Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Thịt trâu Ấn Độ về Việt Nam thành thịt bò Úc - Mỹ

Nhập thịt trâu Ấn Độ giá rẻ về Việt Nam rồi biến thành thịt bò bán giá cao ngất ngưởng kiếm lời bất chính.Theo số liệu thống kê từ cơ quan chức năng cho thấy hằng năm, lượng thịt trâu đông lạnh nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam là rất lớn, nhất là trâu Ấn Độ.
Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, riêng trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu trên 26.000 tấn thịt trâu từ Ấn Độ và một số nước khác. Hiện nay, trung bình mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu khoảng 2.000 tấn thịt trâu các loại. Riêng thịt trâu Ấn Độ nhập dưới dạng đông lạnh.
Lý do Việt Nam phải nhập quá nhiều thịt trâu, nhất là trâu từ Ấn Độ, theo Cục Chăn nuôi, do nhu cầu tiêu dùng thịt trâu ở Việt Nam ngày càng tăng trong khi thịt trâu trong nước không đáp ứng đủ, lâu nay con trâu không được quan tâm phát triển. Ấn Độ là nơi có lợi thế trong khu vực về chăn nuôi cũng như sản xuất trâu.
Biến đi đâu?
Thế nhưng điều lạ là khảo sát ở các chợ lẻ, các cửa hàng và quán ăn trên địa bàn TP.HCM, chúng tôi nhận thấy thịt trâu đông lạnh Ấn Độ vắng bóng. Vậy chúng được bán ở đâu?
Ấn Độ, nhập khẩu, thịt bò, siêu thị, thịt trâu, Ấn-Độ, thịt-trâu, thịt-bò 
Một số tiểu thương cho rằng có thể một lượng lớn thịt trâu đông lạnh nhập khẩu, nhất là trâu Ấn Độ đã bị biến thành thịt bò và tung ra thị trường đánh lừa người tiêu dùng (NTD) khiến NTD mất tiền oan. Lý do là thịt trâu đông lạnh sau khi chế biến thì màu sắc, mùi vị không khác mấy so với thịt bò nên có thể thay thế thịt bò.
Đặc biệt, khảo sát tại các chợ lẻ cho thấy thịt bò phi lê Việt Nam giá dao động 230.000-280.000 đồng/kg. Còn tại siêu thị, thịt bò Úc 280.000-360.000 đồng/kg. Trong khi đó, thịt trâu đông lạnh Ấn Độ nhập nhẩu giá chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3. Do đó, nếu sử dụng trâu Ấn Độ để thay thế bò sẽ kiếm lời to.
Chị M., một tiểu thương tại chợ Gò Vấp, cho biết chị đang lấy thịt bò từ một mối rồi bỏ lại cho các quán ăn bình dân. Giá thịt bò từ mối này rất rẻ, như loại để làm bò tái chỉ 120.000-130.000 đồng/kg và giá bán lẻ 150.000 đồng/kg.
“Người bỏ mối nói nguồn gốc thịt bò ở Củ Chi, Tây Ninh... Nhưng giá quá rẻ như vậy nên tôi nghi có thể là thịt trâu chứ không phải thịt bò” - tiểu thương này cho hay.
Chị H., tiểu thương chợ Tân Phú 1, quận Tân Phú, thì nói bây giờ thịt bò trôi nổi nhiều, do vậy để mua được thịt bò chất lượng thì nên mua ở địa chỉ có uy tín hoặc của người bán mà mình quen biết. Chị H. nói: “Bởi chỉ có người bán mới biết nguồn hàng ở đâu, có đúng là thịt bò hay trâu”.
Trong khi đó, theo đại diện một doanh nghiệp (DN) nhập khẩu thịt các loại, trâu Ấn Độ trên bao bì khi nhập về thường có tem nhãn nhưng khi lột ra thì rất khó phân biệt. Bằng mắt thường, NTD rất khó biết đâu là thịt trâu, đâu là bò. Chỉ những người trong nghề mới nhận biết được “chút chút”, song nếu đã ướp gia vị thì đành… bó tay.
Còn theo một cán bộ quản lý thị trường, giá thịt trâu đông lạnh tại Ấn Độ thấp (có thời điểm chỉ 40.000 đồng/kg) nên nhập về Việt Nam bán cỡ nào cũng có lời. Với mức giá trên, nếu thịt trâu Ấn Độ “đội lốt” thịt bò nhập khẩu khi đến tay các “thượng đế” giá trên 200.000 đồng/kg thì người bán lời ít nhất... 160.000 đồng/kg.
Điều này lý giải vì sao nhiều chợ, quán ăn, quán nhậu, nhà hàng thích sử dụng thịt trâu để thay thế thịt bò. Thậm chí một số đầu mối chào bán thịt trâu Ấn Độ qua mạng còn “bày mưu” cho khách cách sử dụng thịt trâu để chế biến thành các món như bò xào tỏi ớt, bò phi tiêu, bò nộm...
Ấn Độ, nhập khẩu, thịt bò, siêu thị, thịt trâu, Ấn-Độ, thịt-trâu, thịt-bò
Tạm giữ hàng tấn thịt trâu không rõ nguồn gốc được nhập từ Ấn Độ (ảnh CAND)
Chạy qua đường tiểu ngạch
Ông Bạch Đức Lữu, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6 (Cục Thú y), nói thịt trâu, bò Trung Quốc có mặt tại Việt Nam có thể đi theo con đường tiểu ngạch.
Đại diện một công ty chuyên cung cấp thịt bò (xin được giấu tên) nhận định trên thực tế ngoài nhập trâu chính ngạch thì có hiện tượng trâu Ấn Độ, bò Campuchia, bò Thái Lan… được nhập về Việt Nam qua đường tiểu ngạch (nhập lậu). Sau đó chúng bị bơm nước vào, giết mổ,… bán cho NTD dưới mác thịt bò.
“Các loại thịt trâu, bò nhập kiểu này không được kiểm soát về giết mổ, thú y, kiểm dịch...” - vị đại diện DN cho biết.

Dù bằng mắt thường rất khó phân biệt được thịt trâu và thịt bò nhưng vị đại diện DN trên cho rằng có một dấu hiệu để NTD tự “cứu mình”. Đó là thịt trâu có thớ thịt to hơn bò, mỡ trâu màu trắng trong khi mỡ bò vàng, thịt trâu màu đỏ sậm còn thịt bò đỏ tươi và sáng hơn... Song để bảo vệ NTD, quan trọng nhất là các cơ quan quản lý phải kiểm soát chặt chẽ mặt hàng này từ khâu nhập khẩu đến khâu tiêu thụ trên thị trường.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons