Trước đề xuất của Bộ Tài chính về việc vay thêm tiền để đảm bảo cho các mục tiêu cân đối ngân sách, các chuyên gia cho rằng, Bộ Tài chính nên tính tới các kênh hỗ trợ vốn khác trước khi quay sang vay tiền từ Ngân hàng Nhà nước.
Các chuyên gia cho rằng, Bộ Tài chính nên tính tới các kênh hỗ trợ vốn khác trước khi vay tiền Ngân hàng Nhà nước.
Những ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng dẫn chỉ đạođiều hành ngân sách Nhà nước năm 2015 và triển khai nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách năm 2016 cho biết, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giao Vụ Tài chính ngân hàng cần phối hợp với các đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để đề nghị tạm ứng hoặc cho ngân sách Nhà nước vay 30.000 tỷ đồng.
Đồng thời, Vụ Tài chính ngân hàng có nhiệm vụ chủ động trong việc trình cấp có thẩm quyền cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dưới 5 năm cho đầu tư phát triển và đảo nợ.
Bộ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục Thuế đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc về chấp hành chính sách pháp luật về thuế để tăng thu cho ngân sách. Đồng thời, yêu cầu ngay trong tháng 7 này, Tổng cục Thuế phải rà soát việc thu ngân sách các khoản phải nộp của Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các ngân hàng thương mại, công ty cổ phần có vốn góp nhà nước… để phấn đấu thu thêm 25.000 - 30.000 tỷ đồng.
Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) Nguyễn Đức Độ cho rằng: "Trong bối cảnh áp lực thu ngân sách hiện nay khi giá dầu giảm mạnh và lạm phát thấp hơn nhiều so với kế hoạch, Bộ Tài chính đã có những giải pháp tăng thu, chống thất thu thuế nhưng tương lai vẫn còn nhiều khó khăn. Về vay nợ, phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm cũng rất khó khăn dù lãi suất tăng lên 6,4%. Trong khi đó, các khoản chi theo dự toán thì vẫn phải chi thôi”, ông Độ nói.
Theo ông Độ, với nhu cầu chi tiêu tương đối nhiều, Bộ Tài chính cũng tính nhiều kênh khác nhau để vay nợ như vay Bảo hiểm Tiền gửi, xin phát hành trái phiếu kỳ hạn dưới 5 năm… để cải thiện. Nếu những giải pháp này càng hiệu quả bao nhiêu thì càng phải vay NHNN ít bấy nhiêu.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, khi NHNN cho ngân sách vay 30 nghìn tỷ đồng mà không có các biện pháp trung hòa đi kèm, cung tiền sẽ tăng. Nếu NHNN vẫn còn lo ngại việc tăng cung tiền này có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của tỷ giá, cũng như mục tiêu lạm phát đã đặt ra, đề nghị này sẽ khó có thể được thực hiện.
“30.000 tỷ đồng có đủ để cân đối thu chi ngân sách hay không còn chờ thu cuối năm. Tuy nhiên, tôi đánh giá con số này cũng vừa phải, không ảnh hưởng tới các mục tiêu khác của NHNN như kiềm chế lạm phát".
Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng: “Trên nguyên tắc, Bộ Tài chính vay NHNN nằm trong quy định và là giao dịch bình thường của Chính phủ. Tuy nhiên, nếu vay thường xuyên sẽ dẫn tới không kiểm soát được nợ công. Do đó, chỉ nên xem NHNN là trạm cuối cùng, là “phao” cứu sinh cuối cùng. Không nên để thành tiền lệ mỗi lần khó khăn lại chạy tới NHNN trong khi NHNN lại là cơ quan in tiền, 2 đầu đó gặp nhau mà không kiểm soát thì rất nguy hiểm".
Đồng quan điểm, trao đổi với báo chí, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, việc ngân sách gặp khó khăn ai cũng biết nhưng vay phải trả và Quốc hội cần phải giám sát việc này. Trong trường hợp này, vị chuyên gia nhấn mạnh, NHNN không được in tiền để hỗ trợ cho ngân sách.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét