Hiện có hai loại hình đầu tư từ Thái Lan vào Việt Nam. Một là đầu tư trực tiếp FDI; hai là đầu tư gián tiếp thông qua các thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập).
Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã hoàn tất mua lại hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam. Ảnh: CT
Tập đoàn CP (Charoen Pokphand Group) vào Việt Nam từ năm 1992 và xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Đồng Nai và Hà Tây (cũ). Hiện nay, CP có 9 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản ở Việt Nam. Thị phần thức ăn chăn nuôi của CP chiếm khoảng 20% của cả nước ta. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm từ gia cầm, gia súc... ở nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng trên khắp thị trường Việt Nam.
Tiếp đến là Siam Cement Group (SCG) đầu tư nhiều công ty trong ngành nhựa và bao bì, như: Nhựa Tiền Phong, nhựa Bình Minh, nhựa Bao bì Tín Thành (Batico)... Tính đến 30/6/2015, tổng giá trị tài sản của SCG tại Việt Nam đạt xấp xỉ 716 triệu USD và doanh thu nửa đầu năm 2015 đạt 288 triệu USD. Ngoài ra, SCG là cổ đông lớn nhất của dự án Lọc Hóa dầu Long Sơn tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư lên tới 4,5 tỷ USD…
Sau khi Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định tự do kinh tế như WTO, FTA, TPP, AEC… đến nay đã chứng kiến sự “bùng nổ” của xu hướng M&A tại Việt Nam trong lĩnh vực tiêu dùng, ngân hàng, tài chính, bất động sản, bán lẻ của các nhà đầu tư từ Thái Lan.
Sôi động nhất là ngành bán lẻ, tạo ra kênh phân phối thuận lợi cho hàng Thái Lan. Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi đã âm thầm mua chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart, đổi tên thành B’smart và giành được quyền kiểm soát của Phú Thái Group, một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ tại khu vực phía Bắc.
Cuối năm 2015, tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi cũng đã hoàn tất mua lại hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam. Thương vụ này tiêu tốn hơn 710 triệu USD. Việc tiếp quản hệ thống siêu thị Metro cùng quyền kiểm soát của Phú Thái Group sẽ giúp cho tỷ phú Charoen có được vị thế vững chắc trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam…
Một “đại gia” khác là Central Group của gia đình Chirathivat, một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Thái Lan, hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực như bất động sản, khách sạn, bán lẻ... cũng đã có những bước khởi động đầu tiên trong việc đầu tư vào Việt Nam. Đầu năm 2015, PowerBuy - đơn vị thành viên Central Group - chi khoảng 100 triệu USD để sở hữu 49% vốn điều lệ của Nguyễn Kim. Đến nay, Central Group đã mở được 2 trung tâm mua sắm Robins tại Royal City và Crescent Mall…
Với cách đầu tư âm thầm, quyết đoán, có tầm nhìn rất rộng và sâu về kinh doanh của doanh nghiệp Thái thì doanh nghiệp Việt cần học hỏi. Sự thâm nhập mạnh mẽ vào những ngành chủ chốt của người Thái đã và đang khiến không ít doanh nghiệp Việt Nam lo ngại.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
0 nhận xét:
Đăng nhận xét