Đánh giá về quyết định thoái vốn khỏi 10 doanh nghiệp mới đây của chính phủ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, điều này hợp lý vì ngày xưa doanh nghiệp cần vốn nhà nước do còn yếu ớt nhưng hiện tại nền kinh tế đã phát triển ở mức độ cao hơn, Chính phủ nên trả lại cho tư nhân.
SCIC vừa được chấp thuận thoái hết vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp, bao gồm nhiều tên tuổi đình đám.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa được chấp thuận thoái hết vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp, bao gồm nhiều tên tuổi đình đám như: Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (nắm 50,7% vốn); CTCP sữa Việt Nam (Vinamilk - nắm 45,1%); CTCP FPT (nắm 6%); CTCP Viễn thông FPT (nắm 50,2%); Nhựa Bình Minh (nắm 38,4%); Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (nắm 371,%); Xuất nhập khẩu Sa Giang (nắm 49,9%); Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (năm 47,6%)…
Ước tính sau khi thoái vốn khỏi các doanh nghiệp này, ngân sách Nhà nước có thể thu về khoảng 3 tỷ USD. Đây được coi là kế hoạch thoái vốn có giá trị lớn nhất từ trước tới nay của Chính phủ với nhiều tác động đáng kể tới tâm lý thị trường.
Xung quanh vấn đề này, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu.
Chuyên gia kinh tế, T.S Nguyễn Trí Hiếu
Nên trả lại cho tư nhân!
Chính phủ vừa quyết định thoái vốn khỏi 10 doanh nghiệp với giá trị lên tới hàng tỷ USD, ông nhìn nhận thế nào về quyết định này?
Việt Nam đang đi vào giai đoạn cuối cùng phát triển 5 năm nhưng tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) còn chậm. Do đó, Chính phủ phải dùng mọi biện pháp để thúc đẩy nhanh tiến trình này là điều hợp lý.
Tôi không nắm được tư duy của Chính phủ khi giữ 9 doanh nghiệp và thoái vốn tại 10 doanh nghiệp. Nhưng có thể 10 doanh nghiệp được “thả” hình như đang có lợi thế về kinh tế, có thể dễ dàng thoái vốn hơn những đơn vị còn lại. Trên góc độ đó, tôi thấy là hợp lý. Vì nên ưu tiên công ty dễ làm trước đi để đẩy nhanh tiến trình thoái vốn, cân bằng ngân sách quốc gia, cái nào dễ thì làm trước, khó thì làm sau
Tuy nhiên, cần nhắc đến là, việc thoái vốn khỏi 10 doanh nghiệp với giá trị hàng tỷ USD được đặt ra trong bối cảnh thị trường vốn còn bị tác động nhiều bởi tình hình thế giới. Do đó, ý chí của Chính phủ muốn thoái nhưng có đạt được mục tiêu hay không còn chờ đón nhận của thị trường như thế nào.
Theo ông, những khó khăn về cân đối ngân sách có phải cũng là một nguyên nhân khiến Chính phủ đưa ra quyết định đó trong thời điểm này?
Việc thoái vốn đã tính từ trước rồi nhưng do tiến trình chậm nên hiện tại Chính phủ mới đưa ra giải pháp quyết liệt hơn. Tôi nhắc lại, đây là điều hợp lý vì ngày xưa doanh nghiệp cần vốn nhà nước do còn yếu ớt nhưng hiện tại nền kinh tế đã phát triển ở mức độ cao hơn, Chính phủ nên trả lại những doanh nghiệp này cho tư nhân.
Bên cạnh đó, những khó khăn trong cân đối ngân sách cũng là một trong những lý do tác động. Thời gian qua, Chính phủ phát hành trái phiếu để thu hút vốn nhưng tỷ lệ thành công không lớn trong khi nhu cầu trả nợ lớn, giá dầu sụt giảm khiến tăng áp lực ngân sách.
"Con gà" hay "quả trứng"?
Có chuyên gia từng cho rằng thoái vốn khỏi Vinamilk chỉ mang lại lợi cho Nhà nước chứ không thiệt. Theo ông, mất đi khoản cổ tức vài nghìn tỷ mỗi năm để đổi lại 2,5 tỷ USD nhận ngay vào lúc nào là thiệt hay lợi?
Trên nguyên tắc, Chính phủ không nên đầu tư vào những doanh nghiệp mang tính cạnh tranh thị trường như vậy. Vinamilk không phải là doanh nghiệp liên quan tới an ninh, quốc phòng và trong lĩnh vực tiêu dùng, tại các nước tiên tiến trên thế giới, Chính phủ nước họ cũng không nắm giữ nữa. Do đó, đây là việc không thể không làm.
Mặc dù có thể mất đi nguồn thu nhưng không thể vì nguồn thu đó mà tiếp tục vai trò đầu tư khiến cho nền kinh tế kém lành mạnh, Chính phủ cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.
Ở góc độ doanh nghiệp, sau khi thoái vốn, ông có cho rằng bản thân các doanh nghiệp này sẽ hưởng lợi nhiều hơn?
Thường một doanh nghiệp được tư nhân quản lý đầu tư có hiệu quả hơn là Nhà nước. Tư duy của Nhà nước khi đầu tư khiến những người làm trong công ty đó không thấy trách nhiệm như những người phải bỏ tiền túi đầu tư. Ở đây, một mặt là tiền của công, làm bao nhiêu cũng là của nhà nước trong khi một mặt là tư nhân làm ra bao nhiêu hưởng bấy nhiêu.
Tư duy khác nhau nên cách quản lý cũng khác. Kinh nghiệm tại nhiều nước trên thế giới, lĩnh vực tư luôn hiệu quả hơn đầu tư công trừ trường hợp đầu tư cơ sở hạ tầng, cầu cống cần vốn lớn, thời gian dài tạo lợi nhuận hay các lĩnh vực an sinh xã hội, quốc phòng.
Doanh nghiệp liệu có lo mất đi lợi thế về mặt ưu đãi, chính sách?
Không đáng lo ngại mà còn đáng mừng nữa. Những công ty như vậy cũng là thành phần cạnh tranh trong nền kinh tế tại sao lại được hưởng ưu đãi trong khi công ty cùng ngành nghề không được ưu đãi. Yếu tố ưu đãi làm mất tính công bằng trong nền kinh tế. Do đó, những công ty ra khỏi vị trí sở hữu của nhà nước mất đi một số thuận lợi, ưu đãi chính là điều đáng mừng cho nền kinh tế!
Theo ông, việc thoái vốn tác động như nào tới thị trường và việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài?
Về trung và dài hạn, việc nhà nước thoái vốn khỏi các lĩnh vực mang tính đặc thù như vậy có lợi dù có thể trong ngắn hạn sẽ tạo ra một số biến động. Những công ty đó có thể phải cạnh tranh nhiều hơn nên cần phải thay đổi để đưa ra những sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, một công ty làm ăn hiệu quả, báo cáo tài chính tốt chắc chắn có lợi cho việc kêu gọi đầu tư nước ngoài hơn là các cơ sở có vốn nhà nước. Dĩ nhiên, có những nhà đầu tư nước ngoài nhắm vào những cơ sở có ưu đãi về chính sách nhưng dần dần các ưu đãi đó cần phải mất đi, nhất là khi Việt Nam tham gia vào TPP và các FTA. Như TPP, có những điều khoản chặt chẽ, yêu cầu DNNN phải từ bỏ ưu đãi, tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần trong nền kinh tế.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét