Báo Le Monde tóm tắt 4 yếu tố chính làm cho thị trường này chuyển dịch bất lợi cho Trung Quốc nhưng thuận lợi cho các nước Đông Nam châu Á. Đó là đồng USD tăng giá mạnh so với đồng EUR, giá dầu giảm sâu, nhiều hiệp định thương mại tư do sắp có hiệu lực và cuối cùng là lương của công nhân may gia công quần áo đang tăng dần đều. Kết quả là Trung Quốc không còn là nơi hấp dẫn đặt nhà máy may nữa mà nay là các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Campuchia và Myanmar.
Báo Le Figaro có nguyên một bài phân tích kỹ tác động của yếu tố tỷ giá EUR. Nhiều hãng thời trang châu Âu nhập khẩu quần áo từ châu Á vẫn phải trả bằng đồng USD mạnh và bán hàng tại châu Âu thu về đồng USD yếu. Năm ngoái, đồng USD đã tăng giá 20% so với đồng EUR. Theo bài báo vì lý do này mà số tiền các nước châu Âu bỏ ra để nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc trong năm ngoái tăng 13,2%, nhưng lượng hàng nhập về thực tế thì giảm 12,2%.
Chi phí sử dụng ngành lao động dệt may đang thay đổi cũng là một yếu tố bất lợi cho Trung Quốc. Báo Le Monde đưa ra 1 biểu đồ lấy mức lương của ngành dệt may Trung Quốc làm căn cứ, lương của công nhân may Trung Quốc là từ 155 - 321 USD xấp xỉ mức của Philippines, cao hơn một chút so với Indonesia và Lào. Nhìn từ gốc độ nhà đầu tư thì thuê gia công tại Việt Nam, Campuchia sẽ có lợi hơn và lợi hơn nữa nếu như thuê gia công tại Bangladesh hay Myanmar có chi phí thuê nhân công thấp hơn nhiều.
Và yếu tố dài hạn làm cho thị trường may gia công chuyển dịch, đó là tác động từ các hiệp định thương mại mà Trung Quốc chưa ký được. Báo Il Sole 24 Ore của Italia, trong bài báo có tiêu đề Việt Nam sẽ là ngã tư của thương mại toàn cầu dự đoán, hiệp định thương mại Việt Nam ký với châu Âu sẽ giúp xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang châu Âu tăng tới 93% vào năm 2025, trong đó hàng dệt may chiếm tỷ lệ lớn. Các hiệp định thương mại đang làm cho thị trường gia công hàng dệt may dịch chuyển dần theo hướng có lợi cho Việt Nam.
Tiếp theo Bản tin Tài chính - Kinh doanh là các nội dung chính sau: Thâm nhập chợ "Đen" phụ tùng ô tô - xe máy ở Hà Nội; Các nhà tài trợ ở EU bàn kế hoạch giảm nợ từng bước cho Hy Lạp; ...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét