Nợ công của Việt Nam đến cuối năm 2014 ước tính là 2,346 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 110 tỷ USD. Mức nợ công này vẫn trong giới hạn theo quy định của Nghị quyết Quốc hội.
Nợ công của Việt Nam đến cuối năm 2014 là hơn 110 tỷ USD.
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố số liệu nợ công Việt Nam đến cuối năm 2014 là hơn 110 tỷ USD, vượt xa con số mà Bộ Tài chính trình trước Quốc hội; theo đó, mỗi người dân Việt Nam đang gánh hơn 1.200 USD (hơn 26 triệu đồng) nợ công.
Trả lời về vấn đề này, người phát ngôn Chính phủ - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn cho biết, thay mặt Chính phủ, Bộ Tài chính đã báo cáo trước Quốc hội nợ công của Việt Nam đến cuối năm 2014, ước tính là 2,346 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 110 tỷ USD.
"Số liệu nợ công mà WB công bố cũng chính là số liệu do Bộ Tài chính cung cấp. Mức nợ công này vẫn trong giới hạn theo quy định của Nghị quyết Quốc hội”, Bộ trưởng Nên khẳng định.
Theo Bộ trưởng, Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo tập trung thực hiện tốt các giải pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô. Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về việc này.
Báo cáo “Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam” do WB đánh giá, cân đối ngân sách của Việt Nam vẫn là mối quan ngại. Nợ công tăng nhanh trong những năm gần đây, và chi phí trả nợ có thể là gánh nặng ngày càng tăng cho ngân sách.
Theo WB, tổng nợ công (nợ của Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) đã tăng từ 54,5% GDP 2013 lên mức 59,6% năm 2014. Tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ công của Việt Nam ước tính 2.347 nghìn tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD).
Mặc dù nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn giữ ổn định khoảng 27 - 28% GDP trong giai đoạn 2010 - 2014, nợ trong nước tăng nhanh từ 23,1% GDP năm 2010 lên 31,7% GDP năm 2014 . Phần lớn huy động vốn trong nước dựa trên phát hành trái phiếu Chính phủ với lãi suất bình quân 7,9%/năm trong năm 2013 và 6,6% năm 2014.
WB cho rằng, nghĩa vụ nợ tiềm tàng từ doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và khu vực ngân hàng cũng trở thành mối nguy cơ rủi ro tới tính bền vững của nợ công. Ngoài các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh được trình bày ở trên vẫn còn nhiều các khoản nợ tiềm ẩn chưa được thống kê một cách đầy đủ. Các khoản nợ này ước tính có quy mô khá lớn, tính rủi ro cao và có thể đe dọa tới ổn định tài khóa.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét