Tan giấc mơ xe sang của người cận giàu
Việt Nam vừa đồng ý áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và đặc biệt cao đối với các dòng xe đến 9 chỗ có dung tích trên 3,0 lít, tiêu hao nhiều nhiên liệu, kích thước lớn chưa phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông và thu nhập người dân, lượng khí thải ra môi trường lớn và các chủng loại xe đến 9 chỗ có giá trị tuyệt đối lớn.
PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý Giao thông vận tải cho rằng, xe sang chỉ dành cho một bộ phận người có thu nhập cao chứ không phải toàn bộ dân chúng, do đó, chính sách trên là hoàn toàn đúng đắn, một mũi tên trúng nhiều đích.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt cao sẽ hạn chế tiêu dùng lãng phí, giảm bớt nhập khẩu lượng xe sang, đặc biệt là những loại xe tiêu hao nhiều nhiên liệu, xả nhiều khí thải ra môi trường. Sức mua các dòng xe này sẽ giảm đi, đồng thời có tác dụng kép là hạn chế xe cá nhân, là cơ sở để doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước tăng tỷ lệ nội địa hoá".
Tắc đường là chuyện bình thường mỗi ngày.
Cũng đánh giá cao chính sách thuế mới đối với ô tô hạng sang và loại xe tiêu hao nhiều nhiên liệu, TS Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng khoa Luật, Đại học Tôn Đức Thắng (TP.HCM) nhận xét, đây là động thái vì lợi ích của cộng đồng.
Ông phân tích: "Một chiếc ô tô rất to chỉ chở một người nhưng chiếm diện tích đường đi rất lớn, ảnh hưởng tới quyền lợi của những người khác. Nếu không có những quy định để hạn chế, để nó tương thích với cộng đồng dân cư hay hệ thống giao thông của Việt Nam mà mở rộng đối tượng tiêu thụ, cả những người có thu nhập bậc trung cũng mua được những sản phẩm đó thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quản lý giao thông. Vì vậy, việc hạn chế là đúng! Đương nhiên nó sẽ thu hẹp những đối tượng có khả năng mua xe sang, buộc những đối tượng có khả năng mua xe phải cân nhắc ở hai khía cạnh: cân nhắc mua ban đầu và cân nhắc khi muốn hoán đổi xe".
TS Nguyễn Ngọc Sơn cũng chỉ rõ, bản thân dòng xe sang không phải là sản phẩm mang tính chất cộng đồng, nó chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận dân cư là người giàu và rấ giàu.
"Bởi giá quá cao nên dòng xe sang đã định vị nhóm đối tượng sử dụng, tất yếu nó không ảnh hưởng nhiều đến lượng mua. Thực ra với những người cực giàu, việc áp thuế cao không ảnh hưởng đến việc họ mua xe. Có chăng nó chỉ ảnh hưởng tới những người tiệm cận ngưỡng giàu, đang chờ đợi giảm thuế để có mua xe sang giờ sẽ không còn cơ hội nữa. Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao và đặc biệt cao đã xoá tan giấc mơ sở hữu xe sang của họ. Bởi xe sang là phân khúc quá đặc biệt nên không phải lo lắng thị trường này".
Mục tiêu chính không phải tăng thu ngân sách
Nhìn ra nhiều nước, vị giảng viên Đại học Tôn Đức Thắng cho hay, đối với dòng xe sang thường không có quy định phức tạp như vậy, thậm chí nhiều nước có những quy định cho sử dụng thoải mái. Ngay cả Campuchia cũng vậy, nhiều người Việt Nam có thể nhìn sang ao ước, nhưng cái được ấy chỉ là về mặt sở hữu để rồi người dân phải kêu ca khi tắc đường.
"Các nước Mỹ, phương Tây nếu muốn kiểm soát ô tô thì họ tác động vào thu nhập, bảo hiểm, chi phí của người dân hơn là đánh vào thuế. Chưa kể ở Mỹ đa phần người dân quen trả góp và khi đó người ta cân nhắc đến đầu thu nhập. Còn ở Việt Nam, người dân tích luỹ và tiêu dùng một lần. Thực tế, Việt Nam không thể so sánh với các nước phương Tây vì các cơ chế vận hành, cơ chế thương mại, thu nhập, cơ chế điều tiết thu nhập và kiểm soát thu nhập cá nhân của họ rõ ràng, ngay cả cơ chế thuế cũng rất khắt khe.
Việt Nam chỉ có thể quản lý và điều tiết thông qua thuế và chỉ có một cách duy nhất ấy nên không thể linh hoạt. Còn ở các nước khác, với tất cả các cơ chế hỗ trợ, họ có thể sử dụng linh hoạt những công cụ để điều tiết lượng xe".
Nhìn nhận hiệu quả của chính sách áp thuế tiêu thụ đặc biệt cao và đặc biệt cao đối với xe sang, TS Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, ý nghĩa lớn nhất của nó ở chỗ đây chính là cái van để điều tiết lượng xe sang ở Việt Nam.
"Mục tiêu cuối cùng của việc đánh thuế này không phải là để tăng ngân sách vì khoản thu đó không đủ làm tăng ngân sách đến mức chúng ta cần phải làm như thế. Nó cũng không tạo cơ hội để doanh nghiệp lắp ráp trong nước tăng tỷ lệ nội địa hoá vì xe sang - đối tượng đặc biệt này còn lâu Việt Nam mới làm được. Đây là phân khúc đặc biệt và không có cạnh tranh. Các đại gia muốn sở hữu xe sang không bao giờ có ý định mua trong nước. Do đó, doanh nghiệp lắp ráp trong nước có nội địa hoá cỡ nào cũng không với được đến loại xe này", ông nói.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét