Nhiều năm trước, Trung Quốc giữ thế độc quyền trên thị trường volfarm, một kim loại quý ngang với vàng. Nhưng vài năm gần đây, thế độc quyền ấy đã bị phá vỡ. Mỏ volfarm Núi Pháo – Thái Nguyên, hiện là mỏ volfarm lớn thứ hai thế giới, đã cho ra sản phẩm.
Sở dĩ nền công nghiệp hiện đại có thể sản xuất hàng loạt với tốc độ cao và giá thành giảm đáng kể so với vài thập kỷ trước đây phần lớn là nhờ các kim loại hiếm, trong đó có volfarm. Volfarm được sử dụng để sản xuất bóng đèn, sợi ống chân không, thiết bị sưởi, vòi phun động cơ tên lửa và nhiều ứng dụng khác trong công nghệ vũ trụ và vũ khí hiện đại.
Theo báo cáo của Liên minh châu Âu (EU), kim loại này có màu từ xám đến trắng, rất cứng và nặng tương đương vàng. Volfram cũng như một số kim loại quý khác đang trở thành quân cờ chiến lược trong phát triển kinh tế và quốc phòng của mọi quốc gia. Tuy có giá trị chiến lược cao nhưng nguồn cung vonfram tự nhiên lại rất hạn chế. Trung Quốc là quốc gia giữ thế độc quyền về nguồn cung trong thời gian dài nhờ có trữ lượng dồi dào tại các mỏ.
Một thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới cho thấy, với hơn 400 mỏ vonfram tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc chiếm hơn 60% trữ lượng và 85% lượng cung toàn cầu. Trong khi đó, Mỹ cùng châu Âu và Nhật Bản tiêu thụ khoảng 55% lượng vonfram, nhưng chỉ sản xuất khoảng 5% tổng lượng cung thế giới. Chính vì sự chênh lệch này mà mỗi thay đổi về nguồn cung ở Trung Quốc, có tác động mạnh mẽ đến giá volfarm trên toàn thế giới.
Thế giới đã có nhiều phen lo ngại khi Trung Quốc siết chặt nguồn cung. Theo tờ báo chuyên về khoáng sản toàn cầu www.northernminer.com, năm 2003, Trung Quốc đã bắt đầu hạn chế xuất khẩu quặng vonfram. Đến năm 2007, nước này áp thuế xuất khẩu 15% lên các sản phẩm từ vonfram và giảm hạn ngạch xuất khẩu khoảng 2% mỗi năm. Cuối năm đó, Trung Quốc cũng cấm người nước ngoài đầu tư vào vonfram. Những động thái này khiến giá vonfram tăng khoảng 57%.
Để giảm sự lệ thuộc từ Trung Quốc, những nước có nhu cầu vonfram cao đã đi tìm nguồn cung mới. Đi đầu là Mỹ, quốc gia mỗi năm nhập đến 40% sản lượng volfarm của Trung Quốc. EMC Metals, một công ty khai thác mỏ vonfram của Mỹ, đã cho hoạt động trở lại mỏ Springer tại bang Neveda trong năm 2013. Trước đó, Malaga, nhà sản xuất vonfram của Peru, đã mua lại toàn bộ một mỏ lớn nhất ở Nam Mỹ. Mặc dù thua lỗ hơn 7,6 triệu USD trong năm 2009 và phân nửa số đó trong năm 2010, Malaga vẫn tiếp tục đầu tư khai thác vonfram, theo www.northernminer.com.
Tuy nhiên, kể từ năm 2014, các nhà tiêu thụ volfarm trên thế giới đã không còn quá lo lắng khi mỏ Núi Pháo (Thái Nguyên) đã cho ra sản phẩm volfarm đều đặn. Ước tính Núi Pháo có trữ lượng trên 66 triệu tấn quặng chứa vonfram. Vì thế, đây được xem là mỏ vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc. Như vậy, mỏ Núi Pháo có thể cung cấp cho thị trường 33% lượng cung volfarm toàn thế giới ngoài Trung Quốc. Sản lượng này lớn gấp đôi nhà cung cấp thứ hai thế giới trước đây là Nga.
Sản phẩm vonfram
Hiện tại, nhu cầu sử dụng volfarm không ngừng tăng lên. Kinh tế thế giới đang phục hồi sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao cần volfarm. Ngoài ra, các vấn đề an ninh quốc phòng đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới cũng có tác động không nhỏ đến nhu cầu và giá kim loại quý này. Cụ thể, tiêu thụ volfarm toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng kép trung bình 3% mỗi năm đến năm 2020. Trong khi đó, hầu hết các kho dự trữ nằm trong tay các chính phủ trong quá khứ và đơn vị tiêu dùng đến nay thực sự đã cạn kiệt.
Trước tình thế này, ngay cả Trung Quốc cũng lo ngại về sự khan hiếm nguồn cung sắp tới của volfarm. Mới đây, một công ty được hậu thuẫn bởi chính phủ là China Molybdenum, cho biết sẽ lập một quỹ đầu tư có vốn khoảng 10.000 tỷ đồng để mua vào volfarm (bên ngoài Trung Quốc) trong vài năm tới. Giá trị này tương đương với một phần ba tổng lượng cung của Trung Quốc trong năm 2014.
Mỏ Núi Pháo có thể cung cấp cho thị trường 33% lượng cung volfarm toàn thế giới ngoài Trung Quốc.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét