Sau Tết Nguyên đán Bính Thân, các nhà vườn trồng cây ăn trái phía Nam tất bật vào vụ mới với nhiều thông tin giá cả khả quan, nhiều thị trường mới sắp mở cửa. Một số loại trái cây như thanh long, chôm chôm, bưởi da xanh... tăng giá mạnh dịp đầu năm đang khiến nhà vườn phấn khởi hơn.
Đầu năm tăng giá
Ông Nguyễn Trung Thành - hộ trồng 6 công thanh long tại huyện Châu Thành (tỉnh Long An) cho biết, từ sau Tết Nguyên đán, giá thanh long đã tăng gần gấp đôi so với hồi trước tết. Nhờ đó, nông dân trồng thanh long đã bán được những lô hàng đầu năm với mức lãi khá.
Cụ thể, theo ông Thành, thời điểm trước tết nông dân chịu lỗ từ 1.000 – 2.000 đồng/kg thanh long ruột trắng khi phải bán với giá chỉ 6.000 đồng/kg, thì nay, giá thanh long loại này đã tăng lên 11.000 – 12.000 đồng/kg. Với mức giá mới này, nông dân có lời 4.000 – 5.000 đồng mỗi kg. Thanh long ruột đỏ loại 1 hiện cũng có giá 20.000 – 22.000 đồng/kg.
Sang năm 2016, Ban giám đốc và các xã viên HTX Tầm Vu đặt mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, ký kết thêm hợp đồng tiêu thụ cho xã viên. Ông An dự kiến, giá trung bình đầu ra sản phẩm thanh long của HTX Tầm Vu sẽ ở mức 14.000 đồng/kg. Hiện tại, mức giá đầu năm khá tốt, HTX đặt mục tiêu tăng gần gấp đôi mức lợi nhuận trong năm mới.
Không chỉ thanh long, nhiều sản phẩm cây ăn trái khác như nhãn Edor của Đồng Tháp, xoài cát chu… cũng có một khởi đầu rất “ấm lòng” người nông dân với khá nhiều hợp đồng giá tốt sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật. Chỉ tính riêng trong tháng đầu năm 2016, HTX Nhãn Châu Thành (Đồng Tháp đã xuất khẩu gần 30 tấn nhãn Edor sang Mỹ. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, HTX này đang là đơn vị tiên phong trong cung ứng nhãn để xuất khẩu sang Mỹ. Trước đó, từ năm 2015 đến nay, đơn vị này đã xuất khẩu được hơn 170 tấn nhãn sang thị trường này, chủ yếu là nhãn tươi.
Theo TS Võ Mai – Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây từ Australia, Nga, Nhật… mà bà quen biết đang có mong muốn nhập khẩu trái cây Việt Nam. Cuối tháng 4 tới đây, bà Mai sẽ tiếp một đoàn doanh nghiệp Australia sang Việt Nam tìm kiếm nguồn nguyên liệu, chuẩn bị các thủ tục cần thiết để nhập khẩu trong thời gian sớm nhất.
Tập trung phát triển trái cây bền vững
Cùng với thông tin thị trường đầu năm khá tốt, nhiều dự án, chương trình đẩy mạnh phát triển trái cây bền vững, theo tiêu chí VietGAP, GlobalGAP… cũng được nhà vườn và các cơ quan chức năng quan tâm đầu tư.
Ông Lê Binh Hùng – Trưởng ban thường trực Liên minh HTX Việt Nam tại phía Nam, cho biết, Liên minh HTX Việt Nam vừa có quyết định thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban xây dựng một số mô hình HTX kiểu mới gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm bền vững.
Có 5 sản phẩm cây ăn trái tại các tỉnh được chọn tham gia đề án, gồm chuỗi sản phẩm thanh long (tỉnh Long An), chuỗi sản phẩm chanh không hạt (Hậu Giang), chuỗi sản phẩm bưởi da xanh (Bến Tre), cam (Hòa Bình) và chanh leo (Sơn La). Các HTX tham gia đề án sẽ được hỗ trợ xây dựng theo mô hình HTX kiểu mới, đồng thời phát triển chuỗi sản phẩm bền vững, đủ sức tham gia vào thị trường thế giới.
Ngoài ra, Liên minh HTX Việt Nam cũng đang thực hiện dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho HTX Thanh long”, do Liên minh châu Âu tài trợ. Theo đó, có 5 HTX sản xuất thanh long tại Long An và 15 HTX thanh long tại Bình Thuận sẽ được đào tạo, huấn luyện các kỹ thuật, kỹ năng từ sản xuất cho đến tiếp cận thị trường, hướng tới xuất khẩu vào EU.
Theo ông Hùng, trong thời gian tới, sẽ có 5 HTX tham gia dự án được lựa chọn để sang châu Âu dự triển lãm, giới thiệu sản phẩm và thí điểm xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, để được lựa chọn, các HTX không chỉ đạt tiêu chuẩn VietGAP mà còn phải có GlobalGAP hoặc EuroGAP. Do đó, các HTX phải nỗ lực thay đổi thói quen sản xuất, hướng tới phát triển bền vững thông qua việc thực hiện các bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt.
Ông Nguyễn Trung Thành - hộ trồng 6 công thanh long tại huyện Châu Thành (tỉnh Long An) cho biết, từ sau Tết Nguyên đán, giá thanh long đã tăng gần gấp đôi so với hồi trước tết. Nhờ đó, nông dân trồng thanh long đã bán được những lô hàng đầu năm với mức lãi khá.
Cụ thể, theo ông Thành, thời điểm trước tết nông dân chịu lỗ từ 1.000 – 2.000 đồng/kg thanh long ruột trắng khi phải bán với giá chỉ 6.000 đồng/kg, thì nay, giá thanh long loại này đã tăng lên 11.000 – 12.000 đồng/kg. Với mức giá mới này, nông dân có lời 4.000 – 5.000 đồng mỗi kg. Thanh long ruột đỏ loại 1 hiện cũng có giá 20.000 – 22.000 đồng/kg.
Sơ chế thanh long xuất khẩu tại HTX Thanh long Tầm Vu, Long An. Ảnh: Thuận Hải
Ông Trương Quang An - Giám đốc HTX Thanh long Tầm Vu (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An), cũng cho biết, trong năm 2015, giá thanh long liên tục bấp bênh, đặc biệt hai quý cuối năm không chỉ nông dân mà HTX cũng thua lỗ nhiều.Sang năm 2016, Ban giám đốc và các xã viên HTX Tầm Vu đặt mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, ký kết thêm hợp đồng tiêu thụ cho xã viên. Ông An dự kiến, giá trung bình đầu ra sản phẩm thanh long của HTX Tầm Vu sẽ ở mức 14.000 đồng/kg. Hiện tại, mức giá đầu năm khá tốt, HTX đặt mục tiêu tăng gần gấp đôi mức lợi nhuận trong năm mới.
Không chỉ thanh long, nhiều sản phẩm cây ăn trái khác như nhãn Edor của Đồng Tháp, xoài cát chu… cũng có một khởi đầu rất “ấm lòng” người nông dân với khá nhiều hợp đồng giá tốt sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật. Chỉ tính riêng trong tháng đầu năm 2016, HTX Nhãn Châu Thành (Đồng Tháp đã xuất khẩu gần 30 tấn nhãn Edor sang Mỹ. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, HTX này đang là đơn vị tiên phong trong cung ứng nhãn để xuất khẩu sang Mỹ. Trước đó, từ năm 2015 đến nay, đơn vị này đã xuất khẩu được hơn 170 tấn nhãn sang thị trường này, chủ yếu là nhãn tươi.
Theo TS Võ Mai – Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây từ Australia, Nga, Nhật… mà bà quen biết đang có mong muốn nhập khẩu trái cây Việt Nam. Cuối tháng 4 tới đây, bà Mai sẽ tiếp một đoàn doanh nghiệp Australia sang Việt Nam tìm kiếm nguồn nguyên liệu, chuẩn bị các thủ tục cần thiết để nhập khẩu trong thời gian sớm nhất.
Tập trung phát triển trái cây bền vững
Cùng với thông tin thị trường đầu năm khá tốt, nhiều dự án, chương trình đẩy mạnh phát triển trái cây bền vững, theo tiêu chí VietGAP, GlobalGAP… cũng được nhà vườn và các cơ quan chức năng quan tâm đầu tư.
Ông Lê Binh Hùng – Trưởng ban thường trực Liên minh HTX Việt Nam tại phía Nam, cho biết, Liên minh HTX Việt Nam vừa có quyết định thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban xây dựng một số mô hình HTX kiểu mới gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm bền vững.
Có 5 sản phẩm cây ăn trái tại các tỉnh được chọn tham gia đề án, gồm chuỗi sản phẩm thanh long (tỉnh Long An), chuỗi sản phẩm chanh không hạt (Hậu Giang), chuỗi sản phẩm bưởi da xanh (Bến Tre), cam (Hòa Bình) và chanh leo (Sơn La). Các HTX tham gia đề án sẽ được hỗ trợ xây dựng theo mô hình HTX kiểu mới, đồng thời phát triển chuỗi sản phẩm bền vững, đủ sức tham gia vào thị trường thế giới.
Ngoài ra, Liên minh HTX Việt Nam cũng đang thực hiện dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho HTX Thanh long”, do Liên minh châu Âu tài trợ. Theo đó, có 5 HTX sản xuất thanh long tại Long An và 15 HTX thanh long tại Bình Thuận sẽ được đào tạo, huấn luyện các kỹ thuật, kỹ năng từ sản xuất cho đến tiếp cận thị trường, hướng tới xuất khẩu vào EU.
Theo ông Hùng, trong thời gian tới, sẽ có 5 HTX tham gia dự án được lựa chọn để sang châu Âu dự triển lãm, giới thiệu sản phẩm và thí điểm xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, để được lựa chọn, các HTX không chỉ đạt tiêu chuẩn VietGAP mà còn phải có GlobalGAP hoặc EuroGAP. Do đó, các HTX phải nỗ lực thay đổi thói quen sản xuất, hướng tới phát triển bền vững thông qua việc thực hiện các bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét