Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Thế giới tiếp tục thừa dầu, ông lớn nào lo sốt vó?

Thông tin thế giới thừa dầu sẽ kéo dài tới cuối năm sau khiến một số quốc gia mà kinh tế phụ thuộc lớn vào việc xuất khẩu dầu lo sốt vó.
Theo báo cáo mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng dầu tồn kho ở mức kỷ lục của thế giới sẽ tiếp tục tăng thêm, bất chấp nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2015 tăng mạnh nhất trong 5 năm và nguồn cung dầu của các nước ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sẽ giảm lần đầu tiên kể từ năm 2008 vào năm tới.
Theo tổ chức này, phải đến quý 4/2016 thì tồn kho dầu của thế giới mới ngừng tăng. Thậm chí, điều này sẽ xảy ra muộn hơn nếu lệnh trừng phạt đối với ngành dầu lửa của Iran được dỡ bỏ sau thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran với các cường quốc hồi tháng trước.
Chốt phiên giao dịch ngày 11/8 trên sàn giao dịch New York (Mỹ), giá dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2015 giảm 1,88 USD xuống 43,08 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Trên sàn giao dịch London (Anh), giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng thời điểm giảm 1,23 USD xuống 49,18 USD/thùng.
Trong phiên giao dịch sáng 12/8 tại Singapore, giá dầu WTI giao tháng Chín giảm tiếp 5 cent xuống còn 43,03 USD/thùng, còn giá dầu Brent giảm 35 cent xuống còn 48,83 USD/thùng.
Những dự báo của IEA cùng những diễn biến trên thị trường dầu thô thế giới khiến một số quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc lớn vào việc xuất khẩu dầu mỏ lo lắng.
The gioi tiep tuc thua dau, ong lon nao lo sot vo?
Nền kinh tế Nga thêm bi quan khi tiếp tục đón nhận những thông tin từ thị trường dầu mỏ
Nga được đánh giá là quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất trong những đợt giá dầu giảm mạnh vừa qua. Nước Nga vốn xây dựng kế hoạch tài chính ba năm 2015 – 2017 là 100 USD/ thùng và vào năm ngoái, trong buổi họp báo thường niên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phủ nhận khả năng nước Nga sẽ vỡ nợ nếu như giá dầu tiếp tục hạ vào năm tới. Ông thậm chí còn khẳng định nước Nga vẫn có thể phát triển thịnh vượng với giá dầu chỉ 60 USD/ thùng.
Tuy nhiên, đã 11 tháng qua giá dầu thế giới rơi xuống dưới mức 100 USD/thùng và thời điểm này đã giảm xuống sát mức 40 USD/thùng, mức thấp nhất trong 6 năm. Giới phân tích đã cảnh báo nền kinh tế Nga, đất nước có khoảng 50% nguồn thu ngân sách đến từ việc xuất khẩu dầu thô và khí đốt, sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi giá dầu rơi xuống 40 USD/thùng.
Theo đó, nguồn vốn của nước Nga bị thâm hụt gần 600 tỷ rúp và tỷ lệ nợ xấu tăng gấp 2 lần.
Tác động của giá dầu xuống 40 USD/thùng sẽ đặc biệt nghiêm trọng, làm suy yếu đồng rúp xuống còn 65 đồng đổi một USD vào cuối năm 2015, khiến kinh tế Nga bị suy giảm tới 5% trong năm nay và 1% vào năm 2016.
Tình hình đối với Venezuela càng nghiêm trọng hơn khi 95% nguồn thu ngân sách dựa vào xuất khẩu dầu lửa, nguy cơ vỡ nợ đang hiện rõ. Giá dầu rớt mạnh kéo theo đồng Bolivar của Venezuela cũng giảm giá. Vào năm 2012, 1 USD chỉ đổi được 10 Bolivar trên “chợ đen”. Vào thời điểm Tổng thống Nicolas Maduro nhậm chức vào tháng 4/2013, 24 Bolivar “ăn” 1 USD.  Đến tháng 1 năm nay, phải 173 Bolivar mới tương đương 1 USD. Đến tháng 5/2015, 1 USD đổi được tới 300,72 Bolivar trên thị trường tự do.
Năm nay, hai tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới là Moody’s và Standard & Poor’s đã cắt giảm mạnh điểm tín nhiệm của Venezuela dưới ngưỡng khuyến nghị đầu tư.
“Chúng tôi nhận thấy rủi ro vỡ nợ của Venezuela do giá dầu sụt giảm”, các nhà phân tích của BBH cảnh báo trong một báo cáo mới đây.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons