Một số chuyên gia trong ngành cho rằng, khi NHNN cho ngân sách vay 30.000 tỷ đồng mà không có các biện pháp trung hoà đi kèm, sẽ làm tăng cung tiền, có thể gây ảnh hưởng đến sự ổn định của tỷ giá cũng như mục tiêu lạm phát.
Một khoản chi tạm ứng hay một khoản vay 30.000 tỷ đồng để cân bằng ngân sách nhà nước năm 2015 được đánh giá là con số đáng cân nhắc.
Cùng với một số giải pháp đôn đốc thu nợ thuế, phát hành trái phiếu ngắn hạn, chỉ đạo điều hành ngân sách Nhà nước mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giao Vụ Tài chính ngân hàng cần phối hợp với các đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để đề nghị tạm ứng hoặc cho ngân sách Nhà nước vay 30.000 tỷ đồng.
Mặc dù Bộ Tài chính liên tục lên tiếng khẳng định đây là một nghiệp vụ “bình thường” và “không phải do tình hình ngân sách khó khăn hơn dự kiến”, một số chuyên gia trong ngành cho rằng, khi NHNN cho ngân sách vay 30.000 tỷ đồng mà không có các biện pháp trung hoà đi kèm, sẽ làm tăng cung tiền, có thể gây ảnh hưởng đến sự ổn định của tỷ giá cũng như mục tiêu lạm phát.
"Nếu làm như vậy, các khoản nợ này sẽ có thể “ăn” vào trong dự trữ ngoại hối và các loại quỹ dự phòng khác của NHNN, vốn có thể phải được sử dụng vào mục đích điều hành tiền tệ. Sự độc lập của NHNN và Bộ Tài chính có cái lý của nó, để tránh sự nhập nhằng về chức năng và rủi ro do những mâu thuẫn lợi ích giữa cơ quan giữ hầu bao của Chính phủ và điều hành chính sách tài khoá với cơ quan điều hành hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ quốc gia”, ông Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol - Anh trao đổi.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu thì cho rằng: "Nếu vay thường xuyên sẽ dẫn tới không kiểm soát được nợ công. Do đó, chỉ nên xem NHNN là trạm cuối cùng, là “phao” cứu sinh cuối cùng. Không nên để thành tiền lệ mỗi lần khó khăn lại chạy tới NHNN trong khi NHNN lại là cơ quan in tiền, 2 đầu đó gặp nhau mà không kiểm soát thì rất nguy hiểm".
Trong báo cáo nhận định thị trường gửi tới nhà đầu tư, các chuyên viên phân tích của Công ty Chứng khoán TPHCM (HSC) nhìn nhận, một khoản chi tạm ứng hay một khoản vay 30.000 tỷ đồng để cân bằng ngân sách nhà nước năm 2015 được đánh giá là con số đáng cân nhắc.
Cụ thể, HSC cho biết, theo luật về ngân sách nhà nước, NHNN có thể chi tạm ứng cho ngân sách nhà nước (với lãi suất bằng 0) và khoản tạm ứng này sau đó sẽ được hoàn trả trong cùng năm ngân sách. Vấn đề đặt ra là quy mô đề xuất hay số tiền xin tạm ứng. Chẳng hạn, mức chi tạm ứng khoảng 10.000 - 15.000 tỷ đồng sẽ không quá lo ngại, tuy nhiên mức đề xuất 30.000 tỷ đồng là con số đáng kể xét về mặt tiền tệ.
Theo HSC ước tính, tổng cung tiền hiện tại khoảng 5.500.000 tỷ đồng và con số 30.000 tỷ đồng mà Bộ Tài chính đề xuất vay NHNN tương đương 0,54% tổng cung tiền hiện tại.
Báo cáo phân tích rằng, nếu không tính đến lo ngại về lạm phát (đang ở mức thấp), sự phản đối chính có thể là tổng cung tiền tăng lên (theo mức đề xuất) có thể ảnh hưởng như thế nào đến tiền tệ.
"Dĩ nhiên, quan điểm đối lập cho rằng, số tiền chi tạm ứng sẽ được hoàn trả trước cuối năm. Điều kiện thực tế là khác với thường lệ với ít lựa chọn hơn. Nếu thị trường trái phiếu đang hoạt động thông thường, có khả năng NHNN sẽ tạo nguồn thanh khoản này dưới hình thức các khoản vay tái cấp vốn cho các ngân hàng, là giải pháp cho phép các ngân hàng mua trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn", HSC nhận định.
HSC cũng dự báo rằng, thâm hụt ngân sách thực tế có thể cao hơn mục tiêu 5% nếu tình hình không được cải thiện. Nếu tình hình vẫn diễn biến như hiện nay cho đến cuối năm thì ước tính thâm hụt có thể dễ dàng vượt mức 212.400 tỷ đồng, tương đương 4,7% GDP.
Tuy nhiên thâm hụt thường cao hơn vào 6 tháng cuối năm vì tính mùa vụ. Trong khi đó, việc phát hành trái phiếu Chính phủ để bù đắp ngân sách không đạt kế hoạch với giá trị phát hành chỉ đạt 93.000 tỷ đồng cho đến nay.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét