Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

TQ phá giá NDT: Hàng Việt gặp khó trên mọi ‘mặt trận’

Cú sốc phá giá Nhân dân tệ tới 5% của Trung Quốc sẽ gây bất lợi cho hàng hoá Việt Nam trên mọi mặt trận, cả ở sân nhà hay đấu trường quốc tế. Đối sách tiếp theo như thế nào cho thương mại Việt Nam sau việc nới tỷ giá sẽ phải được nghiên cứu kỹ.
Bất lợi ở mọi mặt trận
Sau cuộc họp chiều 14/8 của Chính phủ về tác động của phá giá Nhân dân tệ, một thông điệp lớn đã được phát đi: Thủ tướng yêu cầu các bộ sẽ phải tăng cường phối hợp để có đối sách ứng phó phù hợp, phát huy cao tác động tích cực và giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực.
Tuy nhiên, ngoài phản ứng nhanh từ Ngân hàng Nhà nước cho tăng tỷ giá, lĩnh vực quan trọng khác là thương mại hàng hoá Việt Nam chịu tác động ra sao vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Các quan chức của Bộ Công Thương trực tiếp phụ trách lĩnh vực này đều chỉ cho biết, vẫn đang thu thập dữ liệu để tính toán.
TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đai học Quốc gia Hà Nội khẳng định: "Chắc chắn, cú sốc phá giá Nhân dân tệ sẽ gây tổn thương sâu sắc tới hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trên mọi mặt trận".
phá giá, nhân dân tệ, Trung Quốc, nhập siêu, cạnh tranh, hàng Việt, bất lợi, tỷ giá, biên độ, rủi ro, tiền tệ, tài chính, phá-giá, nhân-dân-tệ, Trung-Quốc, nhập-siêu, cạnh-tranh, hàng-Việt, bất-lợi, tỷ-giá, biên-độ, rủi-ro, tiền-tệ, tài-chính
giao dịch biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm tới 10% tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước
Có ít nhất 3 tình huống được TS Thành phân tích thấy rõ những rủi ro đang đến gần cho hàng Việt.
"Nếu ngày xưa Trung Quốc bán cho ta 100 đồng thì nay, giá chỉ còn 95 đồng. Ngược lại, hàng Việt Nam bán vào Trung Quốc ngày xưa là 100 thì giờ giá là 105. Khi đó, đương nhiên hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc sẽ khó hơn, do bất lợi về giá", ông Thành phân tích.
Theo ông, hàng Trung Quốc vào Việt Nam đã nhiều lên và lấn át hàng Việt. Doanh nghiệp đang nhập khẩu từ nước khác có thể chuyển sang nhập khẩu từ Trung Quốc ở các mặt hàng có thể thay thế được do giá cạnh tranh hơn.
Trên thị trường quốc tế, con tôm hay hàng quần áo đang xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam và Trung Quốc trước đây đều như nhau, là 100 đồng nhưng nay, hàng Trung Quốc sẽ chỉ là 95, còn hàng Việt Nam vẫn là 100. Điều này sẽ rất bất lợi khi hàng Việt cạnh tranh trực tiếp hàng Trung Quốc giá rẻ hơn trên thị trường quốc tế, nhất là khi hàng nước này tương đồng với ta.
Nói như vậy cũng có nghĩa rằng, việc hàng hoá Việt Nam hưởng lợi do sử dụng các nguyên phụ liệu nhập từ Trung Quốc là so với trước đây, nhưng so với hàng của nước này trên các thị trường thì chưa chắc, sức cạnh tranh đã hơn.
TS Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế quốc dân cũng cho rằng: "Cần phải làm rõ trỏng giao dịch của Việt- Trung thì ở mỗi ngành hàng, doanh nghiệp lấy đồng tiền nào để định giá".
"Nếu là đồng Nhân dân tệ thì mức độ ảnh hưởng là sâu sắc, nếu là đồng tiền nước thứ ba như đồng USD thì ảnh hưởng gián tiếp sẽ ít đi. Và nếu thanh toán bằng đồng Việt Nam thì gần như không ảnh hưởng nhiều", TS Phạm Thế Anh nói.
Ông cũng nói thêm: "Giao dịch quốc tế chủ yếu bằng đồng USD. Nhưng với Trung Quốc, chúng ta có hoạt động thương mại qua biên giới rất mạnh và thường thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ. Cho nên, chắc chắn, xuất khẩu hàng Việt ở khu vực này sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ".
Một ước tính của Bộ Công Thương cho thấy, giao dịch biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm tới 10% tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước
Nới tỷ giá: Ứng phó trước mắt
Thủ tướng đã chỉ đạo việc điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam. Song ngay trong giới nhà kinh tế độc lập, hiện vẫn đang tranh cãi về ứng phó phá giá đồng tiền Việt Nam ở mức nào.
TS Nguyễn Đức Thành nói: "Không có phương pháp nào khả thi và tốt hơn là việc thay đổi tỷ giá đồng Việt Nam cho phù hợp. Do vậy, nếu để nói giảm thiểu tác động tới thương mại Việt Nam và gắn với trách nhiệm điều hành xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương thì không phải. Trong lúc này, các rào cản để hạn chế cú sốc nhập khẩu lớn từ Trung Quốc chỉ là việc phụ và thực ra, vốn vẫn đã được làm mà không có kết quả".
Ông Thành cho rằng, việc phá giá đồng tiền Việt Nam phải được thực thi ngay và phải ở mức sâu hơn mức phá giá đồng Nhân dân tệ.
Tuy nhiên, TS Phạm Thế Anh cho rằng: "Không nên đặt vấn đề phá giá nhanh hay chậm hơn, mạnh hay nhẹ hơn ngay lúc này. Nói phá giá tiền đồng có lợi cho xuất nhập khẩu ra sao thì hiện cũng chưa rõ".
"Nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhưng ở mức nào thì phải có nghiên cứu thực nghiệm cụ thể hơn. Phải làm rõ từng ngành hàng một có đặc thù giao dịch ra sao để tính toán tác động, từ đó mới có phương án điều hành phù hợp".
Song, TS Phạm Thế Anh cho rằng: "Mấu chốt vẫn là tỷ giá. Cách tốt nhất cho việc điều hành tỷ giá là phải theo cách mà thị trường có thể dự đoán được, không để DN bị sốc mới tốt. Tỷ giá nên có lộ trình trong dài hạn mở rộng biên độ. Khi nào cần can thiệp thì Ngân hàng dùng dự trữ ngoại hối chứ không nên công bố việc biên độ tỷ giá là bao nhiêu".
Nhiều ý kiến khác lo ngại nếu phá giá tiền đồng mạnh như đồng Nhân dân tệ thì sẽ gây hỗn loạn thị trường chứng khoán, gia tăng lạm phát và cũng bất lợi cho các ngành hàng còn phụ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc.
Phạm Huyền

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons