Bà Hoàng Thị Minh (trú tại thôn 1, xã Nam Dong, huyện Cư Jút) lo lắng cho biết, nhà có gần một nghìn trụ tiêu trồng năm thứ hai nhưng mới đây đã bị “tiêu tặc” cắt trộm gần 100 trụ, thiệt hại khoảng 36 triệu đồng.
Huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông được mệnh danh là “thiên đường” hồ tiêu của tỉnh Đắk Nông. Bà Hoàng Thị Minh (trú tại thôn 1, xã Nam Dong, huyện Cư Jút) lo lắng cho biết, nhà có gần một nghìn trụ tiêu trồng năm thứ hai nhưng mới đây đã bị “tiêu tặc” cắt trộm gần 100 trụ, thiệt hại khoảng 36 triệu đồng.
“Thấy nhiều vườn tiêu trong xã bị cắt trộm, gia đình tôi đã dựng chòi, cắt cử người ngày đêm trông coi nhưng vườn tiêu vẫn bị cắt trộm trong đêm. Chúng tôi vô cùng lo lắng, chưa biết bằng cách nào để bảo vệ vườn tiêu”, bà Minh nói.
“Tiêu tặc” còn ngang nhiên nhổ trộm gốc tiêu giữa ban ngày. Ông Lâm Văn Công (trú tại thôn 1, xã Nam Dong, huyện Cư Jút) phải lặn lội hơn 250km xuống tận tỉnh Bình Phước tìm mua 300 dây tiêu về trồng. Xuống giống vào buổi sáng, cả gia đình về ăn cơm trưa được vài giờ đồng hồ, buổi chiều vào thăm lại vườn thì ông Công tá hỏa phát hiện vườn tiêu đã bị trộm nhổ sạch.
Dẫn chúng tôi đi thăm một số vườn tiêu vừa bị mất trộm trong thôn, ông Hồ Thanh Lực, Trưởng thôn 1, xã Nam Dong ái ngại cho biết: ““Tiêu tặc” thường tấn công các vườn cách xa khu dân cư, trong khi đó lực lượng chức năng thiếu về nhân lực, rất khó khăn trong việc tổ chức trông coi. Nhiều gia đình phải dựng chòi ngay rẫy để canh vườn tiêu nhưng bọn trộm vẫn ngang nhiên vào cắt, nhổ cả gốc ngay giữa ban ngày”.
Tại tỉnh Đắk Lắk, nạn “tiêu tặc” cũng đang lộng hành.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cà phê trồng xen tiêu, nhìn những trụ tiêu cao trên 6m lá khô rốc, rơi đầy gốc cây muồng, ông Nguyễn Lệ Thắng (trú thôn 1/5, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk) buồn bã nói: “Chỉ trong một đêm, kẻ gian đã chặt phá hơn 120 trụ. Đây là tiêu đã vào tuổi kinh doanh nên mỗi trụ một năm cho thu hoạch cả chục kilogam, tính theo giá thị trường thì 120 trụ cũng cho thu nhập trên 150 triệu đồng. Vậy mà…”.
Nhiều nông dân ở Tây Nguyên đang mất ăn, mất ngủ vì nạn “tiêu tặc” lộng hành.
Còn ông Hồ Viết Năm (trú tại thôn Toàn Thắng 2, xã Hòa Đông) có 62 trụ tiêu trồng xen canh trong vườn cà phê chỉ sau một đêm cũng bị kẻ gian chặt hết, gây thiệt hại cho gia đình trên 60 triệu đồng. Cả những cây tiêu giống vừa trồng xuống cũng bị kẻ trộm lấy hết.
Anh Đậu Văn Quý (trú thôn Hòa Trung) chia sẻ: “Tôi trồng xen canh được 250 trụ, sau khi trồng 2 ngày thì 187 trụ đã bị nhổ sạch, còn 63 trụ sau gần một tháng cũng bị nhổ và chặt ngang gốc. Tính cả tiền phân bón, công trồng, chăm sóc, gia đình tôi bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng”.
Huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hầu hết các xã trên địa bàn đều bị “tiêu tặc” tấn công, nhưng đến nay lực lượng chức năng vẫn chưa bắt, xử lý được vụ nào. Ông Đinh Công Xoan, Chủ tịch UBND xã Ea Pô, huyện Cư Jút cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo cho Công an xã phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ, nhân dân thành lập các nhóm tuần tra, tổ liên gia luân phiên kiểm tra cả ngày và đêm nhưng không thể ngăn chặn được.
Phó Trưởng Công an xã Nam Dong Trần Hồng Hà cho biết thêm: “So với những năm trước thì năm nay tình trạng trộm dây tiêu diễn biến hết sức phức tạp, tăng cả về số vụ và địa bàn hoạt động. Các đối tượng thường đi thành từng nhóm theo hình thức đi chơi, quan sát thấy sơ hở là tiến hành trộm cắp. “Trộm nhanh và tẩu thoát nhanh, khi phát hiện lực lượng chức năng bọn chúng liền vứt bỏ tang vật tẩu thoát. Lực lượng tuần tra mỏng, địa bàn hoạt động rộng, cách xa khu dân cư nên khó có thể ngăn chặn được”, ông Hà nói.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét