Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Lọt 20 tỷ USD hàng Trung Quốc: Không thể biết bao nhiêu là buôn lậu!

Khi được yêu cầu bóc tách chi tiết phần chênh lệch do buôn lậu, gian lận thương mại, đại diện cơ quan thống kê cho rằng “rất khó” bởi “nếu thống kê được thì đã không gọi là buôn lậu và gian lận thương mại”.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Nếu thống kê được thì đã không gọi là buôn lậu và gian lận thương mại (ảnh minh hoạ).
Tại phiên thảo luận Quốc hội diễn ra đầu tháng 6, đại biểu Mai Hữu Tín (đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương) gây "rúng động" nghị trường với thông tin con số chênh lệch thống kê lên tới 20 tỷ USD không được ghi nhận trong nhập khẩu với Trung Quốc. Trong năm 2014, theo vị này, thâm hụt thương mại Việt Nam – Trung Quốc ở mức 15 tỷ USD.
Trao đổi về vấn đề này, tại buổi họp báo tổng kết 6 tháng đầu năm diễn ra cuối tuần trước, bà Lê Thị Minh Thuý - Vụ trưởng Vụ thống kê thương mại dịch vụ (Tổng cục Thống kê) cho hay, để xảy ra tình trạng vênh số liệu trên do 2 nhóm nguyên nhân chính: phương pháp tính và do buôn lậu, gian lận thương mại. 
Khi được yêu cầu bóc tách chi tiết phần chênh lệch do phương pháp thống kê và buôn lậu, gian lận thương mại, đại diện cơ quan thống kê cho rằng “rất khó” bởi “nếu thống kê được thì đã không gọi là buôn lậu và gian lận thương mại”. 
“Để lượng hoá tác động của từng nguyên nhân, 2 bên sẽ phải tiến hành rà soát, cùng phối hợp để xem xét luồng hàng hải quan, lượng hoá ra nguyên nhân và có giải pháp. Việc này cần rất nhiều thời gian”, bà Thuý cho hay.
Tuy nhiên, đại diện Tổng cục Thống kê khẳng định: “Chúng ta có thể yên tâm rằng số liệu đã được so sánh với các nước và được hoà nhập với cơ sở dữ liệu của Liên Hợp quốc là UN Comtrade. Còn về phương pháp tính khi áp dụng chuẩn mực xuất khẩu tính theo nước hàng đến cuối cùng, nhập khẩu là theo nước xuất xứ thì đương nhiên sẽ gây ra chênh lệch số liệu”.
Theo bà Thuý, khi so sánh với các nước, con số chênh lệch là không nhiều, ngoại trừ với Singapore, Hồng Kông và Trung Quốc do đặc điểm của các nước này là cảng mở nên việc mua bán hàng hoá rồi bán lại cho các nước thứ 3 rất phổ biến. Riêng Trung Quốc có chung biên giới với Việt Nam nên càng khó thống kê chính xác.
“Từ năm 2009 trở về trước áp dụng nguyên tắc tính theo nước gửi hàng, chênh lệch rất ít, người ta gửi bao nhiêu thì thống kê bấy nhiêu. Nhưng từ năm 2010 thống kê theo nước xuất xứ, chênh lệch tăng lên. Trung Quốc mua hàng nước khác bán cho ta, sẽ tính hàng xuất xứ từ Trung Quốc thì tính nhập khẩu từ Trung Quốc, của nước khác thì tính là nước khác. Một số là hàng quá cảnh qua Việt Nam, thể hiện qua thống kê xuất khẩu của nước đó, nhưng thống kê của ta thì không tính”, bà Thúy lý giải. 
Ngoài ra, theo bà Thuý, cùng 1 lô hàng nhưng hải quan mỗi nước lại áp giá khác nhau cũng dẫn tới chênh lệch và giá trị ghi nhận.
Nhóm nguyên nhân thứ hai là do buôn lậu và gian lận thương mại. Việt Nam có đường biên giới dài vơi các nước nên khó kiểm soát. Như vậy, Trung Quốc xuất khẩu theo đường tiểu ngạch qua biên giới đường bộ thì ghi cho Trung Quốc nhưng con số này Việt Nam không kiểm soát được thì không ghi nhận. 
Cũng như vậy, với các doanh nghiệp khai giảm giá trị nhập khẩu để giảm số thuế phải nộp mà cơ quan chức năng không thể kiểm soát được thì cũng dẫn tới chênh lệch số liệu.
Đại diện Tổng cục Thống kê cũng nói thêm rằng, thống kê số liệu xuất nhập khẩu của Trung Quốc với nhiều nước cũng có chênh lệch rất nhiều. Từ năm 2010 - 2013 theo 2 xu hướng, với nước ASEAN thì chênh lệch của giống Việt Nam, có nước lên tới 50-60% như Phillipines dù không có biên giới chung. Ngược lại đối với các nước như Mỹ, châu Âu thì xuất khẩu sang Trung Quốc luôn thống kê lớn hơn nhiều so với nhập khẩu của Trung Quốc.
“Trong bối cảnh giao thương hàng hoá giữa các nước rất phát triển, các nước có thể mua bán trao đổi hàng hoá của nhau gây nên một phần chênh lệch số liệu. Sự chênh lệch số liệu này cũng được cơ quan thống kê Trung Quốc nhiều lần thừa nhận là do quy tắc xuất xứ và hàng tạm nhập tái xuất”, bà Thuý nói.
 Phương Dung

Vay tiêu dùng: Liệu có còn là “ác mộng”

Nhằm mang nguồn vốn tiếp cận người tiêu dùng, nhiều ngân hàng đã tung các chương trình cho vay tiêu dùng với những ưu đãi hấp dẫn, tùy chọn đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong cuộc sống của các “thượng đế”.

Không chỉ thế, đội ngũ bán hàng của nhiều ngân hàng cũng tích cực và chủ động trong việc tiếp cận khách hàng vay vốn tiềm năng bằng cách gọi điện thoại tư vấn trực tiếp. Tuy nhiên, đáp lại sự nhiệt tình của các điện thoại viên lại là những sự từ chối khéo hay (đôi khi) khá thẳng thừng từ khách hàng.    
Sợ cảnh “cá nằm trên thớt”
Nguyễn Đình Nam (28 tuổi) hiện đang làm công việc thiết kế tại một công ty bao bì ở TP.HCM cho biết cứ độ vài ba tháng là anh lại có nhu cầu vay tiền một lần. Nhưng thay vì chọn những sản phẩm vay từ ngân hàng với lãi suất thấp, anh Nam lại chấp nhận vay từ người quen với mức lãi suất 2%/tháng. Anh Nam chia sẻ: “Vay ngân hàng phải gồng mình trả tiền gốc lẫn lãi hàng tháng rất mệt. Đôi khi xoay tiền không kịp, mình ngay lập tức bị liệt vào danh sách đen. Trong khi vay từ người quen thì có gì còn được người ta du di trả chậm vài ngày.”
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Khác với anh Nam, chị Bích Ngọc (Chùa Láng, Hà Nội) ít khi vay ngân hàng vì sợ cảnh “cá nằm trên thớt”. Chị cho hay: “Khi chấp nhận ký hợp đồng vay với ngân hàng mà chưa tìm hiểu kỹ, mình rất dễ rơi vào cái bẫy tài chính với vô số chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Một số ngân hàng tung ra gói vay tiêu dùng với lãi suất chỉ 5-6%, nhưng thực chất con số đó chỉ được áp dụng trong vài tháng đầu. Nhiều nhân viên tín dụng cố tình lờ đi không giải thích rõ cho khách hàng, hậu quả không ít người đã tá hỏa khi phải thanh toán số tiền lãi hàng tháng cao hơn dự kiến rất nhiều.”
Đồng quan điểm với chị Ngọc, bác Tấn Minh (65 tuổi ngụ tại Q.3, TP.HCM) cũng tin rằng khi “chuyện đã rồi” thì vay kiểu nào khách hàng cũng chịu thiệt. Nhắc lại trường hợp của mình, bác kể năm ngoái có ra ngân hàng làm thủ tục vay 500 triệu đồng trong 3 năm. Sau khi trả được gần 200 triệu, bác mang hơn 300 triệu để trả nốt số tiền còn lại với mong muốn được ăn ngon ngủ yên. Thế mà khi ra ngân hàng bác mới biết mình bị tính thêm một khoản tiền phạt lên đến vài chục triệu. “Nghĩ tự dưng mất tiền cũng tiếc, nhưng nếu không trả thì số tiền lãi hàng tháng còn cao hơn nhiều” - bác nói.
Cần lãi suất minh bạch, phương thức trả nợ linh hoạt  
Để vay tiêu dùng không còn là “ác mộng”, nhiều ngân hàng uy tín đã mang đến những giải pháp hiệu quả để “triệt tiêu” những nỗi lo lắng trong tâm trí người tiêu dùng. Đơn cử như gói vay tiêu dùng linh hoạt (có TSĐB) từ ACB.
Trong nhiều lý do khiến người tiêu dùng chùn bước trước các gói vay, sự ổn định về lãi suất và phương thức trả nợ được xem là hai lý do chính ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định vay. Thấu hiểu được điều này, trong chương trình vay tiêu dùng linh hoạt nhằm tri ân khách hàng nhân kỷ niệm 22 năm thành lập, ACB định ra mức lãi suất cố định và minh bạch theo thời hạn vay 3 tháng; 6 tháng hoặc 12 tháng.
Đối với những gói vay tiêu dùng thông thường, khách hàng thường phải thanh toán tiền gốc lẫn lãi hàng tháng. Khi vay một số tiền lớn, chắc chắn trong năm đầu tiên tổng số tiền phải trả là rất lớn và điều này tạo nên những áp lực vô hình khiến nhiều khách hàng đắn đo. Với chương trình vay tiêu dùng đặc biệt từ ACB, khách hàng được ân hạn vốn gốc lên đến 12 tháng, đồng thời phương thức trả nợ cũng linh hoạt hơn khi khách hàng có quyền tùy chọn trả lãi tháng hoặc quý. Điều này thực sự hữu ích cho những khách hàng tận dụng gói vay để đầu tư kinh doanh khi họ không phải gồng mình trả nợ trong giai đoạn đầu khởi sự.
Tâm lý chung của người đi vay lúc nào cũng mong trả tiền thật nhanh để thoát khỏi món nợ treo lơ lửng trên đầu. Nhưng với sản phẩm vay từ ngân hàng, mỗi khi trả nợ nhiều hơn mức quy định hàng tháng, hoặc trả đứt nợ gốc trước thời hạn quy định trên hợp đồng khách hàng đều sẽ bị phạt trả nợ trước hạn. Điều này khiến các gói vay ngân hàng yếu thế hơn so với “tín dụng đen” nơi mà các chủ nợ luôn vui mừng khi được các “con nợ” thanh toán dứt điểm số tiền vay trước hạn. ACB đã đưa ra một giải pháp thông minh khi miễn phạt cho những ai trả nợ trước hạn tối đa 20 triệu đồng mỗi tháng. Với chính sách này, khách hàng có thể giảm dư nợ và rút ngắn thời gian trả nợ một cách chủ động.   
Cuối cùng, để thể hiện nỗ lực 100% đáp ứng mọi nhu cầu vay từ khách hàng, ACB nâng hạn mức vay tiêu dùng lên đến 3 tỷ đồng với thời gian trả nợ lên đến 120 tháng. Tin chắc với những ưu đãi về thời hạn, sự linh hoạt trong phương thức trả nợ đi cùng sự ổn định về lãi suất, chương trình vay tiêu dùng từ ACB sẽ là một điểm sáng hấp dẫn trong thị trường ngân hàng bán lẻ những tháng cuối năm 2015.  
Không chỉ những ưu đãi cho khách hàng vay tiêu dùng, nhân dịp sinh nhật 22 năm, ACB còn dành nhiều ưu đãi dành cho khách hàng gửi tiết kiệm hoặc tiêu dùng bằng thẻ tín dụng.  Để tiếp cận các ưu đãi này, bạn đọc có thể tìm kiếm thông tin tại đây

Vải thiều Bắc Giang: Thương lái tranh mua, không còn bị ép giá!

Hiệu ứng từ việc thông tin vải thiều đã xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Malaysia…tạo cho người nông dân trồng vải rất có thế, xuất hiện tình trạng các thương lái ào ào tranh mua, nhất là thương lái Trung Quốc, việc mua bán diễn ra hết sức thuận lợi, giá cao

 80% tổng sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đã được tiêu thụ.     
80% tổng sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đã được tiêu thụ.     
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, hiện tại, các huyện Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Bắc Giang, Việt Yên đã tiêu thụ hết vải, huyện Lục Nam, Sơn Động cũng tiêu thụ gần hết vải. Tại huyện Lục Ngạn, đang là thời gian cao điểm thu hoạch. 
Đến thời điểm hiện tại, tổng số lượng vải thiều đã thu hoạch tiêu thụ là gần 126.600 tấn (chiếm gần 80% tổng sản lượng toàn tỉnh). Trong đó, vải sớm gần 26.000 tấn (đã tiêu thụ hết), vải chính vụ gần 100.600 tấn.                       
Theo Sở Công thương, vải tươi được tiêu thụ khắp toàn quốc. Những địa phương tiêu thụ với số lượng lớn, gồm: Các tỉnh lân cận phía Bắc, các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TPHCM và các tỉnh phía Nam. Tổng số lượng tiêu thụ nội địa trên 81.000 tấn. Trong đó, riêng thị trường phía Nam (TPHCM, các tỉnh Nam Bộ) tiêu thụ khoảng gần 50.000 tấn, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa.
Bên cạnh đó, vải thiều còn được xuất khẩu sang một loạt nước như: Trung Quốc, Lào, Mỹ, Pháp, Úc, Anh, Malaysia…
Tại thị trường Trung Quốc, theo thống kê tại cửa khẩu Lạng Sơn, lượng vải thiều xuất qua đến ngày 23/6/2015 là 23.000 tấn. Giá trung bình từ 17.000-25.000 đồng/kg. Tại cửa khẩu Lào Cai, lượng vải thiều xuất khẩu qua là 21.000 tấn. Giá trung bình từ 20.000-28.000 đ/kg. Qua cửa khẩu Hà Giang với số lượng ít 1.100 tấn. Tổng lượng vải thiều xuất qua 3 cửa khẩu Lạng Sơn và Lào Cai, Hà Giang trên 45.000 tấn, chiếm gần 36% tổng sản lượng tiêu thụ của tỉnh (126.600 tấn).
Đối với các thị trường Mỹ, Úc, Pháp, Anh, Malaysia, Lào... theo thông tin từ các doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều, các lô xuất đầu tiên đều thuận lợi, phía khách hàng đều đánh giá cao vải thiều Việt Nam. Sản lượng cụ thể sang các thị trường khác dưới hình thức vải tươi là 105 tấn. 
Các thương nhân, đầu mối, điểm cân vải thiều hoạt động cơ bản như mọi năm. Tại địa bàn huyện Lục Ngạn, thời điểm cao điểm có 276 thương nhân người Trung Quốc sang phối hợp với thương nhân Việt Nam đặt điểm cân xuất hàng sang thị trường Trung Quốc. Tổng số điểm cân trên địa bàn huyên Lục Ngạn gần 400 điểm cân. Năm nay, có thêm sự góp mặt của các công ty tham gia xuất khẩu vải thiều vào các thị trường khó tính Mỹ, Úc, Anh, Pháp…
"Hiệu ứng từ việc thông tin vải thiều đã xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Malaysia…tạo cho người nông dân trồng vải rất có thế, xuất hiện tình trạng các thương lái ào ào tranh mua, nhất là thương lái Trung Quốc, việc mua bán diễn ra hết sức thuận lợi, giá cao. Không còn thấy hiện tượng ép cấp, ép giá như mọi năm", Sở Công thương cho biết.
Về giá cả, hiện tại, đang là thời điểm cao điểm thu hoạch vải thiều tại các huyện Lục Ngạn, Lục Nam. Giá cả tương đối ổn định, người dân bán được giá cao. Thương nhân Trung Quốc sang phối hợp với thương nhân Việt Nam đặt thu mua với sản lượng lớn và giá cả ổn định, với mức giá tương đối cao, đảm bảo người dân trồng có lãi. Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại, giá vải thiều được tiêu thụ tương đối ổn định, bán được giá cao, cao hơn năm 2014 từ 3.000-5.000đ/kg. Giá vải loại I dao động từ 17.000- 30.000 đồng/kg. Vải loại II từ 7.000-13.000 đồng/kgTại các cửa khẩu, giá dao động từ 15.000-40.000 đồng/kg.
Sở Công thương Bắc Giang đánh giá, từ đầu vụ, công tác tiêu thụ tương đối thuận lợi, với giá bán hiện tại người dân trồng vải đã có lãi. Trên thị trường, không có hiện tượng ép cân, ép giá và việc xuất khẩu tại các cửa khẩu diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Theo phản ánh của người dân bán vải, tại một số điểm cân, vẫn còn tình trạng lùi cân, gian lận thương mại nhưng đã được lực lượng Quản lý thị trường giải quyết kịp thời.
Sở Công thương Bắc Giang cũng khuyến cáo người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn để đạt chất lượng tốt nhất, đảm bảo uy tín và thương hiệu vải thiều; Thương nhân cần chủ động tìm kiếm đối tác mới, mở rộng thị trường, tăng cường công tác  xúc tiến thương mại. Đồng thời, kiến nghị các ngành chức năng, UBND các huyện cần tiếp tục tích cực, chủ động hỗ trợ nhân dân trong việc tiêu thụ vải thiều.

Lãi suất tiết kiệm chỉ tăng cục bộ

Trước xu hướng lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng gần đây (cả kỳ hạn ngắn và dài ngày), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, lãi suất chỉ tăng cục bộ.


Trên thực tế, lãi suất tiết kiệm thời gian qua đã giảm khá nhiều nên nguồn tiền tiết kiệm có dịch chuyển sang các kênh đầu tư đang có chiều hướng ấm dần trở lại như: bất động sản, chứng khoán.
Trong khi đó, nhu cầu vốn đang cải thiện dần, nhất là 2 quý còn lại của năm. Đón đầu xu hướng này, các nhà băng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhằm bổ sung nguồn cung, đáp ứng cầu vốn. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay cũng vừa được NHNN điều chỉnh lên 17%.
Nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Lãnh đạo các nhà băng cho rằng, nguyên nhân chính phải tăng nhẹ lãi suất tiền gửi tiết kiệm là do lãi suất đã giảm sâu trước đó. Cụ thể, tại một số ngân hàng cổ phần, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn từ 1 - 5 tháng đã áp dụng mức 4,8%/năm. Với mức lãi suất này, không phải khách hàng nào cũng mặn mà gửi vốn, kể cả các nhà đầu tư có nhu cầu luân chuyển vốn thường xuyên.
Vì thế, chính sách được các nhà băng đưa ra là tiếp tục cộng biên độ lãi suất để thu hút nguồn tiết kiệm, nhưng vẫn không thể vượt trần. Chẳng hạn, SHB cộng thêm biên độ 0,3% cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 - 3 tháng, nhưng mức lãi suất sau khi cộng thêm biên độ nói trên của nhà băng này cũng chỉ ở mức 5,1%.
 
Lãi suất cho vay khó tăng nhưng cũng khó giảm thêm
Lãi suất cho vay khó tăng nhưng cũng khó giảm thêm
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất hiện nay được SHB công bố ở mức 7,1%, áp dụng cho kỳ hạn dài ngày từ 12 - 36 tháng. Một số ngân hàng quy mô nhỏ hơn như: VietCapital, VietA Bank… lại sử dụng chương trình ưu đãi khác, đó là cộng thêm biên độ lãi suất cho những khách hàng có độ tuổi từ 40 trở lên, với mức từ 0,2 - 0,3%.
Đơn cử tại VietA Bank, khách hàng từ 45 tuổi trở lên, khi gửi tiết kiệm sẽ được nhà băng này cộng thêm biên độ 0,3%, nhưng đối với kỳ hạn 1 - 5 tháng, lãi suất cao nhất cũng chỉ được 5,1%/năm. Tương tự, VietCapital áp dụng biên độ cộng thêm 0,3% cho khách hàng từ 40 tuổi trở lên, tạo thêm tính hấp dẫn trong thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư.
Tuy lãi suất tiền gửi tiết kiệm có tăng lên, nhưng đối với kỳ hạn tiền gửi ngắn ngày, khách hàng chỉ được hưởng mức lãi suất không quá trần 5,5%/năm. Còn đối với kỳ hạn tiền gửi 12 tháng trở lên, mức cao nhất trên thị trường hiện nay cũng chỉ dao động từ 7,1 -7,4%/năm. Vì thế, theo lãnh đạo các ngân hàng, việc lãi suất tăng nhẹ trở lại là để cân đối với mặt bằng chung của thị trường.
Mới đây, DongA Bank tăng mạnh nhất đối với kỳ hạn tiết kiệm 9 tháng, từ 5,6%/năm lên 6%/năm. Eximbank tăng lãi suất kỳ hạn 6 tháng từ 5,2%/năm lên 5,4%/năm; 12 tháng tăng từ 5,8%/năm lên 6,2%/năm…
Tại HDBank, lãi suất kỳ hạn 6 - 11 tháng từ mức 5,5%/năm tăng lên 5,7%/năm. Mức tăng mạnh nhất là ở kỳ hạn 12 tháng, từ 6,5%/năm lên 7%/năm. Bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, Phó Tổng giám đốc DongA Bank cho rằng, sở dĩ lãi suất tiền gửi tăng nhẹ là do trước đó DongA Bank đã điều chỉnh giảm xuống mức thấp, nên tăng lại để phù hợp hơn với tình hình hiện tại.
Phó Tổng giám đốc HDBank ông Lê Thành Trung cho hay, việc điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng gần đây chủ yếu do cầu tín dụng đã cải thiện. Tuy thanh khoản của Ngân hàng vẫn khá dồi dào, song theo ông Trung, trước sức cầu vốn của khách hàng, nhất là với doanh nghiệp tăng trở lại, các ngân hàng cần sẵn sàng chuẩn bị nguồn tiền.
Ông Trung nhận định, lãi suất tiền gửi tiết kiệm khó có thể tăng thêm trong thời gian tới, khi lạm phát mục tiêu của năm 2015 được kiểm soát ở mức thấp.
Mặc dù trên thị trường, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất, nhưng NHNN vẫn cho rằng, mặt bằng lãi suất vẫn tương đối ổn định và giảm so với cuối năm 2014. Phó Thống đốc NHNN, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất huy động giảm từ 0,2 - 0,4%/năm, cho vay giảm từ 0,2 - 0,5%/năm. NHNN cũng khẳng định, sẽ tiếp tục điều hành mặt bằng lãi suất trong 6 tháng cuối năm theo hướng ổn định như hiện nay.
Một số ý kiến cho rằng, việc lãi suất tăng gần đây là do cầu tín dụng tăng mạnh, đặc biệt là tín dụng bất động sản. Tuy nhiên, số liệu từ NHNN cho thấy, vốn đổ vào địa ốc năm nay chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, đến hết tháng 5/2015, tín dụng bất động sản tăng 10,89% (chiếm tỷ trọng 8,3% tổng dư nợ) so với 5 tháng đầu năm 2014, vốn đổ vào bất động sản chiếm tỷ trọng 7,96%. 
Các ngân hàng chưa tính tăng lãi suất cho vay
Mặc dù chi phí đầu vào tăng, song theo ông Lê Thành Trung, Phó Tổng giám đốc HDBank, lãi suất cho vay khó có thể điều chỉnh tăng theo. Ngược lại, các ngân hàng còn phải cắt giảm chi phí để tiết giảm lãi suất đầu ra nhằm cạnh tranh, thu hút khách hàng vay vốn. Theo ông Trung, mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay đã giảm sâu và khá cạnh tranh, nhưng để có được khách hàng tốt, đòi hỏi ngân hàng phải áp dụng mức lãi suất phù hợp.
Phó Tổng giám đốc VietA Bank, ông Trịnh Minh Thảo cũng cho rằng, khó có thể tăng lãi suất đầu ra, nhất là trước tình hình hiện nay, khi tín dụng chưa thể tăng trưởng nhanh. Mức lãi suất áp dụng như hiện tại, theo ông Thảo là đã phù hợp để vay vốn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ngân hàng có thể tăng trưởng nhanh tín dụng, vì tâm lý khách hàng vẫn kỳ vọng lãi suất đi xuống thời gian tới và giá bất động sản giảm thêm.
Còn theo bà Lương Thị Cẩm Tú, Phó Tổng giám đốc Nam A Bank, Ngân hàng đã nỗ lực đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất cho khách hàng. Đáng chú ý là với khách hàng cá nhân, để kích cầu vốn vay mua nhà, không ít gói tín dụng ưu đãi đã được đưa ra, song theo lãnh đạo Nam A Bank, tâm lý khách hàng vẫn dè chừng, vì lo ngại lãi suất tăng sau kỳ ưu đãi, mặc dù, mức lãi suất cho vay cá nhân hiện chỉ dao động 8 - 10%/năm.                
Trao đổi với ĐTCK, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN TP. HCM cho rằng, một số ngân hàng gần đây tái tăng nhẹ lãi suất tiền gửi tiết kiệm là do đã giảm mạnh trước đó, nên cần điều chỉnh trở lại để phù hợp hơn với mặt bằng chung của thị trường. Còn thanh khoản của các ngân hàng vẫn khá dồi dào.
Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng có cải thiện rõ nét trong 6 tháng qua. Tín dụng toàn ngành tăng trưởng 6,09%, tính đến ngày 18/6. Riêng khu vực TP. HCM, ước 6 tháng đầu năm tăng trên 5,5%, so với cuối năm 2014. Vì thế, các ngân hàng tăng lãi suất một phần nhằm chuẩn bị nguồn vốn tốt để cho vay, nhất là với vốn huy động trung, dài hạn.
Theo NHNN chi nhánh TP. HCM, tính đến cuối tháng 6/2015, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng khoảng 3% so với cuối năm 2014. Trong đó, nguồn vốn huy động trung, dài hạn có mức tăng trưởng 4% so với cuối năm 2014. Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng trưởng 7,6% và chiếm tỷ trọng cao nhất (56%) trong tổng tiền gửi trên địa bàn.
Mặc dù lãi suất đầu vào tăng nhẹ, nhưng ông Minh cũng cho hay, lãi suất đầu ra khó điều chỉnh đi lên. Ngược lại, trong thời gian qua, lãi suất cho vay vốn dần đi xuống, nhất là đối với vốn cho vay trung, dài hạn, theo ông Minh, đã giảm từ 1 - 1,5%.
Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp trong 5 lĩnh vực ưu tiên đối đa không quá 7%/năm, vốn trung, dài hạn dao động 8 - 9%/năm. Riêng với các doanh nghiệp nằm trong chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, lãi suất còn thấp hơn. Cũng theo ông Minh, lãi suất khó tăng, nhưng cũng khó giảm thêm. Một phần, do thời gian qua mặt bằng lãi suất (cả đầu vào và đầu ra) đã giảm đáng kể, do lạm phát thấp.            

Thủ tướng Chính phủ: “Tập trung chỉ đạo để cải thiện môi trường kinh doanh”

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, điều hành từ xa, đăng ký kinh doanh, nộp thuế điện tử...

Thủ tướng Chính phủ: “Tập trung chỉ đạo để cải thiện môi trường kinh doanh”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp thường kỳ Chính phủ tháng 6 (Ảnh: Nhật Bắc - VGP).
Chủ trì cuộc họp Chính phủ thường kỳ sáng 29/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết tình hình kinh tế- xã hội đã có những chuyển biến tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm pát được điều hành theo mục tiêu, tăng trưởng kinh GDP 6 tháng qua đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây…
Thủ tướng khẳng định năng lực cạnh tranh quốc gia liên quan đến năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp, sản phẩm. “Chúng ta không nâng cao được năng lực cạnh tranh quốc gia trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì chúng ta khó đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững”- Thủ tướng nhấn mạnh. 
Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tích cực đóng góp vào các báo cáo được trình Chính phủ tại phiên họp liên quan đến công tác cải cách hành chính; giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng chống tham nhũng và các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch… Thủ tướng yêu cầu phải làm rõ quá trình triển khai Nghị quyết 19 để xem có thuận lợi, khó khăn gì nhằm tập trung chỉ đạo, khắc phục, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.
“Tôi xin nhắc lại là chúng ta cần tập trung chỉ đạo để cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, mà đầu tiên là phải rà soát, loại bỏ những quy định không phù hợp, đưa ngay công nghệ thông tin vào quản lý và đề cao trách nhiệm của các cấp các ngành, nhất là người đứng đầu. Trong hoạt động điều hành vấn đề gì còn hạn chế yếu kém cần tập trung làm rõ, không nói chung chung mà phải khắc phục cho được”- Thủ tướng nói.
Đưa ra thống kê về tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng internet cao hơn trung bình của khu vực và thế giới nhưng chỉ số Chính phủ điện tử thấp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, điều hành từ xa, đăng ký kinh doanh, nộp thuế điện tử...
“Cái đã tốt cần làm tốt hơn, nhưng hạn chế yếu kém phải nêu rõ để khắc phục cho được. Chúng ta phải quyết tâm làm mới có chuyển biến. Ví dụ như việc cải thiện môi trường kinh doanh đã có những dấu hiệu tích cực nhưng vẫn còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt” - Thủ tướng dẫn chứng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 sẽ giảm 5 thủ tục khởi sự kinh doanh (từ 10 thủ tục xuống còn 5 thủ tục) và giảm thời gian từ 34 ngày xuống còn 17 ngày, trong đó thời gian đăng ký kinh doanh chỉ còn 3 ngày, vượt chỉ tiêu so với yêu cầu. Ông Vinh cho biết xếp hạng chỉ số này sẽ cải thiện từ vị trí từ 109 lên vị trí 37 (tăng 72 bậc), cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước ASEAN 6 (vị trí 99) và cao hơn trung bình của nhóm nước ASEAN 4 (vị trí 70).
Đối với chỉ tiêu nộp thuế và bảo hiểm xã hội, ông Vinh cho biết trong năm 2014 và đầu năm 2015, Bộ Tài chính đã ban hành và sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Theo đó, số giờ nộp thuế dự kiến giảm được 380 giờ (từ 537 giờ/năm xuống còn 157 giờ/năm). Tuy vậy, ông Vinh thừa nhận thời gian nộp thuế vẫn chưa đạt yêu cầu của Nghị quyết và cần phải tiếp tục giảm thêm khoảng 35,5 giờ nữa. Thời gian nộp bảo hiểm xã hội dự kiến giảm được 100 giờ và vẫn còn khoảng cách tương đối xa so với mục tiêu 49,5 giờ/năm, do đó cần tiếp tục giảm thêm 185,5 giờ.
“Như vậy, tổng thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội dự kiến giảm được 480 giờ và cải thiện 27 bậc, từ vị trí 149 lên vị trí 122. Tuy nhiên, vị trí này vẫn thấp hơn khá nhiều so với trung bình của các nước ASEAN 6 (vị trí 67)”- ông Vinh nói.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh lưu ý từ ngày 1/7, các bộ ngành cần chấm dứt ngay việc soạn thảo và ban hành các quy định kinh doanh trái thẩm quyền; nghiêm túc bãi bỏ và đình chỉ các quy định kinh doanh không phù hợp với pháp luật.

Doanh nghiệp “dễ thở” hơn với hàng loạt quy định mới từ 1/7

Hàng loạt luật có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Doanh nghiệp,... được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những hạn chế, bất cập, tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nhiều Luật đi vào hoạt động kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều hạn chế, bất cập cho cộng đồng doanh nghiệp
Nhiều Luật đi vào hoạt động kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều hạn chế, bất cập cho cộng đồng doanh nghiệp.
Người nước ngoài được mua nhà
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Luật Nhà ở sửa đổi với những điều kiện nới lỏng cho người nước ngoài sở hữu bất động sản dễ dàng hơn sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015.
Cụ thể, đối tượng áp dụng gồm tổ chức, cá nhân người nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư.
Nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà. 
Kinh doanh bất động sản phải có vốn trên 20 tỷ đồng
Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực từ 1/7 bổ sung thêm nhiều quy định mới về phạm vi kinh doanh bất động sản. Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã. Vốn pháp định cũng được nâng từ 6 tỷ đồng lên mức 20 tỷ đồng.
Điểm đáng lưu ý, Luật kinh doanh bất động sản quy định chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được tổ chức tài chính hoặc tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện bảo lãnh việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Bổ sung quy định, bên mua, bên thuê mua có quyền yêu cầu bên bán, bên cho thuê mua cung cấp thông tin về tiến độ đầu tư xây dựng dự án, việc sử dụng tiền ứng trước và kiểm tra thực tế tại công trình.
Tự do kinh doanh ngành nghề luật không cấm
Nội dung thay đổi lớn nhất của Luật Đầu tư là quy định về cấm đầu tư kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Theo đó, ngoài 6 ngành nghề cấm và 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp được từ do kinh doanh những ngành nghề khác mà luật không cấm thay vì chỉ được kinh doanh những gì nhà nước cho phép như trước đây. 
Luật cũng quy định thêm các đối tượng ưu đãi đầu tư: dự án có quy mô vốn từ 6000 tỷ đồng trở lên, dự án đầu tư tại vùng nông thôn có sử dụng từ 500 lao động trở lên...
Bổ sung ngành, nghề ưu đãi đầu tư mới: sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên; sản phẩm tiết kiêm năng lượng; Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô… 
Luật Đầu tư cũng bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tất cả các dự án đầu tư trong nước; đơn giản hóa hồ sơ, trình tự, thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà thầu nước ngoài (từ 45 ngày theo Luật Đầu tư 2005 xuống còn 15 ngày).
Bỏ nhiều thủ tục rối rắm
Luật Doanh nghiệp có nhiều điểm mới nổi bật, đáng chú ý nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập, tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo quy định mới, doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu. Luật cũng cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật; cho phép công ty cổ phần có thể chọn một trong hai mô hình tổ chức, quản lý; Cho phép lựa chọn cách bầu dồn phiếu hay không bầu dồn phiếu khi bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát công ty cổ phần... 
Đồng thời, bãi bỏ nhiều điều khoản đã được chứng minh là hiệu quả thực thi rất thấp, như việc đăng ký danh sách cổ đông nắm giữ 5% vốn điều lệ công ty cổ phần, hoặc bãi bỏ việc gây cản trở cho hoạt động của Doanh nghiệp như cấm một người đã làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần không được làm Giám đốc (Tổng Giám đốc) Công ty khác.
Quy định rõ quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp 
Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy định việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh và giám sát việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đối tượng áp dụng của Luật gồm 4 nhóm là: Đại diện chủ sở hữu nhà nước; Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; và Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Báo động sự “biến tướng” của hàng Tàu gắn mác hàng Việt

Như căn bệnh trầm kha chưa có thuốc đặc trị, hàng Trung Quốc gắn mác Việt không chỉ lừa phỉnh người tiêu dùng, đe dọa doanh nghiệp Việt mà nguy cơ những mặt hàng này sẽ giả hàng Việt để xuất khẩu. Đây là hệ quả khôn lường đối với kinh tế…

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam. Tại Tọa đàm Xây dựng và Bảo vệ thương hiệu, đấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ được tổ chức mới đây, thống kê bước đầu, các cơ quan chức năng cho biết, 5 tháng đầu năm, đã có 8.800 vụ hàng giả bị bắt giữ. 
M
Một số mặt hàng trong lô hàng xuất xứ từ Trung Quốc nhưng đều mang các thương hiệu sản xuất trong nước với dòng chữ "Made in Vietnam"
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Đáng quan ngại nhất, ngoài các vụ hàng giả được sản xuất trong nước, hàng giả các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài thì có rất nhiều hàng giả từ Trung Quốc có in tem, bao bì, nhãn mác và xuất xứ tại Việt Nam.
Các mặt hàng bị làm giả đa dạng, từ hoa quả, thịt động vật, bánh kẹo, phụ liệu chế biến món ăn, thuốc đến các sản phẩm mũ bảo hiểm, mỹ phẩm, đồ điện tử, hàng công nghiệp như máy lọc nước, thép tôn, inox không gỉ…. của các thương hiệu trong nước.
Chỉ riêng trong tháng 1/2015 ba địa phương là Hà Nội, Quảng Ninh và Lạng Sơn, các lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều hàng hóa Trung Quốc đưa về Việt Nam. Khi kiểm tra các kiện hàng được đóng gói bằng chữ Trung Quốc, lực lượng chức năng đã phát hiện các thương hiệu bột ngọt, vàng, phụ tùng xe đạp đều ghi được sản xuất tại Việt Nam (made in Vietnam). Các mặt hàng này đang trên đường vận chuyển về tiêu thụ tại các tỉnh phía Bắc.
Đầu tháng 3/2015, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh phát hiện lô hàng hơn 3.000 sản phẩm gồm các loại quần áo, giày, ví da mang các thương hiệu ngoại như Nike, Gucci, Versace… được ghi rõ sản xuất tại Việt Nam.
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về phòng chống hàng giả cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, nguy cơ hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc tuồn về Việt Nam qua các cửa khẩu phía Bắc ngày một nhiều. Đặc biệt, xu hướng hàng Trung Quốc gắn mác giả hàng Việt không suy giảm mà còn gia tăng do có sự cấu kết của các cá nhân, tổ chức từ Việt Nam, khiến các lực lượng chống buôn lậu, truy quét hàng giả gặp nhiều khó khăn.
Hay như mới đây nhất, ngày 21/6, cơ quan chức năng đã bắt tạm giam bị can Nguyễn Huy Thọ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Theo bản cáo trạng, Thọ sang Trung Quốc đặt sản xuất các Bếp từ; bếp điện từ, bếp điện hồng ngoại, lò vi sóng… mang thương hiệu “Romal” hoặc “Kucy” của Italy, Đức và Malaysia… Sau đó, đối tượng này nhập hàng, bóc tem, nhãn của ghi sản xuất tại Trung Quốc - “Made in China” để thay bằng dòng chữ "Made in Italy" hay "Made in Germany", "Made in Maylaysia" để bán với mức giá cao gấp 5 lần giá nhập từ Trung Quốc
Ngày 17/6, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện và thu giữ hơn 6.076 ván gỗ sàn được làm giả hàng nhập khẩu từ Đức nhưng có nguồn gốc từ Trung Quốc ở 1 công ty tại Thanh Xuân, Hà Nội. Tại đây, lực lượng chức năng cũng thu giữ 2.500 tem nhãn giả mạo để chuyên “phù phép” hàng giả mạo.
Theo ông Nguyễn Văn Cẩn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, ngoài đánh lừa người tiêu dùng Việt, phá hoại thị trường trong nước, có hiện tượng móc nối của các thương nhân, doanh nghiệp Trung Quốc với các cá nhân Việt Nam để đưa các mặt hàng này trở thành hàng xuất khẩu của Việt Nam ra các thị trường thế giới, nơi mà Việt Nam đang được ưu đãi thuế suất 0%.
Với xuất xứ không rõ ràng, chất lượng thấp những đơn hàng này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thương hiệu, uy tín chất lượng của hàng Việt trong mắt người tiêu dùng nước ngoài. Nguy cơ bị kiện và mất thị trường rất cao.
“Khả năng và công nghệ làm giả, Trung Quốc là số 1 thế giới. Thế giới từng rất e sợ khả năng làm hàng nhái, hàng giả của Trung Quốc. Hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc còn ra đời nhanh hơn cả hàng thật. Hàng Việt bị làm giả đa phần là những mặt hàng có thị trường, có thương hiệu. Bên cạnh đó, là những mặt hàng người tiêu dùng quan tâm, mua nhiều như các mặt hàng xách tay của thương hiệu nổi tiếng thế giới. Sống trong hoàn cảnh như vậy, nếu hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc vào nhiều hơn, DN Việt Nam khó sống lắm”, ông Cẩn nói.
 
Đứng về góc độ kinh tế, theo các chuyên gia hiện có hai mặt trận hàng giả, hàng lậu mà Việt Nam phải chống là: hàng lậu được sản xuất tại Trung Quốc và hàng giả Trung Quốc nhái Việt Nam hoặc thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: “Chúng ta đã thành công khi cảnh báo người tiêu dùng về chất lượng và uy tín của hàng chất lượng thấp, giá rẻ của Trung Quốc đến sức  khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Người tiêu dùng, thị trường Việt Nam đã cảnh giác với hàng chất lượng kém xuất xứ từ Trung Quốc và chuyển sang tin vào hàng Việt, chất lượng Việt. Chính vì tâm lý “bài” hàng Trung Quốc khiến các tư thương nước này quay sang chú trọng hơn vào làm hàng giả mang thương hiệu Việt để tranh thủ thị trường và phá hoại nền sản xuất trong nước”.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons