Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đang phải đối mặt với những người mua quyền lực từ Trung Quốc và rất khó để đưa ngành gạo phát triển bứt phá.
Xuất khẩu gạo Việt Nam đang vướng "bẫy" giá rẻ (Ảnh minh họa)
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA
|
“Các thị trường này thực sự là thị trường bẫy giá rẻ vì họ chủ yếu nhập gạo cấp thấp của chúng ta, đa phần là gạo 25% tấm và một số gạo 5%,” ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc Công ty AgroMonitor, chuyên phân tích và dự báo thị trường nông sản, khuyến cáo.
Theo ông Diệu, khi chúng ta bắt đầu mở cửa thị trường chúng ta ký được nhiều hợp đồng cấp chính phủ. Nhưng gần đây các hợp đồng chính phủ giảm thì chúng ta lại rơi vào bẫy xuất khẩu gạo giá rẻ cho Trung Quốc.
Mặc dù các cơ quan liên quan có nhiều chính sách can thiệp nhưng thực tế những năm gần đây các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam phải đối mặt với những người mua quyền lực của Trung Quốc. Một số tập đoàn lớn của Trung Quốc đã chi phối về giá xuất khẩu gạo của Việt Nam, kìm hãm không cho Việt Nam xuất khẩu gạo với giá cao.
Ông Diệu cho biết, hiện có hai xu hướng đối nghịch nhau: Gạo đưa qua cảng Sài Gòn được xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới; còn gạo chuyển bằng bao tải qua cửa khẩu phía Bắc ở Lạng Sơn, Lào Cai, và Cao Bằng sang Trung Quốc.
“Trung Quốc không công bố hàng năm họ nhập khẩu bao nhiêu tấn gạo. Vậy nên mặc dù lượng nhập khẩu rất lớn song họ đưa ra con số thống kê rất nhỏ. Họ rất nhạy cảm về vấn đề này nên họ không công bố con số lớn làm thế giới tăng giá bất lợi cho họ. Họ dùng Việt Nam và Myanmar là nơi cung cấp gạo giá thấp cho họ. Họ không ký hợp đồng Chính phủ với Việt Nam để nhập khẩu gạo giá rẻ,” ông Diệu khẳng định.
Biên mậu gạo của Việt Nam với Trung Quốc bằng tàu biển rất lớn, mỗi lần 20 đến 40 tấn, làm giá gạo ĐBSCL biến động rất lớn. Họ huy động nhiều tàu lớn và thương lái giải đi mua tại hàng trăm nhà kho ở ĐBSCL nên giá lên rất chậm và đem lại lợi ích giá cho họ.
Hơn nữa, xuất khẩu gạo tiểu ngạch sang Trung Quốc không được thống kê đầy đủ, nên con số thống kê tồn kho và con số thực thế khác nhau, khiến doanh nghiệp xuất khẩu trong nước phản ứng chậm.
Thực tế, làm ăn với thương lái Trung Quốc cũng có nhiểu rủi ro vì phía Trung Quốc không ký mở LC qua ngân hàng mà các thương nhân Việt Nam bán gạo ở cảng Sài Gòn chủ yếu là bán giá FOB. Trong khi đó, các thương nhân Trung Quốc lại cho rằng thiệt hại về giá xuất khẩu gạo của Việt Nam là do nông dân mở rộng sản lượng gây mất cân đối cung cầu nên cần có chính sách dự báo thị trường. Tuy nhiên, thực tế để đưa ra được dự báo ngắn hạn về thị trường 3-6 tháng tới là rất khó mà chỉ có thể cung cấp dự báo 5-10 năm.
Ông Diệu cho rằng, hiện nay Việt Nam đang thiếu doanh nghiệp hiểu về thị trường Trung Quốc và thiếu thương nhân thạo tiếng Trung. Để tránh rủi ro khi làm ăn với Trung Quốc, nhiều hợp đồng bán gạo sang nước này phải thông qua trung gian là thương nhân từ châu Phi sang đại diện cho các tập đoàn quốc tế và như vậy một lần nữa Việt Nam lại không được hưởng lợi trực tiếp từ giá gạo xuất khẩu.
Tuy xuất khẩu gạo thông thường gặp khó khăn, nhưng xuất khẩu gạo thơm lại tăng mạnh trong những năm gần đây.
“Gạo thơm Việt Nam có khả năng cạnh tranh với gạo Thái Lan. Các cơ quan chức năng ngành cần có chiến lược hợp lý để đầu tư phát triển gạo thơm về giống, thịt trường, và khâu thương mại”, ông Diệu nhấn mạnh.
Theo đánh giá của ông Diệu, xuất khẩu gạo thơm rất có tiềm năng vì thị trường rất đa dạng. Nếu thành công thì sẽ thay đổi được thực trạng ngành lúa gạo Việt Nam hiện nay. Xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam đạt 1 triệu tấn trong tổng 8 triệu tấn gạo xuất khẩu (cả tiểu ngạch)/năm. Nếu xuất khẩu gạo thơm tăng lên 2-3 triệu tấn/năm thì rất có lợi cho xuất khẩu gạo của cả nước.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét