kế 7 tháng đạt 119,55 tỷ kWh, tăng 2% so cùng kỳ năm 2019. 

Về công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, đến hết tháng 7 năm 2020, tỷ lệ tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ theo phương thức điện tử toàn EVN đạt 65,6% (vượt 15,60% so với kế hoạch). Số yêu cầu các dịch vụ điện qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia chiếm 79,98% tổng số yêu cầu cung cấp dịch vụ công của các Bộ/ngành/địa phương trên Cổng. 

 Tình hình lắp đặt điện mặt trời mái nhà: Trong 7 tháng đầu năm 2020, trên toàn quốc đã lắp đặt 19.810 dự án điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 541,66 MWp. Lũy kế đến nay, đã có 42.187 dự án điện mặt trời mái nhà đã đưa vào vận hành với tổng công suất là 925,8 MWp. Tổng số tiền điện đã thanh toán cho khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà là 374,2 tỷ đồng. Để tiếp tục thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà, các Tổng Công ty Điện lực đã công khai các quy trình, thủ tục, khả năng giải toả công suất của từng trạm biến áp... và tạo điều kiện tối đa cho chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà trong quá trình ký thoả thuận đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện.

Về đầu tư xây dựng, trong tháng 7/2020, EVN đã chỉ đạo các đơn vị nỗ lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng, thúc đẩy tiến độ các dự án. Về đầu tư nguồn điện, đã hoàn thành phát điện thương mại dự án Điện mặt trời Phước Thái 1 và đang tiến hành nghiệm thu hoàn thành công trình. Về đầu tư xây dựng lưới điện, lũy kế 7 tháng đã khởi công được 81 công trình và hoàn thành đóng điện 63 công trình lưới điện 110 – 500 kV (gồm 8 công trình 500 kV, 7 công trình 220 kV, 48 công trình 110 kV).


Khơi dậy và xây dựng ý tưởng khởi nghiệp

 “Khởi sự kinh doanh” - Khơi dậy và xây dựng ý tưởng khởi nghiệp

Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang xuất hiện nhiều mô hình khởi nghiệp giúp nhiều gia đình thoát nghèo

Với mong muốn tìm hiểu, bồi dưỡng kiến thức về các loại hình kinh doanh để khởi nghiệp thành công đã trở thành nhu cầu cấp thiết đối với nhiều phụ nữ.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế này, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) trong tỉnh Tiền Giang đã tăng cường hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, với nhiều hoạt động, từ hướng dẫn xây dựng ý tưởng kinh doanh, cho đến tập huấn khởi nghiệp…

Xây dựng ý tưởng kinh doanh

Theo Hội LHPN tỉnh Tiền Giang, bất cứ một người nào muốn khởi nghiệp thì trước tiên phải có ý tưởng, sau đó xây dựng dự án, kế hoạch kinh doanh của mình. Đặc biệt là, sau khi nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, người khởi nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng về chiến lược kinh doanh, chú ý đến khả năng quản lý kinh doanh, chứ không đơn giản chỉ cần có vốn là đủ. 

Do đó, để hỗ trợ chị em phụ nữ xây dựng và mạnh dạn phát triển ý tưởng kinh doanh, hàng năm Hội LHPN tỉnh đều tổ chức phát động Hội thi "Ý tưởng phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp", với hàng trăm ý tưởng kinh doanh của chị em phụ nữ gửi dự thi. Hội thi đã thật sự truyền cảm hứng cho rất nhiều chị em đang ấp ủ những dự định, cũng như trăn trở với những ý tưởng khởi nghiệp, nhưng chưa mạnh dạn thực hiện.

Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh còn mở các lớp tập huấn "Khởi sự kinh doanh" cho phụ nữ ở các địa phương trong tỉnh, với mục tiêu giúp chị em tiếp cận các lĩnh vực kinh doanh, khơi dậy và xây dựng ý tưởng khởi nghiệp. Thông qua các lớp tập huấn này, chị em phụ nữ sẽ nhận thức được bản thân phù hợp khởi nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực nào; đồng thời, bổ sung nhiều kiến thức về kinh doanh như: Nhận biết thị trường, đối thủ cạnh tranh; xác định mục tiêu, kế hoạch khởi sự kinh doanh; ước tính chi tiêu, lập kế hoạch cho ngân sách; điều chỉnh giá cả, đánh giá lợi nhuận…

Đẩy mạnh tập huấn khởi nghiệp

Song song với việc phát động Hội thi "Ý tưởng phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp" và mở các lớp "Khởi sự kinh doanh", hàng năm, Hội LHPN tỉnh còn phối hợp với Tổ chức Liên minh Nauy tại Việt Nam tổ chức nhiều lớp tập huấn "Kỹ năng quản lý kinh doanh cơ bản" dành cho chị em phụ nữ đã và đang kinh doanh. 

Tham gia lớp tập huấn, các nữ chủ cơ sở, cửa tiệm, doanh nghiệp sẽ xác định được những thế mạnh, khó khăn trong hoạt động kinh doanh; hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của mình, cũng như nắm bắt được nhu cầu của khách hàng; xác định được đối thủ cạnh tranh; hiểu rõ quy trình đơn hàng; điều hành cơ sở, cửa tiệm, doanh nghiệp thông qua quy trình và nhân sự; đảm bảo việc kinh doanh có lợi nhuận; quản lý các nguồn lực của cơ sở, cửa tiệm, doanh nghiệp; hiểu được những quy định pháp luật và thuế trong kinh doanh…

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Tiền Giang - Đặng Thị Ngọc Điệp, đối với những chủ cơ sở kinh doanh, sau khi tham gia lớp tập huấn "Kỹ năng quản lý kinh doanh cơ bản" sẽ có thêm kiến thức về quy trình sản xuất, tính giá thành, tiết kiệm chi phí, quản trị nguồn nhân lực; thực hiện chế độ kế toán, marketing, quản trị rủi ro, quản trị tài chính, quản trị sản phẩm, truyền thông cho việc bán hàng…

Trong quá trình tập huấn, ngoài việc giảng viên thường xuyên đến thăm mô hình thực tế của học viên để tư vấn theo từng mô hình cụ thể, chị em còn có dịp gặp gỡ trực tiếp để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh với nhau. Đây là những yếu tố góp phần giúp chị em kinh doanh thành công hơn. Đồng thời, sau khi kết thúc các lớp tập huấn, khoảng 6 tháng hoặc 1 năm, Hội LHPN tỉnh sẽ tiến hình khảo sát và đánh giá hiệu quả khởi sự kinh doanh của chị em, để khuyến khích phát triển hoặc có hướng hỗ trợ, giúp đỡ đối với những chị em gặp khó khăn trong kinh doanh.

Doanh nghiệp ngày càng nhận ra tính ưu việt của chuyển đổi số

 Doanh nghiệp ngày càng nhận ra tính ưu việt của chuyển đổi số

Nếu doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng mới thay thế cho các chuỗi cung ứng truyền thống vốn đang bị đứt đoạn do dịch Covid-19, đồng thời mở rộng và đa dạng hóa hơn thị trường xuất nhập khẩu.

Tin vui giữa đại dịch Covid-19

Nhìn lại 10 năm vừa qua, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 5,92%; 4,93%; 4,90%; 5,22%; 6,32%; 5,65%; 5,83%; 7,05%; 6,77%; 1,81%. Trong 6 tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu khiến mức tăng GDP chỉ đạt 1,81%.

Tuy nhiên, ông Dương Mạnh Hùng - Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) nhận định, Covid-19 khiến cho nền kinh tế toàn cầu suy giảm, tăng trưởng âm, Việt Nam dù sụt giảm tốc độ nhưng vẫn được xem là một điểm sáng. Điều đáng mừng là gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày… đã tìm được các đơn hàng mới.

Đơn cử, ông Trần Ngọc Anh, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại và giày da An Thịnh chia sẻ, sau giai đoạn giãn cách, công ty đã bắt đầu nhận được một số đơn hàng từ thị trường EU. Đây là kết quả tích cực mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mang lại cho doanh nghiệp. Để có được các đơn hàng mới trong mùa dịch, doanh nghiệp đã thực hiện giao thương trực tuyến với đối tác ở khắp các nước để tìm thêm đơn hàng ở phân khúc bình dân.

Chuyển đổi số trong các hoạt động giao thương nhằm tìm kiếm đơn hàng là các giải pháp mà các doanh nghiệp xuất khẩu đang nỗ lực thực hiện để giảm bớt khó khăn khi dịch bệnh đang khiến các hoạt động giao thương trực tiếp gặp nhiều hạn chế.

Phân tích cụ thể hơn về chuyển đổi số, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, trước đây, các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế chủ yếu được tổ chức bằng cách mang hàng hóa tới các quốc gia khác và trưng bày, giới thiệu tại các hội chợ, phòng giới thiệu sản phẩm. Các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp này có tỷ lệ chốt đơn hàng tương đối cao so với các hoạt động xúc tiến gián tiếp hoặc trực tuyến dù hoạt động này có chi phí khá cao với các yêu cầu về logistics.

Tuy nhiên, khi Covid-19 xảy ra, các đơn vị mới dần nghĩ tới việc dịch chuyển sang hình thức xúc tiến thương mại trực tuyến. Khi so sánh giữa hai hình thức, trực tiếp và trực tuyến, hình thức trực tuyến có thể được tổ chức liên tục với chi phí ngắn và có thể thực hiện trên đa dạng các nền tảng. Hình thức này loại bỏ ba hạn chế chính của hình thức trực tiếp gặp phải là về địa lý, về khả năng và số lượng tiếp cận, cuối cùng là chi phí.

Doanh nghiệp ngày càng nhận ra tính ưu việt của chuyển đổi số. Ảnh minh họa. 

Theo Bộ Công thương, khi Hiệp định EVFTA được thực thi, doanh nghiệp Việt sẽ có lợi thế rất lớn từ việc giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường này. Do đó, nếu doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ có cơ hội tham gia các chuỗi cung ứng mới thay thế cho chuỗi cung ứng truyền thống vốn đang bị đứt đoạn do dịch Covid-19, đồng thời mở rộng và đa dạng hóa hơn thị trường xuất nhập khẩu.

Đây thực sự là thời điểm để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa của quá trình chuyển đổi số. Trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.

Minh chứng cho những hiệu quả của chuyển đổi số, Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn, một doanh nghiệp chuyên sản xuất vật liệu xây dựng cho biết, trước kia sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp chỉ chiếm 5-7%, nhưng từ khi đẩy mạnh phương thức xuất khẩu trực tuyến, năm 2019 sản lượng xuất khẩu tăng lên 13%, năm nay phấn đấu đạt hơn 20%.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, việc phát triển và tham gia các nền tảng thương mại điện tử và ở cấp độ cao hơn là số hoá các hoạt động xuất nhập khẩu là cuộc cách mạng vĩ đại trong hoạt động kinh doanh quốc tế. “Việc ra đời của các nền tảng thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có được cơ hội vươn ra thị trường thế giới và ngày càng bình đẳng với doanh nghiệp lớn trong nền thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, thị trường toàn cầu, khách hàng toàn cầu là cơ hội và là thách thức với cả các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa”, ông Vũ Tiến Lộc chỉ ra.

Doanh nghiệp cần chủ động

Để tận dụng cơ hội từ chuyển đổi số, Bộ Công thương cho biết các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng nội dung về các hiệp định thương mại tự do và các xu hướng, mô hình chuyển đổi số phù hợp. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, tài lực cũng như các điều kiện cần thiết khác để có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. 

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số, Bộ Công thương đã và đang triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử trực tuyến. Bộ cũng đang thay đổi cách tiếp cận theo hướng không tham vọng có thể tạo ra được khung khổ pháp lý cho tất cả các loại hàng hóa, thương mại nói chung mà sẽ bắt đầu từ những mặt hàng cụ thể đang có lợi thế, sau đó điều chỉnh dần dần cho phù hợp với thị trường.

Bộ Công thương cũng cam kết sẽ mở rộng và phát triển nhiều dịch vụ công trực tuyến cấp độ bốn hơn nữa, tiên phong trong cải cách hành chính, triển khai Chính phủ điện tử, thực hiện phương châm Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Chuyển đổi số: doanh nghiệp đừng ‘ngại thay đổi’(VietQ.vn) - Tư duy “ngại thay đổi” chính là rào cản lớn nhất cho sự chuyển đổi số của doanh nghiệp. Ở thời điểm này vẫn còn không ít doanh nghiệp rất thờ ơ với kỹ thuật số và coi chuyển đổi số chỉ là phương tiện để show diễn… chứ không phải khoản đầu tư quan trọng hàng đầu để nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Rủi ro vây bủa nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp

 Rủi ro vây bủa nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp

Trong khi chứng khoán lao dốc, vàng biến động mạnh nhưng đầy rủi ro, còn lãi suất tiết kiệm càng ngày càng giảm, nhu cầu đầu tư tài chính tăng cao đã khiến cho kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ngày càng “nóng”.

Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp (DN) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 7-2020, hàng loạt DN tiếp tục công bố kết quả phát hành TPDN riêng lẻ để huy động vốn tương đương hàng ngàn tỉ đồng, với mức lãi suất phổ biến từ 10%-11,5%/năm. Trước đó, số liệu báo cáo 6 tháng cho thấy tổng lượng TPDN phát hành trong sáu tháng đầu năm ước tính ở mức 159 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kì năm trước.

Trong sáu tháng đầu năm, các ngân hàng thương mại phát hành 42,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân 6,72%/năm và kỳ hạn bình quân 4,7 năm. So với lãi suất tiền gửi thì đây là một mức lãi suất cao và hấp dẫn mạnh đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Tại Báo cáo tháng 7-2020, cập nhật nhanh về tác động của kênh TPDN đến lãi suất tiền gửi của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22.700 tỉ đồng TPDN trên sơ cấp, tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm ngoái. Đáng chú ý, các DN bất động sản tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục xu hướng tăng mua. 

Trong khi đó, các công ty chứng khoán, NH thương mại cũng đẩy mạnh việc phân phối TPDN cho nhà đầu tư cá nhân. Theo SSI, hiện chưa có đơn vị trung gian độc lập định hạng các TPDN, việc tự đánh giá các trái phiếu vượt quá khả năng của nhà đầu tư cá nhân.

Các DN bất động sản gia tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu gây nhiều rủi ro. Ảnh: minh họa 

Cùng quan điểm, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cảnh báo tại Việt Nam chưa tồn tại một tổ chức độc lập và uy tín để xếp hạng tín nhiệm các DN, sự nóng lên của thị trường trái phiếu có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh lãi suất, chất lượng TPDN không đồng đều, đẩy rủi ro về phía người mua phải tự thẩm định, đánh giá. “Trước mắt do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, áp lực đối với việc trả nợ của các DN phát hành trái phiếu cũng sẽ bị đẩy lên cao hơn, làm tăng rủi ro vỡ nợ”, các chuyên gia đến từ VEPR cảnh báo.

Trước sự tăng nóng của thị trường TPDN, Bộ Tài chính đã 2 lần đưa ra cảnh báo đối với những nhà đầu tư và cả chính DN phát hành trái phiếu. Theo đó, Bộ Tài chính khuyến nghị DN phát hành trái phiếu phải tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án phát hành trái phiếu khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ; tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu; sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu gắn với mục đích phát hành; không vì mục tiêu bán cho nhà đầu tư cá nhân mà chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành với nhiều mã trái phiếu; có biện pháp để thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết với nhà đầu tư, bao gồm cam kết về mua lại trái phiếu trước hạn.

Đối với nhà đầu tư TPDN, cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp phải đối với trái phiếu. Trước khi quyết định đầu tư, cần yêu cầu DN phát hành, tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính của DN phát hành bao gồm cả tình hình huy động vốn trái phiếu (số lượng đợt phát hành, khối lượng đã phát hành, dư nợ tại thời điểm dự kiến phát hành, việc thanh toán lãi, gốc trái phiếu đã phát hành); mục đích phát hành trái phiếu, tài sản đảm bảo của trái phiếu, đặc điểm của trái phiếu, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu, các cam kết đối với trái phiếu, nghĩa vụ của DN phát hành, nghĩa vụ của tổ chức phân phối đối với trái phiếu. 

Chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư cá nhân mới nên mua trái phiếu, không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu (bao gồm cả gốc và lãi) nếu DN phát hành gặp khó khăn.

Về phía tổ chức phân phối trái phiếu, Bộ Tài chính khuyến nghị không chào mời phân phối trái phiếu bằng mọi giá cho nhà đầu tư, có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho nhà đầu tư về tình hình tài chính của DN phát hành, mục đích phát hành trái phiếu, tài sản đảm bảo của trái phiếu, đặc điểm của trái phiếu, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu, các cam kết đối với trái phiếu; nghĩa vụ của DN phát hành, nghĩa vụ của tổ chức phân phối đối với trái phiếu.

Đồng thời, có biện pháp quản lý để tuân thủ đầy đủ, đúng hạn cam kết về mua lại trái phiếu với nhà đầu tư khi phân phối trái phiếu. Bộ Tài chính cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát trên cơ sở đó xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về TPDN.


Đầu tư vào chính mình, cách tốt nhất gia tăng không giới hạn

 Đầu tư vào chính mình, cách tốt nhất gia tăng không giới hạn

Để có thể phát triển một cách thực sự và vươn tới tầm cao hơn thì bạn cần vượt ra khỏi những điều bản thân mong muốn. Đầu tư vào chính mình là cách tốt nhất để gia tăng không giới hạn lợi nhuận bạn có thể nhận được.

Trong buổi học đầu tiên mà tôi không thể nào quên tại đại học, giảng viên chỉ đưa ra một câu hỏi đơn giản và đã hoàn toàn thay đổi góc nhìn cũng như cách tôi dấn thân vào thế giới. Thầy hỏi:

“Ai ở đây sở hữu một chiếc xe?”, “Hãy giơ tay lên”.

Nhìn xung quanh phòng, mọi người bắt đầu giơ tay lên và thầy tiếp tục hỏi:

“Chiếc xe đó là loại gì? Nó đã đi được bao nhiêu dặm? Các em phải trả bao nhiêu cho chiếc xe?”

Sau một vài phút với hàng loạt câu hỏi chất vấn như vậy mà không liên quan gì tới Kế toán, thầy dừng lại và đưa ra một câu hỏi khác:

“Vậy giờ, ai có thể nói cho tôi biết, tài sản quý giá nhất các em có là gì?”

Một cậu sinh viên đột nhiên giơ tay và nói: “Chiếc xe của em thưa thầy”

Cậu ta đã rơi vào cái bẫy và làm theo đúng như thầy dự tính. Thầy giáo trả lời:

“Tài sản quý giá nhất của em không phải là chiếc xe. Thực ra, nó không phải thứ gì các em sở hữu cả. Điều quý nhất chính là bản thân các em. Giá trị hiện có của nguồn thu nhập trong tương lai là thứ đáng giá nhất mà bạn có và khoản đầu tư vĩ đại nhất chính là vào bản thân mình. Ngồi trong phòng ngày hôm nay là một bước tiến giúp các em tăng thêm số tiền kiếm được và chất lượng cuộc sống của chính mình.”

Bạn thân mỗi người chính là tài sản quý giá nhất, và đây là cách để tối đa hóa "lợi nhuận" cho cuộc đời:

Đầu tư vào sức khỏe

Tài sản quý giá nhất đời bạn chính là điều có 1 không 2 này, càng đầu tư kỹ lưỡng thì nửa đời sau giá trị càng thăng hạng - Ảnh 1.

Tác giả sách nổi tiếng Gary Keller từng nói: “Nếu bạn không chăm sóc cơ thể mình, bạn sẽ sống ở đâu”. Trong khi hầu hết mọi người đặt công việc lên trước sức khỏe, thì bạn nên làm theo cách khác. Cố gắng làm việc thật nhiều giờ trong một ngày tương đương với việc đốn hạ một cái cây với cái cưa cùn; bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian và nỗ lực nhưng nhận về kết quả tối thiểu.

Thay vào đó, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hồi phục ở nơi cách xa công việc và để cho tâm trí thư giãn. Hãy tránh xa tiếng ồn để cho tâm hồn được thư thái và “mài sắc lại cái cưa của bạn”. Khi trở lại làm việc, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng, động lực và thoải mái – mọi điều trở nên dễ dàng hơn. Khi bạn ưu tiên sức khỏe mình số 1 thì mọi thứ còn lại đều sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Đầu tư vào các mối quan hệ

“Nếu bạn đầu tư vào chứng khoán, bạn có thể nhận được 10-15% lợi nhuận. Thế nhưng, nếu bạn đầu tư vào bản thân và các mối quan hệ, bạn có thể nhận được gấp 10 lần lợi nhuận”- theo Tiến sĩ Tâm lý học, tác giả sách Benjamin P. Hardy.

Nếu điều bạn tìm kiếm là sự phát triển và tăng trưởng thực sự, nó không chỉ xoay quanh bản thân bạn. Quả thật, hầu hết mọi người đạt được thành công nhất định và trở nên tự mãn. Họ nghĩ cả thế giới đổ dồn vào họ và chỉ duy trì những mối quan hệ có thể đem lại lợi ích cho họ mà thôi. Nhưng thực tế đó là tư duy nhỏ mọn đến kinh ngạc và chỉ làm cản trở thành công của bạn.

Để có thể phát triển một cách thực sự và vươn tới tầm cao hơn thì bạn cần vượt ra khỏi những điều bản thân mong muốn và đặt người khác lên trước. Bạn sẽ cần nhận ra thành công cho cá nhân chính là thành công cho tập thể.

Ngoài ra, đầu tư vào người khác cũng là khi bạn nhận sự đầu tư từ họ. Thiết lập những mối quan hệ dựa trên đồng tâm hiệp lực là cách bạn nhận về gấp 10 lần lợi nhuận. Không phải tất cả thành công chỉ đều từ bạn. Hãy cùng nhau hưởng lợi.

Đầu tư vào những kỹ năng và trải nghiệm mới

Nếu bạn không thường làm những điều mới, và chỉ quanh quẩn trong quá khứ của bản thân thì bạn sẽ mắc kẹt trong câu hỏi mình là ai và trở thành nạn nhân của những điều đã biết. Hãy cố gắng làm những điều chưa từng làm trước đây. Bạn nên tiếp tục thúc đẩy và thử thách bản thân để vượt qua giới hạn suy nghĩ hiện tại.

Đó là cách vượt ra khỏi những khuôn mẫu trong tiềm thức và trở thành người sống có ý nghĩa. Như Oliver Wendell Holmes Jr. đã nói: “Một trí óc được mở rộng bởi trải nghiệm mới thì sẽ không bao giờ quay về hướng đi cũ”.

Trong khi mọi người tập trung vào công việc hơn là sức khỏe, tốt hơn hết là tập trung củng cố bản thân. Nỗ lực làm việc giúp bạn kiếm sống. Nỗ lực đối với bản thân giúp bạn thịnh vượng.

Dẫu vậy, điều đó chỉ đưa bạn tới giữa đường chứ không phải đích đến cuối cùng. Điểm quan trọng là bạn cần vượt ra khỏi cái mình muốn và đặt người khác lên trước. Một mình, chúng ta chỉ làm được rất ít; cùng nhau chúng ta có thể làm được rất nhiều. Đừng để bản thân bị kẹt trong khuôn mẫu lặp đi lặp lại của quá khứ. Bạn có thể tự quyết con đường học hỏi của mình kéo dài tới đâu, thế giới của bạn sẽ rộng tới chừng nào và nơi nào sẽ là điểm dừng lại.

Theo Medium

Giá khẩu trang lao dốc không phanh, dân buôn đua nhau bán cắt lỗ?

 Vì sao giá khẩu trang lao dốc không phanh, dân buôn đua nhau bán cắt lỗ?

 Sau 1 tuần khẩu trang tăng giá chóng mặt, đến thời điểm hiện tại mặc dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng lên từng ngày nhưng mặt hàng khẩu trang lại có dấu hiệu giảm giá “không phanh”. Giá của mặt hàng khẩu trang hiện tại được rao bán trên thị trường mạng gần như đã trở về với giá trị thực của nó

o với mức giá 140.000 đến 165.000 đồng/1 hộp trong thời điểm dịch bệnh bùng phát trở lại tại Đà Nẵng vào cuối tháng 7 thì thời điểm hiện tại giá khẩu trang được rao bán trên các chợ online chỉ dao động từ 65.000 – 80.000 đồng/1 hộp tùy loại. Tuy nhiên vẫn có những nhà bán lẻ khẩu trang giữ giá 120.000 đồng/hộp do khẳng định "hàng đạt chất lượng cao" nên không thể bán giá rẻ hơn.

Giá bán buôn cả thùng cũng bị giảm thê thảm. Nếu như thời điểm trước đây, các nhà buôn rao bán với giá từ 5,5 – 6,7 triệu đồng/1 thùng 50 hộp thì thời điểm hiện tại giá chỉ còn 3,5 triệu đồng/1 thùng. Đặc biệt có những nơi rao bán với giá chỉ 2,5 – 2,8 triệu đồng/1 thùng.

giá sỉ khẩu trang ở thời điểm hiện tại chỉ còn 3,2 triệu đồng/ thùng thay cho giá 6,7 triệu đồng/ 1 thùng trước đây

Giá sỉ khẩu trang ở thời điểm hiện tại chỉ còn 3,2 triệu đồng/ thùng thay cho giá 6,7 triệu đồng/1 thùng trước đây.

Chị H.S (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, “thời điểm dịch bùng phát trở lại, khẩu trang lại trở nên sốt hàng hơn bao giờ hết. Có những thời điểm cháy hàng, khách hỏi mình không có để cung cấp. Sau đó mình đã nhập gần 100 thùng khẩu trang với giá nhập là 5,8 triệu đồng/1 thùng với suy nghĩ giá khẩu trang sẽ tăng mạnh giống như dịch đợt 1 hồi đầu năm, có những thời điểm giá bán lẻ khẩu trang lên tới 350.000/ hộp”.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại thì giá khẩu trang đang lao dốc không phanh, “giá hiện tại bán trên thị trường giỏi lắm là khoảng 3,5 – 4 triệu đồng/1 thùng. Có khi còn không được giá đó. Mình hiện tại chấp nhận lỗ để đẩy hết hàng vì rất có thể thời gian tới giá mặt hàng này sẽ còn giảm nữa. Không chỉ mình, mà mấy người bạn hàng của mình cũng đang gặp phải tình cảnh tương tự”, chị H.S cho biết thêm.

Thậm chí có những nơi còn rao bán giá khẩu trang chỉ 2,3 triệu/ 1 thùng

Thậm chí có những nơi còn rao bán giá khẩu trang chỉ 2,3 triệu đồng/1 thùng.

Nguyên nhân khiến giá khẩu trang lao dốc không phanh

Một Facebooker có tên Nga Bùi đã kinh doanh nhiều năm và có nhiều thông tin chị cho biết việc giá khẩu trang đi xuống thời điểm này là do một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, hàng giả, hàng kém chất lượng từ Trung Quốc tràn sang. Các mặt hàng này được bán rất rẻ. Kèm theo đó là một số xưởng làm ăn chụp giật, ăn xổi nhập nguyên vật liệu giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn với mục đích kiếm lời. Người tiêu dùng thì cứ cái gì rẻ thì mua không tìm hiểu kỹ về chất lượng nên cuối cùng người chịu thiệt là mình.

Thứ hai, là mặt hàng khẩu trang bị trả về từ các lô xuất ngoại. Nhiều người cứ up lên bao nhiêu cái chứng chỉ nào là FDA, CE, ISO, CFS… “để lòe thiên hạ”. Chị cho biết ngay cả những đơn vị có đầy đủ các chứng chỉ trên thì cũng chưa có gì đảm bảo việc hàng của họ sẽ được xuất khẩu sang Châu Âu được thuận lợi.

“Làm ăn với Tây không lôm côm được, họ kiểm duyệt chất lượng kỹ lắm. Mấy cái chỉ số trước đó như FDA, CE… chỉ giúp họ lượt bớt một số công đoạn về mặt thủ tục để mau đưa sản phẩm ra thị trường thôi. Còn về chất lượng không đạt họ vẫn sẵn sàng hủy bỏ đơn hàng và trả lại nơi sản xuất ngay”, chị Nga Bùi cho hay.

Thời gian vừa qua, lực lượng quản lý thị trường liên tiếp thu giữ những lô hàng khẩu trang lớn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trong đó không ít là khẩu trang Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Nhiều trong số đó là những lô hàng không chứng minh được nguồn gốc.

Theo chị Nga Bùi, những lô hàng kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn sẽ bị trả về và phải đền bù lại hợp đồng cho đối tác. Các đơn vị này ôm hàng nhưng không có đủ tiền đền bù nên tại tuồn ra thị trường trong nước, bán tống bán tháo để thu hồi vốn được đồng nào hay đồng ấy.

“Nhiều người tưởng hàng công ty uy tín, xả rẻ nên đua nhau mua mà không biết rằng đó là hàng kém chất lượng bị trả về”, chị Nga Bùi nói.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons