Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Xây dựng startup bằng năng lượng của sự tò mò

Xây dựng thương hiệu là một phần quan trọng của startup, nhưng lại cũng là điều dễ dàng bị bỏ qua. Một số người cảm thấy lúng túng và né tránh xây dựng thương hiệu, trong khi số khác đương đầu và nhảy vọt.

Khi Howard Schultz đề xuất mua lại Starbucks từ người sáng lập, chuỗi mới chỉ có 3 cửa hàng, ông ấy có kế hoạch mở 150 cửa hàng. Ngày nay, Starbucks có hơn 22.000 cửa hàng và giờ còn chuẩn bị mở thêm ở Ý, một ước mơ bất tận của Schultz.
 
Khi Leslie Wexner mở cửa hàng đầu tiên, ông hy vọng có thể có thể lập ra một chuỗi chỉ chừng 3-4 cửa hàng. Hôm nay, ông đứng đầu một doanh nghiệp đã tích lũy được hơn 10.000 cửa hàng. Niềm tự hào của ông, Victoria’s Secret, tạo ra 8 tỷ USD doanh thu năm 2015, và mở rộng hoạt động ở hàng chục quốc gia.
 
Khi Brunello Cucinelli mua 24kg len cashmere đầu tiên, ý định của ông chỉ là làm ra vài bộ áo len trong một góc nước Ý, kiếm đủ tiền để còn… cưới vợ, và duy trì một cuộc sống bình thường, thanh thản và nhân văn. Ngày nay, ông có hơn 125 cửa hàng tại các thành phố đông đúc và giàu có nhất thế giới, cùng một công ty có trị giá trên 1,5 tỷ USD
 
Không một ai trong số những doanh nhân này có ý tưởng về một quy mô lớn như vậy, ít nhất là khi họ khởi nghiệp. Nhưng họ có năng lượng, sự tò mò, lòng dũng cảm và sự sẵn sàng thích nghi với hoàn cảnh mới. Họ thôi thúc bản thân mang lại cơ hội cho cộng sự, nhà đầu tư, khách hàng và chính bản thân họ. Câu chuyện về họ mang lại bài học quý giá về cách xây dựng một startup thành một thương hiệu biểu tượng.
 
Leslie Wexner
 
Cả ba người xem mình đứng ở nhiều vai trò: người sáng lập, nhà giám sát, quản lý thương hiệu, giám đốc tài chính, nhà tuyển dụng và kết nối với người tiêu dùng. Tất cả đều đi lên từ những đồng tiền nhỏ.
 
Họ cũng biết rằng khách hàng tiềm năng thường không nghĩ nhiều lắm, cũng chẳng mấy quan tâm tỉ mỉ đến một sản phẩm nào, nên không tìm kiếm thông tin phản hồi sắc sảo. Chắc chắn, họ muốn thấy phản ứng của khách hàng với sản phẩm, môi trường bán lẻ và cung cấp dịch vụ nhưng không vội đưa ra mẫu thử nghiệm thay vào đó là cải thiện dần sản phẩm của mình từ thực tế lăn lộn trên thị trường. Họ biết người tiêu dùng thay đổi lựa chọn dựa trên những thứ họ nhìn thấy, sờ thấy và trải nghiệm. Khách hàng không hình dung ra cái mới. Họ cũng không thể tiên đoán hành vi của chính mình. Họ chỉ có thể so sánh tình trạng hiện tại của mình với sự tham khảo từ người khác.
 
Những doanh nhân này biết cần phải thực hiện một bước nhảy vọt lớn. Bạn phải cung cấp cho người tiêu dùng lý do để mua hàng và một lý do để họ có thể khoe với bạn bè mình. Bài học ở đây là: các doanh nhân cần thường xuyên có ý tưởng mới lạ để tránh bị phớt lờ.
 
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, điểm xuất phát tốt luôn là hiểu biết về thị trường. Cần phải bắt chuyện được với người tiêu dùng, và kể lại được câu chuyện của họ, sự bất mãn, hy vọng, ước mơ và cả nỗi sợ hãi. Nó vừa là khoa học, lại vừa là nghệ thuật. Không phải với ai cũng đối xử như nhau.
 
 
Hôm nay, Leslie Wexner là CEO, Chủ tịch, kiêm Nhà sáng lập L Brands, một công ty có giá trị thị trường 25 tỷ USD với hai thương hiệu chính Victoria’s Secret và Bath & Body Works. Trong suốt sự nghiệp, ông ấy còn tạo ra cả The Limited, Express, Bath & Body Works, Abercrombie, Limited Too, và mở rộng Victoria’s Secret từ 3 lên 1.500 cửa hàng. Ông là bậc thầy của tất cả những thứ liên quan đến bán lẻ: điều hành cửa hàng, thiết kế, bán hàng, lựa chọn hàng hóa, giá cả, khuyến mãi, lao động, thị giác, âm thanh, và quan trọng nhất là sáng chế, sáng tạo. Ông có bản năng của một nhà tiếp thị, ông có thể tạo ra những cửa hàng chuyên trách nhắm đến một phân khúc hẹp, đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng, và tiếp cận với phân khúc khách hàng liền kề.
 
Victoria 's Secret đã quá đình đám trong thế giới đồ lót cho phụ nữ. Nhưng không dừng ở đó, nó còn mở rộng phạm vi đến nước hoa, sản phẩm chăm sóc da, cùng một loạt hàng dệt may có liên quan. Cửa hàng rộng 5.400 mét vuông, những thiên thần quyến rũ, bầu không khí thoải mái và trí tưởng tượng. Với Wexner, thành công trong kinh doanh là dựa trên khả năng dự doán, hiểu biết sâu sắc, sự tò mò, kinh nghệm và cả bản năng.
 
“Các doanh nhân thực sự biết xây dựng thương hiệu khó khăn nhường nào. Họ hiểu vốn thương hiệu mong manh thế nào. Lực hấp dẫn giữ bạn đứng trên mặt đất. Thành công sinh ra cạnh tranh. Người tiêu dùng trung thành nhất cũng chỉ đứng bên bạn 32 giây. Không thể và cũng không nên tin tưởng lòng trung thành của họ. Mọi thứ đều có thể thay đổi. Vì vậy, nếu không tập luyện, bạn không có sức để thay đổi”, ông nói.
 
 
 
Câu chuyện của Wexner về cơ bản là sự tò mò, tìm kiếm liên tục các mẫu mới và con mắt của thương gia có thể là một con đường dẫn đến sự giàu có, tiếng tăm và hạnh phúc. Và cũng là câu chuyện về sự tái tạo - chuyển đổi từ cái này sang cái khác, kỹ năng kinh doanh và đầu tư cho lợi thế.
 
Rõ ràng, sự tò mò là nguồn lợi nhất cho ý tưởng, cách mạng bán lẻ và tầm nhìn. Một cái đầu tò mò được trang bị kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức có thể cho ra đời một cuộc cách mạng thương hiệu. Một cái đầu tò mò không hỏi người tiêu dùng “Bạn muốn gì?” Một cái đầu tò mò sẽ hỏi khách hàng những câu hỏi mở, để họ nói ra câu chuyện của mình, sự bất mãn, hy vọng, khát khao và cả giấc mơ. Một cái đầu tò mò biết rằng hàng hóa thỏa mãn về chức năng có thể mang lại lợi nhuận tốt, nhưng hàng hóa thỏa mãn nhu cầu tình cảm sẽ mang lại sự đột phá. Một cái đầu tò mò sẽ bắt lấy tất cả những kinh nghiệm cuộc sống và reo lên “Eureka! (Tìm ra rồi!)”. Dĩ nhiên, cũng không nhất thiết phải cần đến một cái bồn tắm.
 
 

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons