Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Thái Lan quyết thâu tóm công nghiệp chế biến của Việt Nam


Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết, tính lũy kế đến tháng 2/2016, các nhà đầu tư Thái Lan có 428 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đạt khoảng 7,88 tỷ USD, xếp thứ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Quy mô vốn bình quân một dự án của Thái Lan khoảng 18,4 triệu USD, cao hơn so với mức bình quân chung một dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là khoảng 14 triệu USD.
Theo đó, các dự án của Thái Lan chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 200 dự án và gần 7 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 88% vốn đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam).
Đứng thứ hai là lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 31 dự án và 235 triệu USD vốn đầu tư. Còn lại tập trung vào các ngành bán lẻ, xây dựng...
Thai Lan quyet thau tom cong nghiep che bien cua Viet Nam
Thái Lan tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đầu tư của Thái Lan theo hình thức liên doanh chiếm tỷ lệ lớn với 5,5 tỷ USD. Tiếp theo là hình thức 100% vốn nước ngoài.
Các “đại gia” Thái Lan đang mạnh tay đổ vốn mua lại cổ phần nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam, đặc biệt là hệ thống siêu thị.
Theo chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam đang là điểm đến yêu thích của nhiều tỉ phú Thái Lan với hàng loạt dự án lớn và các thương vụ M&A trong ngành bán lẻ, tiêu dùng.
Đầu tiên là thông tin tỉ phú Thái Lan Chirathivat chi 200 triệu USD “thâu tóm” Nguyễn Kim, dù chưa có thông tin chính thức, nhưng Tổng Giám đốc Central Group Việt Nam Philippe Broianig vừa nắm giữ chức tổng giám đốc Nguyễn Kim đã khẳng định tính xác thực của thương vụ.
Như vậy, với việc Công ty Power Buy (công ty con của Tập đoàn Central Group - Thái Lan) chuyên về bán lẻ hàng điện máy, điện tử mua 49% cổ phần Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp mới NKT (chủ sở hữu Công ty Thương mại Nguyễn Kim), Central Group chính thức dấn sâu hơn vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
Trước đó, Central Group đã đầu tư phát triển hệ thống trung tâm thương mại thời trang gồm 2 trung tâm Robins tại TP HCM và Hà Nội.
Không chỉ Central Group, vài năm trở lại đây, các tập đoàn lớn của Thái Lan dồn dập đầu tư vào Việt Nam thông qua nhiều dự án lớn và các thương vụ M&A.
Thương vụ mua lại chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam của Tập đoàn Berli Jucker (BJC) sở hữu bởi tỉ phú giàu thứ 3 Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi dù có nguy cơ bất thành do cổ đông BJC phản đối nhưng lãnh đạo BJC vẫn quyết không lùi bước.
Năm 2016, tập đoàn TTC của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi cũng đã quyết định bỏ ra 3,5 tỷ USD để mua chuỗi siêu thị Big C tại Thái từ tập đoàn Casino Group của Pháp.
Cho tới thời điểm hiện tại, thương vụ vẫn chưa hoàn tất. Tuy nhiên, theo phân tích từ nhiều chuyên gia trong khu vực, trong đó có các chuyên gia đến từ CTCK Maybank Kim Eng, dự án gần như đã hoàn thành.
Không chỉ mua lại chuỗi siêu thị từ tay người Pháp, TCC cũng đã có mặt trong danh sách các ông lớn muốn mua Big C Việt Nam, với mức giá được Bloomberg đánh giá lên tới 800-900 triệu USD.
Qua nhiều năm theo dõi, giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài cho rằng các nhà đầu tư Thái Lan đã và đang đổ bộ vào Việt Nam đều là những tập đoàn lớn có quy mô đa quốc gia, mạnh về tài chính và có kinh nghiệm quản lý, hoạt động trong những lĩnh vực chính của họ. Nhiều “ông lớn” đã thành công ở các lĩnh vực liên quan đến tiêu dùng, bán lẻ, nông nghiệp, kể cả hạ tầng.Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết, tính lũy kế đến tháng 2/2016, các nhà đầu tư Thái Lan có 428 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đạt khoảng 7,88 tỷ USD, xếp thứ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Quy mô vốn bình quân một dự án của Thái Lan khoảng 18,4 triệu USD, cao hơn so với mức bình quân chung một dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là khoảng 14 triệu USD.
Theo đó, các dự án của Thái Lan chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 200 dự án và gần 7 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 88% vốn đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam).
Đứng thứ hai là lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 31 dự án và 235 triệu USD vốn đầu tư. Còn lại tập trung vào các ngành bán lẻ, xây dựng...
Thai Lan quyet thau tom cong nghiep che bien cua Viet Nam
Thái Lan tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đầu tư của Thái Lan theo hình thức liên doanh chiếm tỷ lệ lớn với 5,5 tỷ USD. Tiếp theo là hình thức 100% vốn nước ngoài.
Các “đại gia” Thái Lan đang mạnh tay đổ vốn mua lại cổ phần nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam, đặc biệt là hệ thống siêu thị.
Theo chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam đang là điểm đến yêu thích của nhiều tỉ phú Thái Lan với hàng loạt dự án lớn và các thương vụ M&A trong ngành bán lẻ, tiêu dùng.
Đầu tiên là thông tin tỉ phú Thái Lan Chirathivat chi 200 triệu USD “thâu tóm” Nguyễn Kim, dù chưa có thông tin chính thức, nhưng Tổng Giám đốc Central Group Việt Nam Philippe Broianig vừa nắm giữ chức tổng giám đốc Nguyễn Kim đã khẳng định tính xác thực của thương vụ.
Như vậy, với việc Công ty Power Buy (công ty con của Tập đoàn Central Group - Thái Lan) chuyên về bán lẻ hàng điện máy, điện tử mua 49% cổ phần Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp mới NKT (chủ sở hữu Công ty Thương mại Nguyễn Kim), Central Group chính thức dấn sâu hơn vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
Trước đó, Central Group đã đầu tư phát triển hệ thống trung tâm thương mại thời trang gồm 2 trung tâm Robins tại TP HCM và Hà Nội.
Không chỉ Central Group, vài năm trở lại đây, các tập đoàn lớn của Thái Lan dồn dập đầu tư vào Việt Nam thông qua nhiều dự án lớn và các thương vụ M&A.
Thương vụ mua lại chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam của Tập đoàn Berli Jucker (BJC) sở hữu bởi tỉ phú giàu thứ 3 Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi dù có nguy cơ bất thành do cổ đông BJC phản đối nhưng lãnh đạo BJC vẫn quyết không lùi bước.
Năm 2016, tập đoàn TTC của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi cũng đã quyết định bỏ ra 3,5 tỷ USD để mua chuỗi siêu thị Big C tại Thái từ tập đoàn Casino Group của Pháp.
Cho tới thời điểm hiện tại, thương vụ vẫn chưa hoàn tất. Tuy nhiên, theo phân tích từ nhiều chuyên gia trong khu vực, trong đó có các chuyên gia đến từ CTCK Maybank Kim Eng, dự án gần như đã hoàn thành.
Không chỉ mua lại chuỗi siêu thị từ tay người Pháp, TCC cũng đã có mặt trong danh sách các ông lớn muốn mua Big C Việt Nam, với mức giá được Bloomberg đánh giá lên tới 800-900 triệu USD.
Qua nhiều năm theo dõi, giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài cho rằng các nhà đầu tư Thái Lan đã và đang đổ bộ vào Việt Nam đều là những tập đoàn lớn có quy mô đa quốc gia, mạnh về tài chính và có kinh nghiệm quản lý, hoạt động trong những lĩnh vực chính của họ. Nhiều “ông lớn” đã thành công ở các lĩnh vực liên quan đến tiêu dùng, bán lẻ, nông nghiệp, kể cả hạ tầng.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons