Chưa thoát lối tư duy “kiểu cũ”
Gần 4 năm sau khi Luật HTX ra đời, quãng thời gian không phải ngắn, nhưng hiện tại, mô hình hoạt động của HTX ở một số địa phương, tỉnh, thành phố dường như vẫn chưa bắt kịp được với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Thậm chí, nhiều HTX còn lúng túng trong việc định hướng các hoạt động sản xuất, tạo chuỗi liên kết sản phẩm và mới chỉ dừng lại ở vai trò cung cấp các dịch vụ đầu vào. Vì thế, nhiều HTX chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ, dẫn đến việc thiếu vốn, thiều nguồn nhân lực.
Cần tạo chuỗi liên kết bền vững để phát triển HTX kiểu mới. |
Theo thống kê từ Bộ NNPTNT, kể từ khi Luật HTX có hiệu lực (từ 1.7.2013) đến nay, hiện đã có 4/19 liên hiệp HTX hoạt động theo Luật HTX; có hơn 2.000 HTX kiểu cũ xin đăng ký hoạt động lại và có trên 1.000 HTX thành lập mới, đồng thời có khoảng hơn 1.000 HTX hoạt động cầm chừng hoặc giải thế. Tính đến hết năm 2015, chỉ có khoảng 29,38% các HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX. Dựa vào con số ấy có thể thấy rằng, phần lớn các HTX hiện vẫn còn chưa thay đổi về phương thức hoạt động, tư duy vẫn còn nặng theo hình thức cũ.
Do vốn lưu động ít, nên không thể mở rộng được các hoạt động dịch vụ, hiệu quả hoạt động thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho các hộ kinh tế thành viên hạn chế… - đó là lý do khiến HTX hoạt động kém hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ nhiệm HTX Thắng Hải (huyện Ba Vì, Hà Nội) - chia sẻ, mặc dù được đánh giá là HTX hoạt động khá hiệu quả trong năm vừa qua, nhưng khó khăn nhất là việc vận động các hộ nông dân tham gia vào HTX, vì thế, hiện HTX mới chỉ có 21 thành viên; trong khi đó, muốn thực hiện các dịch vụ của HTX như như thủy nông, giống khoai tây trồng vụ đông, đánh bắt chuột, phân bón…, để tiếp cận được nguồn hỗ trợ theo Luật HTX năm 2012 là rất khó, đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nông dân không mặn mà gia nhập HTX.
Do vốn lưu động ít, nên không thể mở rộng được các hoạt động dịch vụ, hiệu quả hoạt động thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho các hộ kinh tế thành viên hạn chế… - đó là lý do khiến HTX hoạt động kém hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ nhiệm HTX Thắng Hải (huyện Ba Vì, Hà Nội) - chia sẻ, mặc dù được đánh giá là HTX hoạt động khá hiệu quả trong năm vừa qua, nhưng khó khăn nhất là việc vận động các hộ nông dân tham gia vào HTX, vì thế, hiện HTX mới chỉ có 21 thành viên; trong khi đó, muốn thực hiện các dịch vụ của HTX như như thủy nông, giống khoai tây trồng vụ đông, đánh bắt chuột, phân bón…, để tiếp cận được nguồn hỗ trợ theo Luật HTX năm 2012 là rất khó, đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nông dân không mặn mà gia nhập HTX.
Cùng chung khó khăn như HTX Thắng Hải, nhưng HTX nông nghiệp Mai Trang (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam), hoạt động trong các lĩnh vực như đánh bắt chuột, thủy nông, chuyển giao kỹ thuật, phân bón…lại gặp khó khăn “mới”, khi thu hút được lượng xã viên rất lớn. Thế nhưng, hầu hết những xã viên này tham gia HTX lại thiếu ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển HTX. Chị Thanh – Chủ nhiệm HTX cho biết, nhiều xã viên không có vốn góp, hoặc có, nhưng lại không muốn góp, bởi tư tưởng bảo thủ, ỉ lại. Trong khi đó, bộ máy hoạt động của HTX lại phụ thuộc vào chính quyền địa phương, khiến cho HTX hoạt động bị hạn chế và không phát triển theo đúng quy định. “Mặc dù chúng tôi thường xuyên tuyên truyền giúp người dân tiếp cận với những quy định, nguồn vốn…nhưng với lối tư duy cũ, bảo thủ, rất nhiều hộ dân không muốn thay đổi, hoặc thay đổi cầm chừng, nhiều hộ gia đình thậm chí tham gia HTX để cho có, vì thế các hộ khó tiếp cận được nguồn vốn và nghiễm nhiên trở thành rào cản làm cho HTX khó phát triển” – chị Thanh nói.
Đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết giá trị
Trước vấn đề khó khăn tiếp cận nguồn vốn của các mô hình HTX, đặc biệt là HTX nông nghiệp, chúng ta có thể thấy rằng, vấn đề lớn nhất ở đây chính là tư duy hoạt động vẫn mang nặng theo lối cũ: Ỉ lại và bảo thủ. Bên cạnh đó, đa số các HTX nông nghiệp hiện mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các loại dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: Vật tư, phân bón, thủy lợi nội đồng… còn các vấn đề khác như: Bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lại chưa được quan tâm. Vấn đề bao tiêu nông sản cho nông dân lại ít được chú trọng. Điều này có thể thấy rõ tại số liệu mà Bộ NNPTNT đưa ra, đó là hiện mới chỉ có 10% số HTX trên cả nước thực hiện được vấn đề bao tiêu sản phẩm cho người dân, vậy những HTX còn lại đang làm gì? Đang hoạt động ở mức độ nào, thì hiện tại chưa có được câu trả lời xác đáng.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, chuyên gia nông nghiệp Th.S Nguyễn Thị Hằng cho rằng, hiện Bộ NNPTNT đã có rất nhiều chính sách tạo động lực để HTX phát triển, nhưng hiện tại, số lượng và tỉ lệ các HTX làm việc hiệu quả và có thể tiếp cận được nguồn vốn, chính sách theo Luật HTX còn rất hạn chế. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng tựu chung là do các HTX thành lập còn mang nặng tính hình thức, chiếu lệ, vì thế các HTX vẫn chưa thoát khỏi cái vỏ bọc “bình mới, rượu cũ”.
“Để xảy ra vấn đề này, một mặt là do nhận thức về việc thành lập các HTX nông nghiệp của các cấp, ngành địa phương và của chính bản thân người nông dân chưa đúng với bản chất của HTX theo mô hình kiểu mới. Trong khi đó, nhiều hoạt động, tài sản và sở hữu đối với tài sản của HTX và của từng thành viên, các chính sách hỗ trợ phát triển HTX, nhiều nơi vẫn còn chưa tiếp cận được. Nguyên nhân nữa đó là do chính sách hỗ trợ, khung pháp lý để xây dựng hoạt động HTX còn chưa phù hợp và thiếu tính đồng bộ, bản thân HTX chưa tìm được lối đi riêng, chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm, đã tạo tâm lý e ngại cho người dân khi tham gia HTX, dẫn đến việc HTX hoạt động không hiệu quả” – bà Hằng cho hay.
Cũng theo bà Hằng, để HTX phát triển hiệu quả như mong muốn, trong thời gian tới, không chỉ các cơ quan chức năng cần phối hợp với nhau, để hoàn thiện cơ sở pháp lý, nới lỏng chính sách hỗ trợ, tiếp cận vốn cho người dân. Mà bản thân các HTX cũng phải chủ động để tạo ra chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản cho nông dân. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển mô hình HTX, tổ hợp tác, hoạt động gắn kết với các chuỗi giá trị nông sản an toàn và có giá trị cao. Với những HTX hoạt động yếu kém, nếu không có sự thay đổi tích cực cần phải mạnh tay thực hiện giải thể. Đồng thời củng cố, nâng cao số lượng và chất các HTX ở những địa phương kém phát triển, để làm mô hình cho các HTX khác học tập và noi theo.
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408
1 nhận xét:
hãng máy bay eva air
vé máy bay 2 chiều đi mỹ
phòng vé korean air tại tphcm
vé máy bay đi mỹ là bao nhiêu
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch
Đăng nhận xét