Để giá bán rẻ nhưng giữ được lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng
Hiện đầu ra của những cơ sở sản xuất nước đá ở TPHCM là các nhà hàng, quán ăn..., nhiều hơn hẳn so với bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Nhiều nơi thu mua nước đá vẫn chú trọng giá rẻ, phục vụ nhanh hơn là chú ý các quy tắc về an toàn.
Khâu nào cũng dơ
Thực địa tại một xưởng sản xuất nước đá viên nhỏ, không bảng hiệu nằm trên đường Lê Văn Lương (gần chung cư Hưng Phát, huyện Nhà Bè), chúng tôi ghi nhận bên ngoài thường xuyên có 2 xe ba gác máy đậu để giao hàng. Trên xe, nhiều bao gai PP cũ được gom về chờ đựng nước đá. Trong giờ sản xuất, công nhân thường xuyên ở trần để hứng đá viên vào bao; khi đá bị lọt xuống sàn, công nhân lại xúc lên cho vào bao rồi xuất xưởng.
Để bảo đảm chất lượng khi đến tay người sử dụng, nước đá phải được đóng bằng bao bì kín, vận chuyển bằng xe chuyên dụng
Đấy là xưởng nhỏ, nước đá bẩn ngay tại lò; ở các nhà máy sản xuất lớn thì tình hình khá hơn nhưng chỉ được nửa chừng vì phân phối chủ yếu qua đại lý. Vào một đại lý nước đá trên đường Nguyễn Thượng Hiền (quận 3) chiều 2-8, chúng tôi ghi nhận nước đá được xuống hàng từ một xe tải đông lạnh chuyên dụng. Nhưng “kho chứa” là vỉa hè, thậm chí không có kệ bên dưới, từng bao nước đá được xếp chồng lên nhau, phủ tấm bạt sơ sài trước khi đưa đi giao lẻ.
Đáng sợ hơn là một đại lý nước đá trên đường Vườn Chuối (quận 3) nằm cạnh hẻm nhỏ thông ra chợ Vườn Chuối. Theo quan sát, ở đây có tủ chứa cách nhiệt nhưng nhiều bao nước đá vẫn để bên ngoài, ngay dưới sàn; còn đá cây thì xếp chồng ngay trước nhà vệ sinh công cộng của chợ. Từ đây, nước đá được giao đi các quán cà phê, quán nhậu trong khu vực, ngay trung tâm TP.
Tại một số chuỗi cửa hàng ăn uống được gọi là “sang”, nguồn nước đá sử dụng cũng không khá hơn là bao.
Một ngày cuối tháng 7, bám theo một chiếc xe máy kéo tự chế, nước chảy tong tong xuống đường Nguyễn Hữu Cảnh (trong khu Phú Mỹ Hưng, quận 7), chúng tôi khá ngạc nhiên khi thấy người đàn ông điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm dừng xe, giở tấm phủ, lôi ra bao nước đá rồi vác đi giao. Nơi nhận không phải là quán vỉa hè bình dân mà là một quán cà phê thuộc chuỗi H. nổi tiếng, một nhà hàng chuyên món Hoa và một nhà hàng mì Nhật - toàn những nơi không dành cho người ít tiền.
Báo động chất lượng nguồn nước
Đường đi của nước đá đến tay người dùng bẩn như vậy, còn đầu vào của các cơ sở sản xuất có bảo đảm vệ sinh hay không? Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TPHCM cho biết, cơ quan này vừa tổng kiểm tra 193 cơ sở sản xuất nước đá trên địa bàn TP, kết quả có 79 cơ sở sử dụng nước máy, 114 cơ sở sử dụng nước giếng khoan để sản xuất nước đá. Điều đáng lưu ý là có 64 cơ sở không thực hiện việc kiểm soát nguồn nước thông qua các xét nghiệm trước khi sản xuất.
“Dù dùng nguồn nước nào cũng phải xử lý để bảo đảm theo quy chuẩn nước dành cho ăn uống. Chất lượng nước đá ở TPHCM đang trong tình trạng báo động, tỉ lệ nhiễm vi sinh quá cao (12/22 mẫu, tỉ lệ 54,4%)” - ông Hòa nói.
Nước đá được đựng trong bao PP và vận chuyển trên phương tiện không bảo đảm an toàn thực phẩm giao cho các quán ăn
Trao đổi với phóng viên về nơi lấy mẫu, ông cho biết toàn bộ số nước đá trên được lấy tại nguồn (nơi sản xuất) chứ chưa phải là nước đá trên thị trường, tức chất lượng đến tay người sử dụng. Trước đó, một đợt lấy mẫu nước đá trên thị trường (đại lý, quán cà phê, quán nhậu…) độc lập do một cơ quan truyền thông phối hợp với phòng thí nghiệm có uy tín tại TPHCM thực hiện đã cho kết quả 100% mẫu nhiễm vi khuẩn.
“Tôi có nghe thông tin một số công ty lữ hành khuyến cáo khách du lịch không nên sử dụng nước đá, khách Tây đến TPHCM nhiều người phải kè kè chai nước nên đã đến lúc phải siết lại quản lý để cải thiện chất lượng mặt hàng này” - ông Hòa khẳng định.
Bêu tên lên báo, đài
Trước thực trạng trên, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục ATVSTP TP HCM, vừa ký văn bản gửi phòng y tế, trung tâm y tế quận, huyện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hướng dẫn kiểm tra và sử dụng nước đá, nước uống.
Theo đó, nước đá dùng liền phải được đóng gói trong bao bì kín, hợp vệ sinh, sản phẩm phải được bảo quản, vận chuyển trên các phương tiện, dụng cụ chuyên dụng bảo đảm về nhiệt độ bảo quản. Khi nhận nước đá, phải yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý (giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP, giấy tiếp nhận công bố hợp quy, phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm định kỳ).
Tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nước đá dùng liền phải được bảo quản trong dụng cụ hợp vệ sinh, có trang bị dụng cụ gắp, múc, xúc nước đá khi phục vụ, tuyệt đối không dùng tay trần để bốc nước đá. Việc kiểm tra sẽ được tiến hành từ sau ngày 15-8, cơ sở vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm và công bố thông tin lên báo, đài.
“Các cơ sở nên tự hoàn thiện mình, phải đầu tư kinh phí để đáp ứng các yêu cầu theo quy định hơn là đi đóng phạt. Vì một nhà hàng, quán ăn đang đắt khách, chỉ cần bị đoàn kiểm tra phát hiện sử dụng nước đá bẩn, công bố lên báo, đài là doanh số chắc chắn sụt giảm thê thảm” - ông Hòa khuyến cáo.
“Hàng sạch” không quá đắt
Đó là chia sẻ của bà Dương Thị Thu Dung, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Hồng Phúc, doanh nghiệp tiên phong đầu tư xây nhà máy nước đá viên đóng gói tự động vào bao PE bằng dây chuyền công nghệ Mỹ tại TP HCM. Bà Dung cho biết: “Đầu tư nhà máy tốn hàng triệu USD nhưng doanh nghiệp cân đối khấu hao từ việc tiết kiệm chi phí nhân công, chỉ bán cao hơn vài ngàn đồng/bao do chênh lệch giá bao bì (bao PE đắt hơn bao PP)”.
Theo bà Dung, bước đầu nước đá đóng bao PE Hồng Phúc đã được giao trực tiếp vào một số chuỗi nhà hàng như: Tokyo Deli, Mini stop (thuộc Tập đoàn Aeon - Nhật Bản), cà phê Sài Gòn Phố, quán nướng Nam Sơn...
Chưa kiểm soát được các đại lý
Theo các công ty sản xuất nước đá, hiện công suất các nhà máy trên địa bàn TP HCM đã vượt quá nhu cầu nên phải cạnh tranh chủ yếu bằng giá bán. Giá xuất xưởng nước đá viên chỉ 10.000-11.000 đồng/bao (từ 20-25 kg), bao đựng hầu hết là bao gai PP được làm từ nhựa tái chế, không bảo đảm để chứa thực phẩm. Chưa hết, với sản lượng lớn cung ứng mỗi ngày, các nhà máy phải phân phối qua đại lý. Tại đại lý, nước đá được san sớt số lượng theo yêu cầu của khách hàng, chặt nhỏ nước đá cây, là một khâu của sản xuất, tác động trực tiếp đến chất lượng nước đá nhưng nhóm kinh doanh này chưa được quản lý và kiểm tra về điều kiện bảo đảm ATVSTP nên đường đi của nước đá đến nhà hàng, quán ăn mới nhếch nhác như trên. Giải pháp đưa ra là nước đá ăn uống phải được đựng trong bao bì kín (như bao nhựa PE chính phẩm, thùng cách nhiệt hoặc bao PP có lót màn PE bên trong) để tránh vấy nhiễm.
Nước đá bẩn rất nguy hiểm cho người dùng vì được sử dụng trực tiếp, không qua bất kỳ khâu sơ chế, chế biến nào. Nước đá nhiễm vi sinh gây ngộ độc và nhiều nguy cơ mắc các bệnh tật mạn tính, trong đó có ung thư.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Hiện đầu ra của những cơ sở sản xuất nước đá ở TPHCM là các nhà hàng, quán ăn..., nhiều hơn hẳn so với bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Nhiều nơi thu mua nước đá vẫn chú trọng giá rẻ, phục vụ nhanh hơn là chú ý các quy tắc về an toàn.
Khâu nào cũng dơ
Thực địa tại một xưởng sản xuất nước đá viên nhỏ, không bảng hiệu nằm trên đường Lê Văn Lương (gần chung cư Hưng Phát, huyện Nhà Bè), chúng tôi ghi nhận bên ngoài thường xuyên có 2 xe ba gác máy đậu để giao hàng. Trên xe, nhiều bao gai PP cũ được gom về chờ đựng nước đá. Trong giờ sản xuất, công nhân thường xuyên ở trần để hứng đá viên vào bao; khi đá bị lọt xuống sàn, công nhân lại xúc lên cho vào bao rồi xuất xưởng.
Để bảo đảm chất lượng khi đến tay người sử dụng, nước đá phải được đóng bằng bao bì kín, vận chuyển bằng xe chuyên dụng
Đấy là xưởng nhỏ, nước đá bẩn ngay tại lò; ở các nhà máy sản xuất lớn thì tình hình khá hơn nhưng chỉ được nửa chừng vì phân phối chủ yếu qua đại lý. Vào một đại lý nước đá trên đường Nguyễn Thượng Hiền (quận 3) chiều 2-8, chúng tôi ghi nhận nước đá được xuống hàng từ một xe tải đông lạnh chuyên dụng. Nhưng “kho chứa” là vỉa hè, thậm chí không có kệ bên dưới, từng bao nước đá được xếp chồng lên nhau, phủ tấm bạt sơ sài trước khi đưa đi giao lẻ.
Đáng sợ hơn là một đại lý nước đá trên đường Vườn Chuối (quận 3) nằm cạnh hẻm nhỏ thông ra chợ Vườn Chuối. Theo quan sát, ở đây có tủ chứa cách nhiệt nhưng nhiều bao nước đá vẫn để bên ngoài, ngay dưới sàn; còn đá cây thì xếp chồng ngay trước nhà vệ sinh công cộng của chợ. Từ đây, nước đá được giao đi các quán cà phê, quán nhậu trong khu vực, ngay trung tâm TP.
Tại một số chuỗi cửa hàng ăn uống được gọi là “sang”, nguồn nước đá sử dụng cũng không khá hơn là bao.
Một ngày cuối tháng 7, bám theo một chiếc xe máy kéo tự chế, nước chảy tong tong xuống đường Nguyễn Hữu Cảnh (trong khu Phú Mỹ Hưng, quận 7), chúng tôi khá ngạc nhiên khi thấy người đàn ông điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm dừng xe, giở tấm phủ, lôi ra bao nước đá rồi vác đi giao. Nơi nhận không phải là quán vỉa hè bình dân mà là một quán cà phê thuộc chuỗi H. nổi tiếng, một nhà hàng chuyên món Hoa và một nhà hàng mì Nhật - toàn những nơi không dành cho người ít tiền.
Báo động chất lượng nguồn nước
Đường đi của nước đá đến tay người dùng bẩn như vậy, còn đầu vào của các cơ sở sản xuất có bảo đảm vệ sinh hay không? Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TPHCM cho biết, cơ quan này vừa tổng kiểm tra 193 cơ sở sản xuất nước đá trên địa bàn TP, kết quả có 79 cơ sở sử dụng nước máy, 114 cơ sở sử dụng nước giếng khoan để sản xuất nước đá. Điều đáng lưu ý là có 64 cơ sở không thực hiện việc kiểm soát nguồn nước thông qua các xét nghiệm trước khi sản xuất.
“Dù dùng nguồn nước nào cũng phải xử lý để bảo đảm theo quy chuẩn nước dành cho ăn uống. Chất lượng nước đá ở TPHCM đang trong tình trạng báo động, tỉ lệ nhiễm vi sinh quá cao (12/22 mẫu, tỉ lệ 54,4%)” - ông Hòa nói.
Nước đá được đựng trong bao PP và vận chuyển trên phương tiện không bảo đảm an toàn thực phẩm giao cho các quán ăn
Trao đổi với phóng viên về nơi lấy mẫu, ông cho biết toàn bộ số nước đá trên được lấy tại nguồn (nơi sản xuất) chứ chưa phải là nước đá trên thị trường, tức chất lượng đến tay người sử dụng. Trước đó, một đợt lấy mẫu nước đá trên thị trường (đại lý, quán cà phê, quán nhậu…) độc lập do một cơ quan truyền thông phối hợp với phòng thí nghiệm có uy tín tại TPHCM thực hiện đã cho kết quả 100% mẫu nhiễm vi khuẩn.
“Tôi có nghe thông tin một số công ty lữ hành khuyến cáo khách du lịch không nên sử dụng nước đá, khách Tây đến TPHCM nhiều người phải kè kè chai nước nên đã đến lúc phải siết lại quản lý để cải thiện chất lượng mặt hàng này” - ông Hòa khẳng định.
Bêu tên lên báo, đài
Trước thực trạng trên, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục ATVSTP TP HCM, vừa ký văn bản gửi phòng y tế, trung tâm y tế quận, huyện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hướng dẫn kiểm tra và sử dụng nước đá, nước uống.
Theo đó, nước đá dùng liền phải được đóng gói trong bao bì kín, hợp vệ sinh, sản phẩm phải được bảo quản, vận chuyển trên các phương tiện, dụng cụ chuyên dụng bảo đảm về nhiệt độ bảo quản. Khi nhận nước đá, phải yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý (giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP, giấy tiếp nhận công bố hợp quy, phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm định kỳ).
Tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nước đá dùng liền phải được bảo quản trong dụng cụ hợp vệ sinh, có trang bị dụng cụ gắp, múc, xúc nước đá khi phục vụ, tuyệt đối không dùng tay trần để bốc nước đá. Việc kiểm tra sẽ được tiến hành từ sau ngày 15-8, cơ sở vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm và công bố thông tin lên báo, đài.
“Các cơ sở nên tự hoàn thiện mình, phải đầu tư kinh phí để đáp ứng các yêu cầu theo quy định hơn là đi đóng phạt. Vì một nhà hàng, quán ăn đang đắt khách, chỉ cần bị đoàn kiểm tra phát hiện sử dụng nước đá bẩn, công bố lên báo, đài là doanh số chắc chắn sụt giảm thê thảm” - ông Hòa khuyến cáo.
“Hàng sạch” không quá đắt
Đó là chia sẻ của bà Dương Thị Thu Dung, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Hồng Phúc, doanh nghiệp tiên phong đầu tư xây nhà máy nước đá viên đóng gói tự động vào bao PE bằng dây chuyền công nghệ Mỹ tại TP HCM. Bà Dung cho biết: “Đầu tư nhà máy tốn hàng triệu USD nhưng doanh nghiệp cân đối khấu hao từ việc tiết kiệm chi phí nhân công, chỉ bán cao hơn vài ngàn đồng/bao do chênh lệch giá bao bì (bao PE đắt hơn bao PP)”.
Theo bà Dung, bước đầu nước đá đóng bao PE Hồng Phúc đã được giao trực tiếp vào một số chuỗi nhà hàng như: Tokyo Deli, Mini stop (thuộc Tập đoàn Aeon - Nhật Bản), cà phê Sài Gòn Phố, quán nướng Nam Sơn...
Chưa kiểm soát được các đại lý
Theo các công ty sản xuất nước đá, hiện công suất các nhà máy trên địa bàn TP HCM đã vượt quá nhu cầu nên phải cạnh tranh chủ yếu bằng giá bán. Giá xuất xưởng nước đá viên chỉ 10.000-11.000 đồng/bao (từ 20-25 kg), bao đựng hầu hết là bao gai PP được làm từ nhựa tái chế, không bảo đảm để chứa thực phẩm. Chưa hết, với sản lượng lớn cung ứng mỗi ngày, các nhà máy phải phân phối qua đại lý. Tại đại lý, nước đá được san sớt số lượng theo yêu cầu của khách hàng, chặt nhỏ nước đá cây, là một khâu của sản xuất, tác động trực tiếp đến chất lượng nước đá nhưng nhóm kinh doanh này chưa được quản lý và kiểm tra về điều kiện bảo đảm ATVSTP nên đường đi của nước đá đến nhà hàng, quán ăn mới nhếch nhác như trên. Giải pháp đưa ra là nước đá ăn uống phải được đựng trong bao bì kín (như bao nhựa PE chính phẩm, thùng cách nhiệt hoặc bao PP có lót màn PE bên trong) để tránh vấy nhiễm.
Nước đá bẩn rất nguy hiểm cho người dùng vì được sử dụng trực tiếp, không qua bất kỳ khâu sơ chế, chế biến nào. Nước đá nhiễm vi sinh gây ngộ độc và nhiều nguy cơ mắc các bệnh tật mạn tính, trong đó có ung thư.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét