Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Đổ xô săn đất ngoại ô Sài Gòn chờ tăng giá

Ông Bình ngụ quận Tân Phú chuẩn bị chục tỷ để săn đất ở quận 9 và Thủ Đức làm của để dành với kỳ vọng 5-10 năm nữa, các tài sản này có thể gia tăng giá gấp đôi.

Nhà đầu tư này tiết lộ, lý do ông đặt cược vào đất ngoại thành vì tin tưởng Sài Gòn đất chật, người đông, đô thị hóa sẽ nhanh chóng lan tới các quận xa trung tâm khiến giá đất tăng lên theo thời gian. 
Ông Bình chia sẻ kinh nghiệm từng trải qua về xu hướng đầu tư nhà đất kiểu này. Cụ thể, căn nhà ông đang ở trước đây chỉ là thửa đất rộng 85 m2, tọa lạc trong khu vắng vẻ đường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú. Năm 2000 ông bán căn nhà phố quận 10 để gom tiền làm ăn, trích ra 2 tỷ đồng mua đất bỏ thêm gần 2 tỷ đồng để xây căn nhà 3 tầng, một sân thượng. Thời đó, quyết định bỏ phố ra vùng ven chỉ thuần túy vì nhu cầu mở rộng không gian sống. Sau 15 năm, hiện nay giá thị trường của miếng đất này đã vọt lên 4,5 tỷ đồng.
"Ngày xưa tôi về đây còn thưa thớt, giáp ranh chẳng có nhà nào. Bây giờ khu này sầm uất, nhà san sát nhau, hàng quán mọc đầy. Vùng ven thay da đổi thịt ngoài sức tưởng tượng. Hơn một thập niên, giá đất tại đây đã tăng hơn gấp đôi", ông nói. Từ bài học của quận Tân Phú, nhà đầu tư này cho hay, hoàn toàn có thể yên tâm bỏ tiền tậu đất ở các khu vực xa trung tâm, vùng ven để chờ cơ hội 5-10 năm tới.
Trường hợp của ông Bình không phải là cá biệt. Theo tiết lộ của một môi giới nhà đất khu Đông TP HCM có thâm niên 5 năm trong nghề, làn sóng nhà đầu tư gom đất đã diễn ra mạnh mẽ suốt năm 2015 khi cơn lốc hạ tầng bùng nổ tại khu vực này. Xu hướng săn lùng đất đã phân lô hoặc đất lẻ trong dân vẫn tiếp tục tăng lên trong vài tháng đầu năm 2016. 
do-xo-san-dat-ngoai-o-sai-gon-cho-tang-gia
Nhiều nhà đầu tư có dòng vốn nhàn rỗi lớn đang thu gom đất ngoại thành Sài Gòn để tích luỹ tài sản, chờ cơ hội tăng giá trong 5-10 năm tới. Ảnh: Lucas Nguyễn
Câu chuyện của ông Đồng thậm chí còn được xếp vào bài học điển hình về kinh nghiệm đầu tư đất ngoại thành chờ tăng giá tại TPHCM. Cách đây hơn 2 thập niên, từ những năm 1991, ông đã bán căn nhà phố mặt tiền đường Bùi Thị Xuân, quận 1, với giá 1.000 lượng vàng trong sự hoài nghi của mọi người. Ông bị cảnh báo là điên rồ vì thời điểm đó giá thuê căn nhà đã đạt 6.000 USD, có thể ngồi "mát ăn bát vàng".
Mặc những bình luận khen chê, ông Đồng mang số vàng này mua đất ở khu Nam Sài Gòn, thời đó vẫn còn bị đánh giá là hẻo lánh xa xôi. Từ những năm 1995-1997 trở đi, ông đã thu gom được cả chục hecta đất Nhà Bè, quận 7, trong đó đáng chú ý là 5 căn biệt thự trong khu Phú Mỹ Hưng và hơn 5.000 m2 đất trên đường Huỳnh Tấn Phát. Theo đánh giá của giới buôn địa ốc, chiêu bỏ nhà phố mặt tiền gom quỹ đất lớn vùng ven của ông Đồng có thể mang lại nguồn thu tối thiểu là bạc trăm tỷ, thậm chí cao hơn. 
Tổng giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư Nam Phát, Nguyễn Mạc Hoài Nam đánh giá: "Thu gom đất vùng ven TPHCM làm của để dành trong dài hạn là một cách đầu tư đầy khôn ngoan. Giá trị đầu tư ban đầu khá thấp nên khả năng sinh lời cao".
Ông Nam phân tích, mặc dù cơ hội đầu tư đất vùng ven rất lớn nhưng không phải ai cũng có thể nhập cuộc chơi này. Điều kiện tiên quyết là cần có dòng vốn nhàn rỗi tuyệt đối, không bị áp lực về tài chính hàng tháng. Nói cách khác, nhà đầu tư phải có dòng tiền tốt, đủ sức chờ đợi cơ hội chỉ xuất hiện một đôi lần trong cả thập niên. 
Kế đến, nhà đầu tư phải am hiểu các quy định về đất đai, mua đất có pháp lý rõ ràng, an toàn. Cần có một nhãn quan chiến thuật nhạy bén để lựa chọn quỹ đất tiềm năng trong dài hạn. Ví dụ: đất quanh các khu công nghiệp, gần nhiều nhà máy, các trục hạ tầng huyết mạch trong tương lai, cơ sở sản xuất kinh doanh, các trường đại học... có thể cách xa khu trung tâm nhưng sớm muộn gì cũng nhích lên theo thời gian và tốc độ đô thị hoá. 
Chuyên gia này cho rằng mua đất ngoại thành chờ tăng giá cần thời gian đầu tư khoảng 10 năm mới có đột biến. Lý do là phải có lộ trình để dân số tăng lên và chờ hạ tầng phát triển đồng bộ, hoàn thiện dần. Hiện nay khó có thể kỳ vọng vào mức tăng đột biến nhưng một hai thập niên trước đó, vì thị trường bất động sản đã thay đổi nhiều, định hình cụ thể và được tiếp cận nhiều hơn so với những giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những vị trí đất ở ngoại thành đầy tiềm năng. 
Ông Nam dẫn chứng, làn sóng tăng giá đất quận 9 năm 2015 đã khiến một số vị trí tại quận ngoại thành này tăng giá đến 70-80%. Điển hình là đất phân lô dọc đường Nguyễn Duy Trinh, năm 2013 chỉ ở mức 6,5- 7,5 triệu đồng một m2, đến cuối năm 2015 khoảng 11-13 triệu đồng. 
Nếu so khoảng thời gian đầu tư dài hơn, có thể xét đến khu Trung Sơn quận 7. Năm 2006 giá đất khu này khoảng 9 triệu đồng mỗi m2, hiện giờ đã lên khoảng 45 triệu. "Qua mỗi chu kỳ phát triển khác nhau, những cơn sốt đất có nhiều biến động khó đoán. Song, quy luật gần như bất biến là giá đất sẽ tăng theo thời gian, tuỳ thời điểm và vị trí. Do đó, đầu tư ở khu vực ngoại thành vẫn còn nhiều cơ hội trong dài hạn", ông nói. 


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Buồn vẫn phải múc dầu, rậm rịch mở bể than sông Hồng

 Giá dầu giảm sâu, thu thuế không đạt đủ, buồn nhưng không thể ngừng khai thác thêm vì đã có dự toán, kể cả mở bể than đồng bằng sông Hồng.

Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) chia sẻ quanh việc giá dầu giảm.
“Nói chung giá dầu thô giảm là buồn”, ông Phụng nói.
Theo số liệu của Tổng cục thuế (Bộ Tài chính) cho biết,  thu NSNN từ dầu thô chỉ đạt 10,6% dự toán, tương đương 5,77 nghìn tỷ đồng. Con số này chỉ bằng 43,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Số thu từ dầu thô trên cơ sở giá dầu thanh toán bình quân 2 tháng ở mức giá 36 USD/thùng, giảm 24 USD/thùng so với giá dự toán.
Buon van phai muc dau, ram rich mo be than song Hong
Ông Nguyễn Văn Phụng, giá dầu thô giảm sâu, buồn những vẫn phải múc dầu.
Phân tích về chuyện “giá dầu thô giảm sâu sao cứ “múc” dầu mãi?”, ông Phụng cho rằng, việc lập dự toán đã có quy định rồi, đây là định hướng dự báo trong điều hành nên vẫn phải lập để điều hành thu – chi cả năm. Lúc xây dựng dự toán ngân sách, việc lấy giá dầu bao nhiêu đã được cân nhắc dựa trên số liệu báo cáo của các tổ chức dự báo uy tín thế giới và được sự thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội.
“Giá dầu thô diễn biến quá phức tạp. Năm ngoái khi xây dựng dự toán đưa ra dầu vào là 100 USD/thùng, thì ngay lập tức giảm xuống còn 50 USD/thùng. Còn năm nay khi vừa đưa ra dự toán 60 USD/thùng, giá dầu lập tức giảm còn một nửa...”- ông Phụng thừa nhận.
Theo tính toán của ngành thuế, nếu kịch bản giá dầu giảm sâu xuống mức 20 USD/thùng thì ngân sách thất thu khoảng 1.500 tỷ đồng. Dù vậy, vẫn không thể bỏ dầu thô ra khỏi dự toán và đóng mỏ dầu khi giá xuống quá thấp.
Lý giải điều này, ông Nguyễn Văn Phụng chia sẻ, nếu đóng mỏ dầu ngừng khai thác DN sẽ phải chịu thiệt hại lớn về chi phí khi hoạt động khai thác trở lại.
"Các nhà đầu tư phải cân nhắc tới điểm nào giảm trữ lượng, tới điểm nào giữ nguyên mức đó. Nhiều khi giá bán dưới giá thành một chút vẫn phải giữ vì phải tính tới chi phí khôi phục mỏ sau này. Nhiều khi doanh nghiệp chấp nhận lỗ vận hành để đỡ lỗ trong tương lai", ông thẳng thắn nói.
Thực tế, vấn đề này đã được quy định trong hợp đồng và các nhà đầu tư sẽ tự cân nhắc thời điểm nào giảm trữ lượng hay không. Như vậy, Nhà nước sẽ không bù lỗ khi giá dầu xuống thấp.
Tuy nhiên, theo ông Phụng, tác động của giá dầu thô giảm có cả 2 mặt, trực tiếp và gián tiếp. Dầu thô liên quan tới nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế, nên giá dầu giảm không hẳn chỉ có tác động tiêu cực. Năm rồi, trong khi giá dầu thô giảm, ngân sách trung ương “kẹt” thì ngân sách địa phương lại “xông xênh”, do tích lũy doanh nghiệp tăng lên.
Trước đó, bể than sông Hồng nằm trong quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, triển vọng 2030 sẽ được đầu tư một số dự án thử nghiệm theo phương pháp khai thác hầm lò và công nghệ khí hóa than ngầm tại các khu vực đã được thăm dò.
Cũng để nâng cao chất lượng than sạch, các nhà máy sàng tuyển, chế biến than sẽ được phát triển theo hướng giảm dần các cụm sàng tuyển nhỏ lẻ để hình thành các khu sàng tuyển tập trung, đồng bộ.
Buon van phai muc dau, ram rich mo be than song Hong
Mỏ than đồng bằng sông Hồng được đưa vào quy hoạch. Ảnh minh họa
Từ nay tới năm 2020 sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng mới các nhà máy tuyển than gồm Vàng Danh 2 (công suất khoảng 2 triệu tấn/năm); Khe Thần (công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm); Hòn Gai (công suất khoảng 5 triệu tấn/năm, xây dựng mới modul 1 công suất 2,5 triệu tấn/năm tại Phường Hà Khánh và duy trì nhà máy Nam Cầu Trắng đến hết năm 2018, sau đó lắp đặt modul 2 công suất 2,5 triệu tấn/năm); Khe Chàm (công suất khoảng 7 triệu tấn/năm); Lép Mỹ (công suất khoảng 4 triệu tấn/năm).
Giai đoạn 2021- 2030, đầu tư cải tạo mở rộng, nâng công suất nhà máy sàng - tuyển Khe Thần từ 2,5 triệu tấn/năm lên khoảng 5 triệu tấn/năm.
Theo Quyết định 403/QĐ-TTg về điều chỉnh quy hoạch ngành than tới năm 2020, có xét tới năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư của ngành than tới năm 2030 là hơn 269.000 tỷ đồng, tức là bình quân đạt gần 18.000 tỷ đồng/năm. Trong đó, nhu cầu vốn đầu tư mới và mở rộng ước tính là 235.906 tỷ đồng.
Quyết định 403/QĐ-TTg cũng điểm danh cụ thể các dự án cần đầu tư, mở rộng. Theo đó, giai đoạn đến năm 2020, đầu tư cải tạo mở rộng, nâng công suất 9 dự án mỏ (Cẩm Phả 4 dự án, Hòn Gai 4 dự án, Uông Bí 1 dự án); đầu tư xây mới 41 dự án mỏ (Cẩm Phả 17 dự án, Hòn Gai 7 dự án, Uông Bí 17 dự án).
Đầu tư cải tạo mở rộng các dự án mỏ lộ thiên hiện có theo hướng đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, đồng bộ để gia tăng sản lượng khai thác; đầu tư dự án mở rộng nâng công suất mỏ than Na Dương.
Kim Chi (Tổng hợp)


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Kiểm tra hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh đa cấp lớn

Amway Việt Nam nằm trong danh sách kiểm tra đợt này

Bộ Công Thương vừa ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp tại 7 doanh nghiệp, bao gồm:  Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, Công ty TNHH Unicity Maketing Việt Nam, Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam, Công ty cổ phần Liên kết Tri thức, Công ty cổ phần Liên Minh tiêu dùng Việt Nam, Công ty TNHH Nhượng quyền Thăng Long.
Ông Phan Đức Quế- Trưởng phòng Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) làm trưởng đoàn kiểm tra. Ngoài ra, đoàn còn có đại diện của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (Bộ Công an), Cục Quản lý thị trường…
Sau vụ việc công ty bán hàng đa cấp Liên Kết Việt lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng, hoạt động kinh doanh đa cấp được kiểm soát chặt chẽ hơn. Gần đây, Bộ Công Thương đã tước giấy phép hoạt động của 4 doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu thương mại Vi Na Link cũng vừa được Bộ Công Thương xác nhận đã chấm dứt hoạt động, dựa trên đề nghị của doanh nghiệp này. 


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Tiềm năng kinh tế biển của Việt Nam

Biển Việt Nam nằm ở vị trí giao thương huyết mạch quan trọng, con đường giao lưu thương mại quốc tế quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Dọc bờ biển có hơn 100 điểm xây dựng được hải cảng, đặc biệt là cảng nước sâu quy mô lớn, khả năng phát triển cảng và vận tải biển là yếu tố trội cơ bản, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Du lịch biển là ưu thế đặc biệt. Dọc bờ biển Việt Nam có nhiều bãi tắm nổi tiếng với chiều dài lên đến 15 - 18 km.

Một số địa danh du lịch biển của Việt Nam đã được biết đến trên phạm vi toàn cầu như Vịnh Hạ Long, hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, và đã đươc công nhận là kỳ quan thiên nhiên của thế giới.

Vịnh Nha Trang được coi là một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh. Bãi biển Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Dọc các tỉnh, thành phố có biển đều có thể phát triển ngành du lịch với quy mô khác nhau. Tiềm năng du lịch biển của nước ta không thua kém bất cứ quốc gia nào trong khu vực.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2005 kinh tế biển đóng góp khoảng 48% GDP, năm 2007 là 49%, năm 2010 mặc dù các lĩnh vực kinh tế khác gặp khó khăn thì kinh tế biển vẫn đảm bảo tăng trưởng khá.

Các ngành kinh tế biển đóng góp lớn như: dầu khí 64%; hải sản 14%; vận tải biển và dịch vụ cảng biển 11%; du lịch biển khoảng 9%.

Các ngành kinh tế liên quan trực tiếp đến khai thác tài nguyên biển như đóng tàu, sửa chữa tàu biển; giao thông biển; khai thác và chế biến dầu khí; đánh bắt, chế biến thủy sản; thông tin liên lạc, du lịch… bước đầu phát triển mạnh.

Tuy nhiên, so sánh với thế giới, khai thác lợi thế từ biển của nước ta còn nhiều hạn chế, khó khăn và yếu kém. Quy mô kinh tế chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, giá trị tổng sản phẩm hàng năm còn nhỏ bé. Tính trung bình trên 1 km2 biển, chúng ta mới chỉ đạt bằng 1/20 của Trung Quốc; 1/94 của Nhật Bản; 1/7 của Hàn Quốc và 1/20 kinh tế biển của thế giới.
Nhận thấy giá trị kinh tế rất lớn từ biển, Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển; làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.

Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển… Bên cạnh đó là nhiều chiến lược, sách lược khác để khai thác, phát triển kinh tế biển.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Nhiều bộ “bất động” trong cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Hiện nay, vướng mắc lớn nhất trong thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu vẫn là vấn đề kiểm tra chuyên ngành. 
Địa điểm kiểm tra chuyên ngành còn khá mới mẻ, chưa có hiệu quả rõ rệt. Ảnh: T.Bình
Cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn trì trệ
Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh 3 tháng đầu năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Những bất cập của hoạt động kiểm tra chuyên ngành đã và đang tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, gây bất lợi đến công tác cải thiện môi trường kinh doanh.

Thực tế kiểm tra chuyên ngành với những yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa xuất nhập khẩu là do các bộ chuyên ngành đưa ra, không phải của ngành Hải quan. Và hiện tuy một số bộ đã tập trung cải cách quản lý chuyên ngành, nhưng kết quả đạt được còn thấp so với yêu cầu.

Cụ thể: Nghị quyết 19 giao cho 10 bộ thực hiện cải cách quy định và thủ tục quản lý chuyên ngành; áp dụng phương thức quản lý rủi ro và chuyển mạnh sang hậu kiểm. Nhưng theo thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được cho đến nay, mới chỉ có một số Bộ (Tài chính; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ động triển khai thực hiện theo định hướng và yêu cầu nói trên, các Bộ còn lại về cơ bản chưa thực hiện.

Nghị quyết 19 cũng yêu cầu 10 bộ ban hành danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành. Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn một số bộ chưa ban hành danh mục này hoặc chưa ban hành đầy đủ các danh mục thuộc thẩm quyền quản lý.

Cùng với đó việc triển khai địa điểm kiểm tra chuyên ngành là điểm mới nhằm giảm bớt thời gian chi phí cho doanh nghiệp. Hiện Tổng cục Hải quan đã triển khai các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung tại 7 khu vực cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa lớn trên cả nước để giảm thời gian thông quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên do mới bắt đầu triển khai từ cuối năm 2015 nên hiện chưa có đánh giá tổng thể về hiệu quả của hình thức này.

Theo báo cáo của một số cơ quan hải quan cửa khẩu có đặt địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung thì thời gian chỉ giảm khoảng 2-3 ngày do các mẫu hàng vẫn phải đưa về Hà Nội để kiểm tra, thay vì trước đây doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ đến cơ quan kiểm tra, kiểm định thì nay tiết kiệm được thời gian đi lại.
"Qua khảo sát ban đầu cho thấy việc thành lập các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung còn mang tính hình thức, chưa phải cải cách thực chất, do vậy chưa đem lại thay đổi đột phá trong công tác quản lý chuyên ngành" – Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến trong giải quyết thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn hạn chế. Hầu hết các Bộ vẫn áp dụng hình thức thủ công, giấy tờ trong tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra.

Ngoài ra, trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập trong quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể như: Phạm vi mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành quá rộng; Một mặt hàng chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định khác nhau, thuộc thẩm quyền của nhiều đơn vị trong cùng một bộ, hoặc của nhiều Bộ khác nhau; Kiểm tra quá mức cần thiết, trong khi đó theo kết quả kiểm tra, chỉ khoảng dưới 1% số trường hợp không đạt yêu cầu; Có những yêu cầu về quản lý chuyên ngành chỉ mang tính hình thức hoặc không thể thực hiện được.

Thực hiện Nghị quyết 19 đầu năm chưa có nhiều cải thiện
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình và kết quả thực thi Nghị quyết 19 trong 3 tháng đầu năm 2016 chưa có nhiều thay đổi so với thời điểm tháng 12-2015. Các bộ, cơ quan, địa phương gồm: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, VCCI, thành phố Hồ Chí Minh triển khai tốt các nhiệm vụ, giải pháp theo yêu cầu.

Ngoài ra, thời gian cấp phép xây dựng kéo dài hơn so với trước, số lượng thủ tục đăng ký sở hữu tài sản tăng cũng là những điểm hạn chế, đi ngược với mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Một tồn tại nữa cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập đến đó là Nghị quyết yêu cầu các bộ, cơ quan và địa phương rà soát các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trái luật. Nhưng chỉ có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện nội dung nói trên; còn hầu hết các bộ chưa thực hiện.

Thậm chí, nhiều bộ vẫn đang tiếp tục soạn thảo, ban hành các Thông tư có nội dung trái thẩm quyền quy định về điều kiện kinh doanh. Ví dụ Bộ Xây dựng ban hành Thông tư về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; Thông tư quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; Bộ Y tế ban hành Thông tư về giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế...


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Ngân hàng 'ăn bớt' dự phòng rủi ro?

Nếu tuân thủ đúng quy định trích lập dự phòng rủi ro, hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu sẽ “bào mòn” lợi nhuận của các ngân hàng. Sự mập mờ chi phí dự phòng có đang giúp nhà băng “co kéo” lợi nhuận đẹp hơn trên sổ sách? ACB, Eximbank, VPBank là những cái tên khá tiêu biểu...

Từ năm 2013 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 09 và Thông tư 02 nhằm siết chặt việc phân loại, trích lập dự phòng nợ xấu để phản ánh đúng sức khoẻ tài chính của ngân hàng.
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTC), đến cuối năm 2015 hệ thống ngân hàng còn khoảng 179.501 tỷ đồng nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 4,4%) và 200.000 tỷ đồng nợ xấu (tỷ lệ 2,9%), đều giảm đáng kể so với năm 2014.
Nợ xấu giảm nhanh chủ yếu là nhờ bán “sang tay” cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) tổng số hơn 243.000 tỷ đồng nợ xấu.
Tù mù trích dự phòng
Dù nợ xấu đã được “đổi chủ”, dọn khỏi sổ sách nhưng các ngân hàng vẫn phải trích dự phòng đầy đủ theo quy định để có nguồn bù đắp thiệt hại. Thực tế, có nơi tuân thủ việc phân loại nhóm nợ, trích đúng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu, trái phiếu (theo Thông tư 02 và 09 của NHNN). Song có nơi lại tù mù số liệu dự phòng, thậm chí “giấu nhẹm” báo cáo tài chính.
Như trường hợp Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), sau khủng hoảng vụ án Bầu Kiên và Huyền Như đã hé lộ khối nợ xấu, nợ quá hạn rất lớn. Đơn cử: năm 2012, nợ xấu của ACB bất ngờ tăng mạnh lên 2.571 tỷ đồng, chiếm 2,5% dư nợ, trong đó có 1.150 tỷ đồng nợ nhóm 5- có khả năng mất vốn mà ACB phải trích lập dự phòng 100%. Nhưng ACB chỉ trích thêm 515 tỷ đồng dự phòng cụ thể trong năm (!?).
Cuối năm 2015, nợ xấu của ACB là 1.770 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 5 là 1.066 tỷ đồng, nhưng trong năm ACB chỉ trích thêm 411 tỷ đồng dự phòng...
Năm 2013, nợ xấu của ACB tăng lên tới 3.242 tỷ đồng, riêng nợ nhóm 5 tăng gấp đôi lên 2.122 tỷ đồng, mà tổng dự phòng trích lập chỉ là 1.548 tỷ đồng… 
Cuối năm 2015, nợ xấu giảm nhanh xuống còn 1.770 tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ nhóm 5 là 1.066 tỷ đồng và trong năm ACB chỉ trích thêm 411 tỷ đồng dự phòng, nâng số dư dự phòng cuối kỳ lên 1.540 tỷ đồng… Do chi phí dự phòng quá lớn nên lợi nhuận sau thuế của ACB đã bị “ăn mòn” hơn một nửa, chỉ còn lại 1.028 tỷ đồng. 
Tương tự, tại Eximbank, nợ xấu tại ngày 31/12/ 2014 là 2.144 tỷ đồng (nợ nhóm 5 tăng lên 1.343 tỷ đồng). Theo phân loại nợ vào ngày 30/11/2014, Eximbank có hơn 2.085 tỷ đồng nợ xấu nhóm 3-5 và đã trích lập dự phòng 319 tỷ đồng.
Năm 2014, Eximbank đã bán gần 4.056 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC và thu về 3.882 tỷ đồng trái phiếu, phải trích lập rủi ro 20% cho trái phiếu. Tại ngày 31/12/2014, tổng trái phiếu VAMC là 4.784 tỷ đồng, tuy nhiên, Eximbank chỉ trích lập dự phòng thêm là 184 tỷ đồng, thấp hơn mức quy định.
Nợ xấu “ăn mòn” lợi nhuận
Một số ngân hàng khác như Techcombank, SHB, VIB, BIDV, Vietcombank, MaritimeBank… cũng chật vật xử lý khối nợ xấu lớn và phải bán bớt cho VAMC để “làm đẹp” nhanh sổ sách. Việc trích dự phòng rủi ro được tuân thủ tốt hơn ở các ngân hàng có quản trị khắt khe, như Vietcombank, cuối năm 2015 còn gần 7.779 tỷ đồng nợ xấu (nhóm 3-5), riêng nợ nhóm 5 là 5.672 tỷ đồng. Trong năm, Vietcombank trích thêm được 5.109 tỷ đồng dự phòng rủi ro cho vay, tổng số dư dự phòng cuối kỳ còn 8.609,8 tỷ đồng.
Câu hỏi đặt ra là: các ngân hàng sẽ mất bao nhiêu lợi nhuận nếu thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng tỷ lệ 5%, 20%, 50%, 100% cho từng nhóm nợ xấu, nợ quá hạn từ nhóm 2-5?
Báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng TMCP cho thấy có sự “vênh” số liệu đáng kể giữ trích lập dự phòng thực tế và tỷ lệ theo quy định của NHNN.
Từ ngày 30/11/2015, VPBank có 6.357 tỷ đồng nợ nhóm 2, số dự phòng trích được 251 tỷ đồng, chỉ bằng 3,95% dư nợ và thấp hơn tỷ lệ quy định trích lập là 5%. Và hơn 1.483 tỷ đồng nợ nhóm 5- nguy cơ mất vốn chỉ được trích dự phòng là 156,4 tỷ đồng, chỉ bằng 10,5% dư nợ xấu, thấp hơn mức trích lập 100% bắt buộc theo quy định. Vậy gần 90% số dự phòng còn thiếu cho nợ xấu nhóm 5 (tương ứng khoảng 1.334 tỷ đồng) này đang “lẩn khuất” ở đâu trên sổ sách của VPBank? Và nếu trích lập đủ, số lợi nhuận sau thuế 2.395 tỷ đồng liệu còn lại bao nhiêu?
Đơn cử, năm 2013, Ngân hàng VPBank có gần 1.474 tỷ đồng nợ xấu (tỷ lệ 2,8%), và tăng lên gần 1.989 tỷ đồng vào cuối năm 2014 (tỷ lệ 2,54%). Căn cứ theo phân loại nhóm nợ, VPBank phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tổng cộng 891,6 tỷ đồng (năm 2013) và 1.130 tỷ đồng (năm 2014).
Song VPBank chỉ ghi nhận đã trích thêm 476 tỷ đồng (năm 2013) và 1.182 tỷ đồng dự phòng (năm 2014). Do phải lấy 674 tỷ đồng dự phòng cụ thể để xử lý nợ xấu nên số dự phòng cuối kỳ còn lại 549,6 tỷ đồng… VPBank đã “tiêu” tới 926 tỷ đồng dự phòng để bù đắp nợ xấu trong năm 2013-2014.
Theo báo cáo quý 4/2015, tại ngày 31/12/2015, nợ xấu của VPBank bất ngờ tăng mạnh tới 58% so với cuối năm 2014, lên 3.145 tỷ đồng (tỷ lệ 2,69%). Riêng nợ nhóm 5-có nguy cơ mất vốn tăng gấp đôi lên mức 1.354 tỷ đồng, đồng nghĩa VPbank sẽ phải trích lập 100% khoản nợ này.
Nhưng mức trích lập dự phòng trên báo cáo lại thấp hơn quy định, như tại ngày 30/11/2015, VPBank có 6.357 tỷ đồng nợ nhóm 2, số dự phòng trích được 251 tỷ đồng, chỉ bằng 3,95% dư nợ và thấp hơn tỷ lệ quy định trích lập là 5%. Và hơn 1.483 tỷ đồng nợ nhóm 5- nguy cơ mất vốn chỉ được trích dự phòng là 156,4 tỷ đồng, chỉ bằng 10,5% dư nợ xấu, thấp hơn mức trích lập 100% bắt buộc theo quy định.
Vậy gần 90% số dự phòng còn thiếu cho nợ xấu nhóm 5 (tương ứng khoảng 1.334 tỷ đồng) này đang “lẩn khuất” ở đâu trên sổ sách của VPBank? Và nếu trích lập đủ, số lợi nhuận sau thuế 2.395 tỷ đồng liệu còn lại bao nhiêu?
Chưa hết, cuối năm 2015, VPBank có hơn 4.520 tỷ đồng trái phiếu VAMC song chỉ trích lập dự phòng được 567 tỷ đồng, bằng 12,5% giá trị trái phiếu trong khi quy định phải trích đủ 20%/năm. Ngược lại VPBank đã phải dùng tới 1.960 tỷ đồng dự phòng từ nguồn này để bù đắp mất vốn…
Việc trích lập dự phòng rủi ro không đầy đủ sẽ phản ánh không chính xác số lợi nhuận thực của ngân hàng. Và khi nguồn dự phòng “eo hẹp” thì ngân hàng sẽ lấy tiền ở đâu đề bù đắp nợ khó thu hồi, mất vốn?

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Đà Nẵng giải cứu đất vàng: Hồi sinh những dự án triệu đô

Hàng loạt dự án “chết lâm sàng” tại các khu đất vàng giữa trung tâm Đà Nẵng bắt đầu hồi sinh khi các đại gia đổ hàng trăm triệu USD vào bắt tay liên kết, hợp tác đầu tư.


Đà Nẵng giải cứu đất vàng: Hồi sinh những dự án triệu đô

Tại cuộc họp về thu - chi ngân sách năm 2016, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã một lần nữa nhắc lại tình trạng người có tiền nhưng không có đất để triển khai dự án, trong khi nhà đầu tư có đất nhưng không làm hoặc không thể làm được vì thiếu vốn, phải cầm cố hay thế chấp cả dự án để vay tiền ngân hàng.
Vì thế, Chủ tịch Đà Nẵng - Huỳnh Đức Thơ cho hay, “chúng tôi tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư chuyển nhượng dự án nếu tìm được đối tác để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhất là dự án ở các khu ‘đất vàng’ trên địa bàn thành phố”.
Rục rịch tái khởi động

Tổ hợp Ánh Dương Đà Nẵng được đổi tên và hy vọng thời gian tới sẽ hồi sinh.
Tổ hợp Ánh Dương Đà Nẵng được đổi tên và hy vọng thời gian tới sẽ hồi sinh.
Sau gần 5 năm “án binh bất động”, đầu tháng 3/2016, dự án Tổ hợp Ánh Dương tại khu đất vàng bên bờ biển Đà Nẵng do Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) được khởi động trở lại. Một nhà đầu tư mới là “đại gia” PPCAT - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng An Thịnh Việt Nam đổ thêm 10.000 tỷ đồng đổi tên thành Dự án Tổ hợp Ánh Dương - Soleil Đà Nẵng.
Dự kiến, tòa nhà căn hộ - khách sạn đầu tiên 47 tầng được động thổ trong tháng 3 này và sẽ xây dựng trong vòng 17 tháng. Giai đoạn I sẽ hoàn thiện vào tháng 11/2017 để kịp đón Hội nghị APEC diễn ra tại Đà Nẵng.
Việc “thay tên, đổi họ” cho các dự án “treo” ở Đà Nẵng đã từng được các nhà đầu tư bắt tay thực hiện.
Tổng giám đốc Đất Xanh miền Trung Trần Ngọc Thành cho hay, 3 năm qua, công ty đã bắt tay liên kết đầu tư với hàng loạt đối tác, như dự án Khu phố chợ Điện Ngọc, dự án Ngân Câu - Ngân Giang, dự án Aurora Da Nang, dự án Nam Trân Central Park... Đất Xanh miền Trung đã rót hàng trăm tỷ đồng vào các dự án này để hoàn thiện hạ tầng, tiện ích đồng thời phụ trách khâu tiếp thị và bán hàng để thu hồi vốn.
Tại nhiều dự án lớn, hàng loạt thương vụ chuyển nhượng với sự xuất hiện của những “ông lớn” tên tuổi, như Công ty CP Đầu tư Nhà quốc gia N.H.O tiếp quản dự án khu chung cư Deawon (Hàn Quốc); Tập đoàn Alphanam tiếp quản Dự án Golden Square của Công ty CP Địa ốc Đông Á; dự án Đà Nẵng Center của Công ty Vũ Châu Long đang làm thủ tục chuyển nhượng lại cho Tập đoàn Co.op Mart,...
Mua bán - sáp nhập là tất yếu
Ông Đỗ Minh Dương, một chuyên gia bất động sản, cho biết, thông thường, việc hồi sinh dự án sẽ diễn ra theo hai cách: hoặc là mua lại toàn bộ dự án hoặc là hợp tác đầu tư. Cả hai cách này đều diễn ra dưới hình thức bơm vốn thực hiện dự án để chia sẻ quyền kinh doanh.
“Ngay dự án Tổ hợp Ánh Dương - Soleil Đà Nẵng, PPCAT đã mua lại Tổ hợp Ánh Dương, đổi tên dự án đồng thời giành quyền quyết định toàn bộ với dự án này từ khâu thiết kế, thi công. Tất nhiên, để được trở thành chủ đầu tư, PPCAT phải trả cho HUD Holdings một số tiền rất lớn. Đó là chưa để khoảng tiền 10.000 tỷ đồng để đầu tư dự án. Điều này không phải DN nào cũng có khả năng” - ông Dương phân tích.
Theo ông Dương, nếu không đủ năng lực tài chính, nhiều doanh nghiệp chọn hình thức hợp tác đầu tư để “hồi sinh” nhiều dự án dưới hai hình thức: đóng tiền theo tiến độ dự án đồng thời kêu gọi người mua góp vốn hoặc trả tiền một lần cho chủ đầu tư, sau đó tìm khách hàng để bán. Với hình thức này, do không cần phải có tiềm lực tài chính mạnh nên được rất nhiều DN lựa chọn.

Dự án Golden Square của Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á bị bỏ hoang với những cọc sắt hoen rỉ
Dự án Golden Square của Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á bị bỏ hoang với những cọc sắt hoen rỉ

Dự án Khu du lịch Bãi Bụt hơn 10 năm nay án binh bất động
Dự án Khu du lịch Bãi Bụt hơn 10 năm nay án binh bất động
Theo giới phân tích, việc hàng loạt dự án BĐS tại các khu đất vàng trung tâm Đà Nẵng “khởi công rầm rộ rồi để đó” là hậu quả sự nóng vội của chính quyền đã kiểm tra chưa kỹ năng lực thực sự của chủ đầu tư trước khi cấp phép một cách ào ạt, để lại hậu quả không thể xử lý một sớm một chiều.
Chẳng hạn, dự án Danang Center của Công ty CP Địa ốc Vũ Long Châu 5; dự án Golden Square của Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á; dự án Viễn Đông Meridian Tower hay dự án Khu đô thị mới quốc tế Đa Phước do Cty TNHH Dae Won Cantavil (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư,... án binh bất động gần chục năm nay.
Vì thế, việc mua bán sáp nhập là xu hướng tất yếu của thị trường, đã được chính quyền TP. Đà Nẵng “bật đèn xanh” như lối thoát hiểm duy nhất cho các chủ dự án.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế nhận định, không phải dự án nào cũng có thể “sống” lại, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như diễn biến thị trường thời điểm được rót vốn đầu tư, năng lực của chủ đầu tư mới,...
Ông Đỗ Minh Dương, một chuyên gia BĐS, cảnh báo, đặc thù thị trường nhà đất Đà Nẵng là còn manh mún nhỏ lẻ. Sự lên xuống của thị trường vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các nhà đầu tư đến từ Hà Nội và TP.HCM. Nếu nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng đại gia này giảm, tất yếu thị trường sẽ khó khăn, nếu không muốn nói là đóng băng.
“Chủ đầu tư dự án tại Đà Nẵng sau khi nhận chuyển nhượng cần lưu ý: phải luôn xác định rõ đối tượng khách hàng trước khi bắt tay thực hiện dự án. Việc tính toán giá bán phải sát với túi tiền của người dân địa phương và các đối tượng muốn định cư ở đây mới mong dự án thành công”, ông Dương khuyến cáo.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Hơn 1 triệu người thiếu nước đón tin vui khi Liên Hợp quốc hỗ trợ Việt Nam chống biến đổi khí hậu

Trước tình hình hạn hán, xâm ngập mặn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng nên Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc đề nghị sẽ hỗ trợ chống biến đổi khí hậu.

Đây là chương trình có quy mô toàn cầu và Việt Nam chưa bao giờ có trong danh sách này. Do đó, theo thông tin được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đưa ra thì trong tháng 5 tới đây Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ tới thăm và kiểm tra khảo sát về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại Việt Nam để có chương trình hỗ trợ.
Dự kiến Liên Hợp quốc sẽ đứng ra phát động kêu gọi toàn cầu để hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng bởi El Nino và muốn đưa tên Việt Nam vào danh sách các nước hỗ trợ. Từ trước nay ta chưa bao giờ tham gia vào, nên đề nghị Thủ tướng cho phép để thông báo cho Liên hợp quốc có kêu gọi chính thức” – Bộ trưởng cho biết.
Thông tin này được người đứng đầu ngành nông nghiệp đưa ra, được xem là tin vui với người nông dân ở vùng hạn hán Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và vùng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Bộ trưởng, diễn biến thời tiết bất lợi trong các tháng đầu năm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt.
Cụ thể, sản xuất nông nghiệp đã ghi nhận mức tăng trưởng âm với 1,36%, chủ yếu đến từ trồng trọt, âm tới 6% trong khi chăn nuôi tăng 4,2%, lâm nghiệp và thủy sản tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do hạn hán, xâm nhập mặn và thời tiết bất thường.
Dẫn chứng là Đồng bằng sông Cửu Long có 210.000 ha lúa bị thiệt hại (tương đương với 1 triệu tấn); Tây Nguyên có 4 triệu ha cà phê hồ tiêu có nguy cơ bị thiệt hại. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết là tình hình còn nghiêm trọng hơn và hiện giờ chưa phải là đỉnh điểm của khô hạn.
Trước tình hình đó, Bộ trưởng cho biết là đã liên hệ với 2 nước là Trung Quốc và Lào để xả nước. Được biết, đến nay nguồn nước từ Trung Quốc đã về đến Lào và chỉ còn cách Việt Nam 8km. Dự kiến đến 3/4 nguồn nước sẽ về đến Việt Nam, giúp cho xâm ngập mặn được đẩy lùi về biển.
Cũng theo Bộ trưởng, hiện nay những địa phương bị tác động chủ yếu là trong vùng sông Mê Kông, còn lại các địa phương nằm dọc sông Tiền sông Hậu sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc xả nước từ phía bạn.
Hiện nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã họp và chỉ đạo trực tiếp. Đồng thời, Bộ trưởng cho biết sẽ chỉ đạo quyết liệt điều chỉnh cơ cấu thời vụ, gieo trồng và làm việc sâu sát với người nông dân, đảm bảo vụ hè thu đạt kết quả cao nhất bù cho vụ Đông Xuân.
Có chính sách bảo vệ cây lâu năm trên Tây Nguyên. Hiện nay các hồ chứa tại Tây Nguyên đã không còn nước, nhiều sông suối cũng cạn kiệt nguồn nước, nên các bộ ngành sẽ họp để bàn tới giải pháp sinh học để khắc phục cho cây trồng.
Ngoài ra, tập trung mạnh hơn phát triển chăn nuôi, thủy sản để bù lại trồng trọt. Bởi theo Bộ trưởng, nếu không làm tốt công tác sản xuất, điều chỉnh cho phù hợp thì năm nay có thể tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng trở lại.
“Tới giờ này hơn 1 triệu người bị thiếu nước và đang chờ nước để cung cấp. Đề nghị Chính phủ có hỗ trợ chương trình chống ngập, hạn hán với tổng số tiền 538 tỷ đồng và cấp cho địa phương 10.000 tấn gạo” – Bộ trưởng Phát đề nghị.

    ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                                   

         DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
               VĂN PHÒNG 0906143408   

    Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

    Bất động sản vẫn đau đầu vì vốn

    Vốn vẫn luôn là bài toán khó khăn của doanh nghiệp BĐS và theo ý kiến của các chuyên gia tín dụng ngân hàng thì vốn vẫn là số 1 với thị trường BĐS.

    Vốn cho bất động sản luôn là vấn đề đau đầu với các chủ đầu tư dự án. Trên thực tế rất nhiều công trình, nhiều dự án dở dang, thậm chí phải “nằm đắp chiếu” vì thiếu  vốn giữa chừng. Để giải bài toán về vốn cho thị trường bất động sản, nhiều chuyên gia đã đưa ra những ý kiến đóng góp thiết thực tại Hội thảo “Tìm kiếm nguồn vốn cho thị trường BĐS 2016” diễn ra hôm 23/3 tại Hà Nội.
    Nhận xét về nguồn vốn trên thị trường hiện nay, Giáo sư Đặng Hùng Võ - Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho rằng BĐS sử dựng chủ yếu 5 luồng vốn đầu tư bao gồm: Vốn tự có của các nhà đầu tư trong nước; Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI); Vốn do nhà đầu tư dự án huy động trực tiếp từ người mua BĐS thông qua cơ chế phân chia lợi ích kinh doanh hoặc cơ chế mua bán nhà hình thành trong tương lai; Vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại; Vốn huy động từ thị trườngchứng khoán.
    Theo GS Võ, thị trường BĐS Việt Nam chưa tạo được luồng vốn đầu tư ổn định. Vì thế, ông đưa ra hai giải pháp mới về vốn cho BĐS là Chứng khoán hóa vốn đầu tư vào BĐS và cho phép thế chấp bằng BĐS ở Việt Nam tại các ngân hàng thương mại nước ngoài.
    Bất động sản vẫn đau đầu vì vốn
    Bất động sản luôn đau đầu vì vốn. Ảnh minh họa
    Ở góc độ của một chuyên gia về tài chính ngân hàng, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) đánh giá, tín dụng ngân hàng vẫn là số 1 với thị trường BĐS. Ngược lại, ngân hàng cũng thích cho vay bất động sản bởi có tài sản thế chấp; dù có thể suy giảm trong ngắn hạn nhưng về dài hạn vẫn là thị trường nền tảng. Hơn nữa bất động sản cũng là nơi trú ẩn cho các nhà đầu tư.
    Đánh giá về tiềm năng của thị trường BĐS, ông Nghĩa đã lấy mốc thời gian 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO và năm 2016 khi Việt Nam ký hiệp định TPP. Ở thời điểm 2006, thị trường BĐS đã đầu tư quá mức dẫn đến tín dụng tăng khủng khiếp, cao nhất 54%, dẫn đến lạm phát tăng lên tới 2 con số, rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế vĩ mô. Còn năm 2016, đầu tư tăng thận trọng hơn, dưới 20%, lạm phát thấp. Cũng dưới tác động của hiệp định TPP, trong ngắn hạn xu hướng kinh tế đi xuống nhưng hướng đi lên sẽ là dài hạn.
    Trong nhận định của mình, ông Nghĩa cho rằng đến năm 2018, thị trường BĐS sẽ cân bằng giữa cung và cầu và đến năm 2019, cầu sẽ nhiều hơn cung. Một trong những nguyên nhân là với tác động của TPP, sẽ có khoảng 2,5 đến 3 triệu người từ nông thôn ra thành phố, cộng thêm hàng vạn kỹ sư, công nhân nước ngoài vào nên nhu cầu nhà ở sẽ rất lớn ở nhiều phân khúc.
    Từ những phân tích về thị trường TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng việc siết chặt tín dụng nói chung và tín dụng BĐS vào thời điểm này là chưa cần thiết, thay vào đó cầu kiểm soát tín dụng hiệu quả hơn. Để tiếp tục hỗ trợ cho phục hồi nền kinh tế và thị trường bất động sản thì chính sách tiền tệ nên được nới lỏng một cách hợp lý, có tầm nhìn chiến lược để ổn định lãi suất và linh hoạt tỷ giá hối đoái một cách bài bản, khoa học.
    Số liệu của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS(Bộ Xây dựng) cho thấy trong năm 2015, tại thị trường Hà Nội có khoảng 20.000 giao dịch, tăng khoảng 70%  so với năm 2014. Còn tại TP Hồ Chí Minh, con số này là 26.000 giao dịch, tăng gấp 1,5 lần so với 2014.
    Thị trường bất động sản chiếm 20% tổng mức đầu tư toàn xã hội. Sự khởi sắc của thị trường BĐS có tác động lớn đến việc thay đổi bộ mặt đô thị và đáp ứng được một phần nhu cầu của xã hội.Tuy nhiên, bài toán về vốn cho thị trường bất động sản 2016 sẽ vẫn còn nhiều khó khăn  nhất là khi Ngân hàngNhà nước sửa Thông tư 36 theo hướng siết chặt dòng vốn từ các nhà băng đổ vào địa ốc có thể khiến thị trường xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu trong thời gian tới.


    ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                                   

         DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
               VĂN PHÒNG 0906143408   

    Bỏ đại học, đi học nghề

    Tâm lý coi trọng bằng cấp nặng nề một thời có vẻ cũng đã phải “đầu hàng” trước mối quan tâm thiết thực hơn: có công việc ổn định theo đúng nhu cầu xã hội.
    Lê Tấn Bửu (Đà Nẵng) đạt 21,75 điểm tại kỳ thi THPT quốc gia 2015 - mức điểm giúp Bửu có không ít lựa chọn để vào một trường ĐH.
    Song chàng trai cao 1,8m ấy rốt cuộc lại từ chối cánh cửa ĐH, lặn lội từ dải đất miền Trung ra Hà Nội để theo học CĐ nghề hàn - vốn đầu vào chỉ cần tốt nghiệp THPT - để tương lai trở thành... một công nhân hàn chính hiệu.
    Bo dai hoc, di hoc nghe hinh anh
    Lê Tấn Tài chia sẻ:  
    “Học trường nghề, sinh viên ra trường làm nghề ngay được. Dù làm thợ “lép vế” hơn kỹ sư, nhưng có tấm bằng kỹ sư mà không xin nổi việc làm thì chắc chắn có việc đi làm thợ cũng “hơn đứt” cảnh thất nghiệp rồi...". Ảnh: Tuổi Trẻ.
    Người anh trai sinh đôi của Bửu - Lê Tấn Tài - đạt 21,5 điểm tại kỳ thi THPT quốc gia cũng có cùng lựa chọn như Bửu.
    “Để đi đến quyết định này, mình và gia đình đã suy nghĩ và tìm hiểu rất kỹ. Đúng là vào ĐH thì nghe có vẻ oai hơn, nhưng tìm việc làm lại không dễ dàng.
    Quanh mình, nhiều người tốt nghiệp ĐH, có bằng thạc sĩ vẫn thất nghiệp dài, sống chán chường vì phải phụ thuộc vào gia đình. Trong khi đó, mình thấy nhiều anh chị học ngành hàn tại trường CĐ nghề như mình không chỉ có việc làm tốt mà còn có cơ hội ra nước ngoài làm việc.
    Có người ra trường 2-3 năm đã có mức lương 15 triệu đồng/tháng. Chưa kể điều kiện kinh tế gia đình mình không khá giả gì, nên học phí rẻ ở trường nghề cũng là tiêu chí rất quan trọng.
    Học phí của hai anh em theo học CĐ nghề hàn chưa bằng học phí của một người chị ruột mình đang học ĐH tại Đà Nẵng” - Bửu chia sẻ.
    Năm 2014 và 2015, nhiều trường CĐ nghề đã tiếp nhận những thí sinh có điểm thi ĐH cao, thậm chí cả sinh viên đã tốt nghiệp ĐH bất ngờ chọn trường nghề, chấp nhận “làm lại từ đầu”.
    Năm 2014, Lữ Trọng San (Thanh Hóa) đỗ và theo học ngành cơ khí tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam với số điểm đầu vào 21,5 điểm.
    Năm 2015, San tiếp tục thi và đạt 22 điểm với mong muốn vào Học viện Phòng không không quân. Không đủ điểm đỗ vào Học viện Phòng không không quân nhưng San quyết định bỏ ĐH để đăng ký vào trường nghề.
    “Nếu tiếp tục học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ngành cơ khí mình học phải mất năm năm mới tốt nghiệp. Vào Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội, mình cũng chọn ngành lắp đặt cơ khí nhưng thời gian học rút ngắn lại chỉ còn ba năm.
    Học trường nghề, thời gian thực hành nhiều hơn, sinh viên ra trường làm nghề ngay được. Dù làm thợ “lép vế” hơn kỹ sư, nhưng có tấm bằng kỹ sư mà không xin nổi việc làm thì chắc chắn có việc đi làm thợ cũng “hơn đứt” cảnh thất nghiệp rồi...” - San phân tích.
    Quyết định lựa chọn như San, Bửu... giờ không còn là chuyện hiếm. Mối lo cho một công việc ổn định sau tốt nghiệp đã trở thành trăn trở của người học ngay khi tính toán bước chân vào bất cứ trường học nào sau khi tốt nghiệp THPT.
    Một số trường nghề bắt đầu tạo niềm tin cho người học không gì khác bằng chính cam kết hỗ trợ bố trí việc làm sau tốt nghiệp và chứng thực bằng tỉ lệ cao sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm ngay.


    ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                                   

         DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
               VĂN PHÒNG 0906143408   

     
    Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons