Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Vào TPP, Việt Nam được lợi nhiều nhất?

Theo nhiều chuyên gia, nếu Hiệp định TPP được ký kết, bên cạnh nhiều thuận lợi, Việt Nam còn đối mặt không ít rủi ro về thương mại, đầu tư, môi trường.

Sáng nay (3/8), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức hội thảo Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam.
Xuất khẩu hàng dệt may, da giầy Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh
Nhóm nghiên cứu của VEPR dùng cơ sở dữ liệu của Dự án Phân tích Thương mại Toàn cầu (GTAP) bản 9.0 cập nhật đến 2011, vừa được công bố, để đưa ra đánh giá định lượng đầu tiên về những ảnh hưởng của TPP và AEC tới Việt Nam. 
Với dữ liệu này, VEPR giả định có 6 kịch bản về sự tác động. Qua đó, dù ở kịch bản nào thì Việt Nam cũng là quốc gia nhận được nhiều lợi thế nhất khi TPP được ký kết.
vao tpp, viet nam duoc loi nhieu nhat? hinh 0
VEPR đưa ra 6 kịch bản tác động của TPP đến Việt Nam
Cụ thể, theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, đối với toàn bộ nền kinh tế, trong hầu hết các kịch bản mô phỏng sử dụng mô hình GE, Việt Nam là nước có được mức thay đổi GDP lớn nhất tính theo %. Và tác động từ AEC chỉ ở mức nhỏ trong khi ảnh hưởng của TPP lên nền kinh tế là lớn hơn nhiều lần.
Dẫn chứng số liệu cụ thể, TS Thành cho biết, ví dụ ở kịch bản a, GDP thực tế của Việt Nam sẽ tăng 1,03% trong khi các quốc gia khác đều dưới 1%, còn nhiều quốc gia ngoài TPP GDP tăng trưởng âm.
Nếu phân rã theo thành phần tổng cầu, TS Thành cho hay, mức tăng trưởng có được nhờ tự do hóa thương mại chủ yếu đến từ thay đổi trong chi tiêu và đầu tư lớn hơn mức tăng nhập khẩu sau khi thuế quan được cắt giảm. Cùng với đó, Việt Nam cũng là nước đạt được mức tăng phúc lợi kinh tế lớn nhất tính theo phần trăm thay đổi.
Về đầu tư, mức tăng đầu tư của Việt Nam là ấn tượng nhất trong các nước, xấp xỉ mức tăng của Nhật và gần gấp đôi mức tăng của Australia, Malaysia và Mỹ (tính theo giá trị). Về cấu trúc của nền kinh tế, Việt Nam sẽ chứng kiến sự thu hẹp của các ngành kém lợi thế hoặc lợi thế đang suy giảm (như thịt lợn, gà, sữa, lâm nghiệp, sản phẩm gỗ, khai khoáng, công nghiệp).
Trong khi đó, nền kinh tế sẽ có sự mở rộng cả về sản lượng lẫn lao động trong các ngành có lợi thế và những ngành ít thương mại (đặc biệt là dệt, may, da giầy, dịch vụ công và xây dựng). Đồng thời, có sự dịch chuyển rõ rệt về các nguồn lực sản xuất từ các ngành thu hẹp sang các ngành mở rộng.
vao tpp, viet nam duoc loi nhieu nhat? hinh 1
Mô phỏng GDP thực tế Việt Nam và các nước khi TPP được ký (Nguồn: VEPR)
Trong các kịch bản đánh giá tác động sau khi TPP có hiệu lực, kết quả mô phỏng cho thấy, thương mại của Việt Nam với các nước TPP tăng lên. Trong khi đó, đối với các nước ngoài TPP, Việt Nam có xu hướng tăng cường nhập khẩu và giảm xuất khẩu giảm nhẹ.
Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may và da giầy của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh trong khi tổng xuất khẩu lại giảm nhẹ. Nguyên nhân của sự sụt giảm xuất khẩu có thể là do sản xuất trong nước giảm ở một loạt các ngành do cạnh tranh từ nước ngoài, cạnh tranh về nguồn lực sản xuất và do sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu từ ngoài TPP vào TPP.
Đặc biệt, "một khi điều kiện về nguồn lực lao động cố định được nới lỏng, xuất khẩu sẽ tăng do nguồn cung lao động tăng và nguồn lực được sử dụng tốt hơn. Các hạn chế của mô hình nhất là mô hình tĩnh và các giả định về sự cố định của các đầu vào sản xuất cũng khiến cho kết quả một phần sẽ bị chệch" - TS Thành lưu ý.
TPP không chỉ toàn màu hồng
Bình luận về nghiên cứu của VEPR, chuyên gia về thương mại, TS Lê Quốc Phương, đến từ Bộ Công Thương, đồng ý với quan điểm nhận định tác động của TPP đến Việt Nam nhiều hơn so với AEC. 
Tuy nhiên, ông Phương lưu ý, cơ sở dữ liệu để đưa ra các định lượng và nhận định này của GTAP dựa trên lý thuyết thương mại mang tính toàn cầu, nhưng có vấn đề về cập nhật số liệu. Bởi số liệu được dẫn ra nghiên cứu này cơ sở từ năm 2011 đã là chậm so với thực tế hiện đã năm 2015. Hơn nữa, trong nguồn số liệu đó, các quốc gia có mức độ cập nhật số liệu thương mại khác nhau, phân rã tổ ngành cũng có sự khác nhau.
vao tpp, viet nam duoc loi nhieu nhat? hinh 2
Các chuyên gia cho rằng, còn nhiều rủi ro từ TPP mang đến Việt Nam mà chưa có nghiên cứu cụ thể
Vì thế, theo ông Phương "khi số liệu mà có vấn đề thì những giải thích trên cơ sở số liệu cũng dễ nảy sinh vấn đề, thậm chí có những kết quả phân tích cho thấy có sự vô lý, rất khó giải thích".
Cùng quan điểm băn khoăn về nguồn số liệu, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, cho rằng số liệu năm 2011 quá xa so với thực tế xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. Dù đây là "báo cáo định lượng đầu tiên do người Việt Nam làm, nhưng về mặt tư vấn chính sách, cũng sẽ không dễ thuyết phục".
Còn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đặc biệt lưu ý: Cần tránh hiểu nói vào TPP thì xuất khẩu Việt Nam giảm một cách chung chung. Vì bên cạnh các thị trường thuộc TPP, còn rất nhiều thị trường lớn khác mà Việt Nam đã và đang ký kết hiệp định thương mại. 
Hơn nữa, nếu dòng thương mại mà dịch chuyển theo hướng tập trung vào khối TPP nhiều hơn thì rủi ro sẽ tăng chứ không phải lợi tăng. Bởi vì, bên cạnh Việt Nam, trong TPP chỉ có 11 nước. Nếu nảy sinh vấn đề bất trắc từ khối TPP thì Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực. Do đó, bà Lan quả quyết "tôi không tin dòng chảy thương mại sẽ dịch chuyển theo hướng này".
Bên cạnh đó, còn một số ý kiến khác cũng quan ngại TPP có thể mang lại lợi ích nhất định về thương mại, đầu tư cho Việt Nam trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, tác ộng tiêu cực về tài nguyên, môi trường, nhân lực... khó tránh, nếu không có giải pháp hợp lý, kịp thời.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons