This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015
Cận tết, lại lo chuyện “giải cứu” dưa hấu
Thứ Năm, tháng 12 31, 2015
doanh nhan
No comments
Cứ đến vụ dưa hấu là lại có hiện tượng ùn ứ hàng trăm xe chở dưa ở Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Thậm chí, có thời điểm dưa ùn đến vài ngày, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.
Tắc vì một đường
Năm nay, tổng sản lượng dưa hấu dự kiến của mùa vụ 2015 - 2016 không biến động nhiều so với năm ngoái (ước đạt khoảng 1,5 triệu tấn), trong đó riêng vụ Đông – Xuân này khoảng 550 nghìn tấn, ước tính xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 200 ngàn tấn.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay, dưa hấu tiêu thụ ở thị trường trong nước chiếm khoảng 80% tổng sản lượng, còn lại phải xuất khẩu, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, Lào, Campuchia; trong đó, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 90% tổng sản lượng dưa xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu chủ yếu diễn ra vào thời điểm cận tết Nguyên đán và chính vụ thu hoạch (từ giữa tháng 3 đến trung tuần tháng 4 hàng năm) và “điểm nóng” xuất khẩu hàng năm luôn xuất hiện ở Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
Theo bà Dương Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cứ vào vụ dưa hấu là lại có hiện tượng hàng trăm xe nối đuôi nhau ùn tắc ở Cửa khẩu Tân Thanh. Nguyên nhân là do phía Trung Quốc chỉ cho tiếp nhận dưa hấu ở cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài, không cho tiếp nhận dưa hấu tại các cửa khẩu khác, trong khi bến bãi ở khu vực này chỉ đáp ứng được khoảng vài trăm xe/ngày.
Doanh nghiệp đầu mối phải giúp nông dân
Khắc phục việc này, Liên Bộ Công Thương - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều văn bản hướng dẫn cũng như khuyến nghị các địa phương có biện pháp tổ chức sản xuất, canh tác cho phù hợp, theo hướng căn cứ vào nhu cầu thị trường để cân đối cho phù hợp; ngay cả thời điểm gieo trồng, thu hoạch, vận chuyển
cũng phải dựa trên thực tế của việc thông quan và yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, trên thực tế do sức hút của thị trường nên việc tổ chức sản xuất của người nông dân vẫn không đáp ứng được những yêu cầu nói trên mà mang nặng tính tự phát nhiều hơn. Do vậy, các sản phẩm nông sản nói chung và dưa hấu nói riêng mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ thường rơi vào tình trạng phải “kêu cứu”...
Liên quan vấn đề này, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) kiến nghị cần ưu tiên hỗ trợ các xưởng sơ chế, đóng gói để bảo quản dưa hấu; đồng thời sớm xây dựng khu trung chuyển hàng nông sản xuất khẩu tại Lạng Sơn làm địa điểm tập kết khi lượng xe dồn về quá nhiều; đề nghị phía Tổng cục Hải quan bố trí lực lượng để hỗ trợ Lạng Sơn cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian thông quan tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu đối với dưa hấu mùa vụ 2015-2016.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, phía Trung Quốc luôn tỏ ý sẵn sàng đàm phán và chia sẻ với Việt Nam về việc từng bước cân bằng nhập siêu. Với chuyện ùn tắc tại cửa khẩu, ông cho biết Bộ Công Thương phải xúc tiến đàm phán mở thêm các điểm thông quan mới, ít nhất khu vực Lào Cai có thể mở được.
Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đang có nhiều biện pháp chấn chỉnh, trong đó có việc cân đối giữa cung - cầu sản xuất và đặc biệt là cân đối giữa tiêu thụ nội địa với xuất khẩu. Bộ này đánh giá thực tế thị trường nội địa cũng có nhu cầu rất lớn nhưng do sự thiếu vắng của hệ thống các doanh nghiệp và hệ thống phân phối trên thị trường nội địa với cơ sở hạ tầng quá yếu đã làm giảm khả năng tiêu thụ mặt hàng nông sản này.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Ì ạch chuyển lúa sang màu: Cây ngô là ưu tiên số 1
Thứ Năm, tháng 12 31, 2015
doanh nhan
No comments
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, mục tiêu của Bộ NNPTNT là từ nay tới năm 2020 sẽ chuyển đổi 700.000ha đất lúa sang trồng các loại rau màu, trong đó ưu tiên số 1 là cây ngô.
Thưa ông, sau 2 năm thực hiện Quyết định số 580 (QĐ 580) của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xin ông cho biết khái quát những kết quả đã đạt được?
Theo báo cáo của các địa phương, mục tiêu giảm 200.000ha tới năm 2020 ở khu vực ĐBSCL đến nay cơ bản đã đạt được. Trong đó, ĐBSCL chủ yếu là chuyển đổi sang cây ngô. Tuy nhiên, hiện cây ngô vẫn chưa đạt được mục tiêu là nâng cao giá trị và thu nhập cho người nông dân.
Ngoài ĐBSCL, mục tiêu của bộ sẽ chuyển đổi có cấu cây trồng trên địa bàn cả nước với diện tích là bao nhiêu ha đến năm 2020?
- Hiện nay, không chỉ riêng ĐBSCL mà trên địa bàn cả nước diện tích lúa còn lớn, một số nơi không thuận lợi cho sản xuất lúa, như miền Trung hạn hán rất nặng nề, hoặc miền núi phía Bắc, sản xuất lúa phụ thuộc vào thời tiết… nên rõ ràng là các khu vực này cần phải chuyển đổi.
Để đảm bảo lợi thế theo các vùng sinh thái, hiện Cục Trồng trọt đã tham mưu cho Bộ NNPTNT tiếp tục chuyển đổi đất lúa trên địa bàn cả nước với mục tiêu từ nay đến 2020 là 700.000ha. Tôi cho rằng, mục tiêu chuyển đổi diện tích đất lúa như trên là hoàn toàn có thể đạt được đến năm 2020, nhưng quan trọng là chuyển sang cây trồng gì và hiệu quả có cao hơn lúa hay không thì Bộ NNPTNT và các địa phương cũng đang điều chỉnh lại trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Để định hướng cho các địa phương khi chuyển đổi đất lúa, Bộ NNPTNT có ưu tiên cây trồng cụ thể nào không?
- Hiện nay, mục tiêu chuyển đổi của Bộ đưa ra là ưu tiên số 1 cho cây ngô, tiếp đến mới tới các cây đậu, đỗ, rau mầu khác. Lý do là vì ngô được tính vào sản lượng lương thực, nên khi giảm diện tích lúa thì ngô vẫn tính vào cơ cấu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Mặt khác, hiện mỗi năm chúng ta cũng phải bỏ ra một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu trên 3 triệu tấn ngô cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là khi chuyển đổi sang cây ngô vẫn chưa giúp cho người dân có thu nhập cao hơn đáng kể so với cây lúa. Nguyên nhân là sản xuất ngô trong nước không đáp ứng được yêu cầu, kể cả giá thành và chất lượng nên doanh nghiệp vẫn không thu mua mà thay vào đó lựa chọn sản phẩm ngô nhập khẩu.
Để giải quyết bài toán chuyển đổi đất lúa thành công, Bộ NNPTNT sẽ có những giải pháp và định hướng gì cho người dân trong thời gian tới?
- Giải pháp trước mắt mà ngành trồng trọt đưa ra là cần tăng diện tích cây ngô có năng suất cao, chất lượng tốt. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh giống ngô biến đổi gen. Hiện giống ngô biến đổi gen có nhiều ưu điểm như hạn chế sâu đục thân, hạn chế thuốc trừ cỏ, đưa giống biến đổi gen vào trồng sẽ làm tăng sản lượng, giảm chi phí, giảm giá thành đầu vào… Và theo nghiên cứu mới nhất thì cây ngô biến đổi gen giúp cho người dân tăng thu nhập cao hơn khoảng từ 8 -15 triệu đồng mỗi ha và có thể tiếp tục tăng thêm.
Hiện nay, Cục Trồng trọt đã công nhận được 14 giống ngô biến đổi gen để đưa vào sản xuất. Năm 2016, mục tiêu của Cục Trồng trọt là sẽ đưa diện tích gieo trồng giống ngô biến đổi gen lên 40.000ha, và đến năm 2020 là 300.000 – 350.000ha, chiếm 20% diện tích ngô của cả nước.
Tuy nhiên, cái khó là dư luận xã hội vẫn còn băn khoăn với giống ngô biến đổi gen. Tôi có thể khẳng định, về cơ sở pháp lý đã đầy đủ, Bộ TNMT, Bộ NNPTNT đã công nhận và cho phép thương mại hóa cây ngô biến đổi gen ở nước ta. Còn trên thế giới cũng chỉ phỏng đoán chưa có căn cứ nào nói cây ngô biến đổi gen có tác dụng phụ nào cả nên chúng ta có thể yên tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật này của nhân loại.
Xin cảm ơn ông!
Ruộng trồng khảo nghiệm ngô biến đổi gen ở Lào Cai. Ảnh: VIETQ
- Theo QĐ 580 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu là chuyển đổi hơn 200.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), qua đó cũng để giảm sức ép về lương thực. Bởi thực tế, hiện chúng ta đang dư thừa 7-8 triệu tấn lương thực mỗi năm dành cho xuất khẩu. Trường hợp không xuất khẩu được sẽ tạo sức ép rất lớn đối với tiêu thụ nông sản cho người dân.Theo báo cáo của các địa phương, mục tiêu giảm 200.000ha tới năm 2020 ở khu vực ĐBSCL đến nay cơ bản đã đạt được. Trong đó, ĐBSCL chủ yếu là chuyển đổi sang cây ngô. Tuy nhiên, hiện cây ngô vẫn chưa đạt được mục tiêu là nâng cao giá trị và thu nhập cho người nông dân.
Ngoài ĐBSCL, mục tiêu của bộ sẽ chuyển đổi có cấu cây trồng trên địa bàn cả nước với diện tích là bao nhiêu ha đến năm 2020?
- Hiện nay, không chỉ riêng ĐBSCL mà trên địa bàn cả nước diện tích lúa còn lớn, một số nơi không thuận lợi cho sản xuất lúa, như miền Trung hạn hán rất nặng nề, hoặc miền núi phía Bắc, sản xuất lúa phụ thuộc vào thời tiết… nên rõ ràng là các khu vực này cần phải chuyển đổi.
Để đảm bảo lợi thế theo các vùng sinh thái, hiện Cục Trồng trọt đã tham mưu cho Bộ NNPTNT tiếp tục chuyển đổi đất lúa trên địa bàn cả nước với mục tiêu từ nay đến 2020 là 700.000ha. Tôi cho rằng, mục tiêu chuyển đổi diện tích đất lúa như trên là hoàn toàn có thể đạt được đến năm 2020, nhưng quan trọng là chuyển sang cây trồng gì và hiệu quả có cao hơn lúa hay không thì Bộ NNPTNT và các địa phương cũng đang điều chỉnh lại trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Để định hướng cho các địa phương khi chuyển đổi đất lúa, Bộ NNPTNT có ưu tiên cây trồng cụ thể nào không?
- Hiện nay, mục tiêu chuyển đổi của Bộ đưa ra là ưu tiên số 1 cho cây ngô, tiếp đến mới tới các cây đậu, đỗ, rau mầu khác. Lý do là vì ngô được tính vào sản lượng lương thực, nên khi giảm diện tích lúa thì ngô vẫn tính vào cơ cấu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Mặt khác, hiện mỗi năm chúng ta cũng phải bỏ ra một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu trên 3 triệu tấn ngô cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là khi chuyển đổi sang cây ngô vẫn chưa giúp cho người dân có thu nhập cao hơn đáng kể so với cây lúa. Nguyên nhân là sản xuất ngô trong nước không đáp ứng được yêu cầu, kể cả giá thành và chất lượng nên doanh nghiệp vẫn không thu mua mà thay vào đó lựa chọn sản phẩm ngô nhập khẩu.
Để giải quyết bài toán chuyển đổi đất lúa thành công, Bộ NNPTNT sẽ có những giải pháp và định hướng gì cho người dân trong thời gian tới?
" Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang cây ngô biến đổi gen thành công, tôi cho rằng cần có giải pháp đồng bộ, không chỉ có giống tốt rồi mà còn cả quy trình canh tác tốt và có chế biến, bảo quản tốt đi kèm để vừa hạ giá thành đầu vào và đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm cho ngô thì mới thành công được”. Ông Ma Quang Trung |
- Giải pháp trước mắt mà ngành trồng trọt đưa ra là cần tăng diện tích cây ngô có năng suất cao, chất lượng tốt. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh giống ngô biến đổi gen. Hiện giống ngô biến đổi gen có nhiều ưu điểm như hạn chế sâu đục thân, hạn chế thuốc trừ cỏ, đưa giống biến đổi gen vào trồng sẽ làm tăng sản lượng, giảm chi phí, giảm giá thành đầu vào… Và theo nghiên cứu mới nhất thì cây ngô biến đổi gen giúp cho người dân tăng thu nhập cao hơn khoảng từ 8 -15 triệu đồng mỗi ha và có thể tiếp tục tăng thêm.
Hiện nay, Cục Trồng trọt đã công nhận được 14 giống ngô biến đổi gen để đưa vào sản xuất. Năm 2016, mục tiêu của Cục Trồng trọt là sẽ đưa diện tích gieo trồng giống ngô biến đổi gen lên 40.000ha, và đến năm 2020 là 300.000 – 350.000ha, chiếm 20% diện tích ngô của cả nước.
Tuy nhiên, cái khó là dư luận xã hội vẫn còn băn khoăn với giống ngô biến đổi gen. Tôi có thể khẳng định, về cơ sở pháp lý đã đầy đủ, Bộ TNMT, Bộ NNPTNT đã công nhận và cho phép thương mại hóa cây ngô biến đổi gen ở nước ta. Còn trên thế giới cũng chỉ phỏng đoán chưa có căn cứ nào nói cây ngô biến đổi gen có tác dụng phụ nào cả nên chúng ta có thể yên tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật này của nhân loại.
Xin cảm ơn ông!
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Nuôi cá thát lát cườm - ao nhỏ cho lãi lớn
Thứ Năm, tháng 12 31, 2015
doanh nhan
No comments
Vài năm gần đây, khi vào mùa nước nổi, không ít nông dân xã An Long, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã tận dụng diện tích ao hầm cạnh nhà để nuôi cá thát lát cườm cho thu nhập cao.
Thu hoạch cá thát lát cườm ở Hậu Giang. Ảnh: I.T
Mùa nước năm ngoái, ông Nguyễn Văn Thành, hội viên Hội ND xã An Long cải tạo, vệ sinh 300m2 ao cạnh nhà để thả 23.000 con cá thát lát cườm. Ông Thành cho biết: “Cá thát lát cườm rất dễ nuôi. Tỷ lệ hao hụt thấp. Nếu cho ăn đầy đủ, thay nước thường xuyên và phòng ngừa dịch bệnh kịp thời, cá rất mau lớn, cho lợi nhuận cao. Sau gần 6 tháng nuôi, tôi thu hoạch tới 6 tấn cá thát lát cườm thương phẩm, bán giá 60.000 đồng/kg, thu nhập trên 360 triệu đồng, trừ các khoản chi phí lãi hơn 60 triệu đồng”.Mùa nước nổi năm nay, ông Nguyễn Văn Thành hiện đang nuôi tiếp 25.000 con cá thát lát cườm. Ước lợi nhuận từ nuôi loại cá này sẽ mang lại cho gia đình ông Thành gần 100 triệu đồng. Giống ông Thành, ở xã An Long còn nhiều hộ tận dụng các ao nhỏ để thả nuôi cá thát lát cườm.
Nuôi cá thát lát cườm trong ao nhỏ mùa nước nổi vừa cho lợi nhuận cao, vừa tạo việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở nhiều xã huyện Tam Nông. Đây là mô hình độc đáo đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng, góp phần đa dạng hóa các thủy sản nuôi trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng…
Ông Ngô Vũ Minh Phương - Phó Chủ tịch Hội ND xã An Long cho biết: “Nuôi cá thát lát cườm là mô hình mới. Tuy cá có thể nuôi được trong các ao diện tích nhỏ, dễ phổ biến, nhân rộng nhưng nhiều hộ chưa dám đầu tư nhân rộng bởi chi phí về thức ăn còn lớn.
Thời gian tới, Hội ND sẽ cố gắng vận động, hỗ trợ giúp thêm nhiều hộ hội viên, ND nhân rộng mô hình nuôi cá thát lát cườm để phát triển kinh tế hộ gia đình. Hội ND cũng sẽ tăng cường phối hợp, liên kết, đấu mối để tìm đầu ra ổn định cho cá thát lát cườm thương phẩm giúp bà con…”.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Vì sao lãi suất không thể giảm?
Thứ Năm, tháng 12 31, 2015
doanh nhan
No comments
Lạm phát năm 2015 đạt thấp và theo dự báo năm 2016 vẫn sẽ ở mức thấp, nhưng lãi suất thực hiện nay trên thị trường đang ở mức rất cao. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng lãi suất trong năm 2016 có thể giảm. Tuy nhiên, mới đây người đứng đầu NHNN cho rằng mặt bằng lãi suất trong thời gian tới rất khó giảm.
Tại phiên họp trực tuyến tổng kết năm 2015 của Chính phủ, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho rằng: “Dư địa để giảm mặt bằng lãi suất xuống nữa là rất khó, vì nếu giảm nữa có thể đạt được trong ngắn hạn nhưng sẽ phá vỡ mục đích ổn định lâu dài”. Theo phân tích của ông Bình, áp lực tăng lãi suất thể hiện rõ trong nửa cuối năm 2015, bởi tín dụng NH tăng mạnh đạt xấp xỉ 18%, nhưng tốc độ huy động vốn chỉ đạt hơn 13%. Trong khi đó NH phải vừa đảm bảo cung cấp nhu cầu vốn trong nền kinh tế, vừa phải dành một lượng vốn để hỗ trợ trái phiếu Chính phủ. Người đứng đầu NHNN cũng nói thêm, lạm phát trong năm qua ở mức thấp, nguyên nhân chủ yếu do các yếu tố bên ngoài tác động mạnh, đặc biệt là giá dầu và các mặt hàng thiết yếu của thế giới. Nếu loại bỏ các yếu tố bất thường trên, lạm phát năm 2014 sẽ ở mức 4,93%, còn năm 2015 xung quanh 3%.
Dù kỳ vọng giảm lãi suất của doanh nghiệp khó thành hiện thực trong bối cảnh hiện nay, người đứng đầu NHNN cho biết định hướng mặt bằng lãi suất năm 2016 sẽ duy trì ổn định như năm 2015, và nếu được sẽ cố gắng giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn thêm 0,3-0,5%. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến điều hành lãi suất được Thống đốc Bình đặc biệt quan tâm là ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. “Nếu điều hành ổn định tỷ giá thì phải tăng lãi suất và NHNN kiên quyết ưu tiên ổn định tỷ giá để ổn định kinh tế vĩ mô” - ông Bình nhấn mạnh.
Còn theo các chuyên gia đánh giá, nguyên nhân quan trọng khác khiến lãi suất vẫn ở mức cao là do nợ xấu hiện nay về thực chất vẫn còn quá cao, khiến chi phí thực sự của các NH lớn. Do đó các NH khó hạ mặt bằng lãi suất do tính chất rủi ro trong hoạt động tín dụng vẫn rất lớn. Bên cạnh đó còn do chi phí vận hành của các NH Việt Nam quá cao do khâu quản trị chưa hiệu quả. Do đó, lãi suất khó giảm trong năm tới cũng là một điều dễ hiểu.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Chính sách tác động thị trường bất động sản 2016
Thứ Năm, tháng 12 31, 2015
doanh nhan
No comments
Năm 2016 là năm tiếp tục mọi thành tựu mà đã đạt đượ trong năm 2015. Việc phát triển có hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình tái cấu trúc để tăng tính chuyên nghiệp của các nhà quản lý, nhà đầu tư và người tiêu dùng....
Bong bóng bất động sản chưa thể hình thành
Theo đánh giá của GS Đặng Hùng Võ, gần đây, nhiều thông tin nghi ngại khả năng "bong bóng" BĐS có thể xuất hiện trở lại, tuy nhiên, việc này rất khó xảy ra.
"Nguyên nhân là do hiện nay chúng ta đang muốn hút vốn đầu tư vào thị trường mà chưa tạo được hiệu quả. Vậy thì không có lý do gì phải lo tới bong bóng BĐS khi giá đang rất ổn định, nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa quyết định bỏ vốn vào đầu tư." - GS Đặng Hùng võ nói.
Theo ông Đặng Hùng Võ, những biểu hiện của bong bóng BĐS bao gồm: Giá tăng hàng ngày, hàng tuần và mặt bằng giá cao hơn nhiều so với giá BĐS xác định theo phương pháp thu nhập từ cho thuê (công thức là giá BĐS bằng tổng thu nhập năm từ cho thuê chia cho lãi suất ngân hàng cho vay đầu tư BĐS); Tín dụng BĐS tăng nhanh và các ngân hàng thương mại có xu hướng muốn tăng lãi suất, thị trường cũng đủ sức thu hút mọi nguồn vốn trong xã hội, nhất là vốn từ tiền tiết kiệm của dân, từ vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ; Thị trường BĐS nóng lên rất rõ với số lượng giao dịch tăng hàng ngày, hàng tuần; những người kinh doanh BĐS đạt lợi nhuận rất cao (vẫn gọi là siêu lợi nhuận).
"Trong tình trạng hiện nay, tất cả những biểu hiện trên đều không có. Một số dự án phát triển BĐS ở những vị trí thuận lợi có biểu hiện tăng giá ở mức một hai phần trăm sau một vài tuần phân phối hàng hóa so với giá chào lúc ban đầu. Việc tăng giá như vậy không phải do đầu cơ mà đơn giản chỉ là do lợi thế của riêng dự án đó, không phản ảnh xu hướng sốt giá trên toàn thị trường. Sự thực, hiện tượng tích tụ bong bóng có thể xẩy ra nhưng phải vài năm tiếp theo nếu quản lý không tốt." - GS Đặng Hùng Võ phân tích.
Giải pháp cho thị trường BĐS 2016
Theo GS Đặng Hùng Võ, để phát triển thị trường BĐS 2016, còn rất nhiều việc phải làm khi căn cứ vào các quy định đổi mới của Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh BĐS 2014. Trước hết, vấn đề an sinh xã hội về nhà ở là điều cần được đặt ra và xem xét chi tiết từng việc. Sau đó là tập trung phát triển các phân khúc có thể mang lại lợi ích chung cũng như lợi ích của các bên tham gia.
Ông Võ cho rằng, tiếp cận việc dự báo thị trường BĐS 2016 không nên theo hướng người ngoài cuộc xem xét và dự báo. Việc dự báo cần gắn với trách nhiệm của mỗi chúng ta, dù người đó là nhà quản lý hay nhà đầu tư hay người tiêu dùng. Mỗi người trên vị trí của mình cần làm những việc có thể làm được để thị trường tốt hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn.
Theo diễn biến của thị trường BĐS năm 2015, có thể thấy phân khúc nhà ở giá trung bình và giá trên trung bình có cơ hội phát triển mạnh. Thứ nhất, đó là phân khúc đã có chuyển động tích cực vào cuối năm 2015. Thứ hai, đây là phân khúc mang tính thị trường cao và phù hợp với khả năng thanh toán của đa số cầu hiện tại. Thứ ba, khi một phân khúc có điều kiện phát triển thì sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào đó.
Bên cạnh khả năng phát triển mạnh hơn của phân khúc giá trung bình và trên trung bình, phân khúc giá rẻ vẫn tiếp tục phát triển với nguồn cung ổn định hàng năm. Phân khúc này khó có điều kiện tăng cung mạnh vì yếu tố thị trường không cao, phụ thuộc rất nhiều vào sự trợ giúp của Nhà nước mà khả năng trợ giúp này lại luôn có hạn.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng, hiện nay, khó có hy vọng năm 2016 sẽ có những bước ngoặt cho thị trường BĐS vì vẫn còn tồn tại một kho BĐS tồn đọng với giá trị gần 50 nghìn tỷ, đó làm một áp lực khác lớn. Hơn nữa, nhiều phân khúc quan trọng như phân khúc nhà ở cho thuê, phân khúc chung cư vẫn chưa có khả năng đưa ra các giải pháp phát triển tích cực. Nhu cầu thuê nhà của người nghèo, người có thu nhập thấp khá cao, khung pháp luật đã được cải thiện mạnh trong Luật Nhà ở 2014 nhưng cung vẫn chưa có khả năng tăng đáng kể do vẫn chưa có giải pháp vốn trung hạn và dài hạn. Tương tự, việc nâng cấp hay xây dựng lại các nhà chung cư cũ vẫn chưa có giải pháp thỏa mãn được nguyện vọng của cả cư dân lẫn nhà đầu tư.
Cần nhà quản lý chuyên nghiệp, nhà đầu tư chuyên nghiệp và người tiêu dùng chuyên nghiệp
Ông Đặng Hùng Võ đưa ra một số gợi ý về những việc cụ thể cần làm để thị trường BĐS 2016 có cơ hội phát triển tốt hơn.
Theo đó, nguồn tín dụng trung hạn và dài hạn nào có thể tận dụng được để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê, cải tạo chung cư cũ nói riêng và cho thị trường BĐS nói chung là một câu hỏi lớn luôn đặt ra cho thị trường BĐS Việt Nam. Câu trả lời khả thi cho câu hỏi này chính là giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường BĐS trong tương lai.
"Phải chăng khi đã mở chính sách cho người nước ngoài sở hữu nhà ở gắn với đất ở thì chúng ta có thể tiếp tục mở chính sách được thế chấp bằng BĐS ở Việt Nam tại các tổ chức tín dụng nước ngoài. Đây là cách duy nhất để tiếp cận vốn trung hạn và dài hạn." - GS Đặng Hùng Võ nói.
Ông cũng cho rằng, cơ chế cho vay tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, người có thu nhập thấp cần được điều chỉnh lại trên nguyên tắc thực hiện các tín dụng nhỏ với sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội. Điều quan trọng là giúp người nghèo cơ hội cải tạo nhà đang ở bằng chính hoàn cảnh sống của họ. Không áp dụng cơ chế "xin - cho" như vẫn hay làm trong thời gian qua.
GS đánh giá, cơ hội phát triển thị 2016 luôn phụ thuộc vào sức hấp dẫn sinh lợi khi đầu tư vào BĐS. Cơ hội này luôn phụ thuộc vào cách thức quản lý rủi ro trên thị trường. Trước hết, phải bảo đảm tính minh bạch của thị trường về thông tin để mỗi người có thể có dự báo riêng cho mình, lựa chọn cách đầu tư theo dự báo của mình. Tiếp theo, những rủi ro về quan hệ tài chính cũng cần được quản lý chặt chẽ, kể cả giao dịch chuyển quyền, giao dịch bảo đảm, giao dịch tài sản hình thành trong tương lai. Quản lý rủi ro tốt là bảo đảm mọi giao dịch trên thị trường đều an toàn, tạo sự hấp dẫn cho thị trường.
Thị trường BĐS Việt Nam đã trải qua giai đoạn đầu gắn với nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang thị trường. Sau giai đoạn trầm lắng và đóng băng, năm 2015 đang mở ra một giai đoạn tiếp theo với triển vọng lớn hơn gắn với tính chuyên nghiệp cao hơn.
"Trước đây cứ bỏ được tiền vào BĐS là nhìn thấy siêu lợi nhuận. Đến nay, khả năng sinh lợi như vậy không tồn tại nữa mà cần có những tính toán chuyên nghiệp hơn. Ví dụ như một nhà đầu tư có thể lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp với dự báo của mình. Có thể chọn một khu đất vàng ở trung tâm Hà Nội hoặc tp. Hồ Chí Minh hay chọn một vùng ven đô mà trong tương lai gần có thể trở thành một trung tâm đô thị mới, hay chọn một tỉnh ở xa có tiềm năng du lịch, v.v. Điều này có nghĩa là thị trường BĐS trong giai đoạn tiếp theo cần tới các nhà quản lý chuyên nghiệp, nhà đầu tư chuyên nghiệp và người tiêu dùng chuyên nghiệp." - GS Đặng Hùng Võ đưa ra lời khuyên.
Theo ông, tất cả các bên tham gia thị trường BĐS đều phải chung tay làm cho các chính sách mở trong Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 được thực thi trên thực tế.
"Ví dụ như chính sách cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gia trực tiếp vào kinh doanh trên thị trường BĐS cần được các bên tham gia thị trường tạo niềm tin cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Sự tham gia này luôn kéo theo nguồn vốn đáng kể tham gia vào tạo tiềm năng vốn cho thị trường."
Ông Võ nhận xét, hệ thống thuế BĐS của Việt Nam đã quá lạc hậu, không tạo cả tăng thu ngân sách từ BĐS để phát triển hạ tầng và dịch vụ công cộng, mà cũng không mang lại hiệu quả quản lý đối với thị trường. "Ví dụ, chúng ta mất rất nhiều sức để cố gắng giải tỏa khu phố cổ Hà Nội nhưng vẫn chưa thể làm được gì. Trên thực tế, chỉ cần đánh thuế cao đối với BĐS tại khu phố cổ là có thể điều chỉnh lại phân bổ dân cư tại đây." - GS Đặng Hùng Võ nói.
Tóm lại, theo GS, năm 2016 là năm tiếp tục mọi thành tựu mà năm 2015 đã đạt được, tuy nhiên, việc phát triển có hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình tái cấu trúc để tăng tính chuyên nghiệp của các nhà quản lý, nhà đầu tư và người tiêu dùng.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Ninh Phước: Nhiều mô hình cho thu nhập trăm triệu đồng/năm
Thứ Năm, tháng 12 31, 2015
doanh nhan
No comments
Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đã có 3 xã (Phước Thái, Phước Sơn, Phước Thuận) được công nhận đạt chuẩn NTM và trở thành địa phương dẫn đầu ở tỉnh Ninh Thuận.
Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả
Ông Nguyễn Hữu Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước cho biết, việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã hình thành nên nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi khá hiệu quả ở Ninh Phước. Có những mô hình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất của người dân Ninh Phước.
Điển hình như mô hình kết hợp sản xuất, sơ chế, tiêu thụ nho an toàn của trang trại hộ ông Ba Mọi. Đây là mô hình theo hướng VietGap, nhằm cung cấp các loại sản phẩm nho ăn tươi, rượu vang nho, mật nho cho thị trường cả nước. Hay như mô hình trồng táo theo hướng VietGap tại xã Phước Sơn; mô hình trồng táo kết hợp với nuôi cừu, dê vỗ béo tại xã Phước Thuận; mô hình trồng rau an toàn tại xã An Hải, mô hình nuôi heo thịt từ 600 – 2.000 con/trại tại xã Phước Vinh...
Một trong những mô hình được bà con nông dân trên địa bàn áp dụng rộng rãi và thành công nhất hiện nay là mô hình trồng lúa “Một phải năm giảm”. Mô hình này đã lan rộng ra trên diện tích 3.437ha. Mô hình cho năng suất bình quân đạt 76 tạ/ha (cá biệt có một số hộ đạt từ 80 – 90 tạ/ha), lợi nhuận so với sản xuất cũ là 7,3 triệu đồng/ha...
Nông dân tích cực tham gia NTM
Theo ông Đức, huyện xác định người dân là chủ thể, nòng cốt trong xây dựng NTM. Các cấp hội, đoàn thể vào cuộc quyết liệt vận động nhân dân đóng góp xây dựng NTM.
Ông Đặng Văn Bình – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ninh Phước cho biết, thời gian qua, phong trào xây dựng NTM ngày càng thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia phát triển sản xuất, thi đua làm kinh tế để thoát nghèo. Qua gần 5 năm thực hiện, Hội đã tham gia nạo vét trên 1.415m kênh mương nội đồng, tu sữa 4.200m đường liên thôn; bê tông hóa đường nội đồng 1.350m.
Theo ông Đức, đến nay, hạ tầng cơ sở, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi… tại Ninh Phước được đầu tư xây dựng đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương... Đặc biệt, các làng nghề truyền thống, như gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân) đã được quan tâm đầu tư, nhờ đó đời sống của người dân tham gia các làng nghề này từng bước ổn định...
Tuy là huyện còn khó khăn, kinh phí còn hạn chế nhưng với nhiều cách làm hay, hiệu quả, Ninh Phước đã tạo nên bước đột phá trong xây dựng NTM. Đặc biệt, gần 5 năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động, huyện đã huy động trên 232,2 tỷ đồng để đầu tư xây dựng NTM.
Hiện nay, huyện đã có 3 xã (Phước Thái, Phước Sơn, Phước Thuận) về đích NTM, các tiêu chí tại các xã còn lại đã được nâng lên đáng kể, bình quân mỗi xã đạt 14,7 tiêu chí, tăng 9,7 tiêu chí so với năm 2011; thu nhập bình quân đầu người cả huyện đạt 24,1 triệu đồng/người/năm. Mục tiêu của Ninh Phước là phấn đấu đến năm 2018 sẽ tiếp tục đưa thêm 5 xã nữa đạt chuẩn NTM.
Ông Nguyễn Hữu Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước cho biết, việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã hình thành nên nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi khá hiệu quả ở Ninh Phước. Có những mô hình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất của người dân Ninh Phước.
Nhờ nuôi dê và cừu mà nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ninh Phước có thu nhập ổn định, đời sống ngày sung túc hơn.
Huyện chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng trên một đơn vị diện tích. Nhiều mô hình kinh tế của bà con nông dân cho hiệu quả và thu nhập nhập khá ổn định.Điển hình như mô hình kết hợp sản xuất, sơ chế, tiêu thụ nho an toàn của trang trại hộ ông Ba Mọi. Đây là mô hình theo hướng VietGap, nhằm cung cấp các loại sản phẩm nho ăn tươi, rượu vang nho, mật nho cho thị trường cả nước. Hay như mô hình trồng táo theo hướng VietGap tại xã Phước Sơn; mô hình trồng táo kết hợp với nuôi cừu, dê vỗ béo tại xã Phước Thuận; mô hình trồng rau an toàn tại xã An Hải, mô hình nuôi heo thịt từ 600 – 2.000 con/trại tại xã Phước Vinh...
Một trong những mô hình được bà con nông dân trên địa bàn áp dụng rộng rãi và thành công nhất hiện nay là mô hình trồng lúa “Một phải năm giảm”. Mô hình này đã lan rộng ra trên diện tích 3.437ha. Mô hình cho năng suất bình quân đạt 76 tạ/ha (cá biệt có một số hộ đạt từ 80 – 90 tạ/ha), lợi nhuận so với sản xuất cũ là 7,3 triệu đồng/ha...
Nông dân tích cực tham gia NTM
Theo ông Đức, huyện xác định người dân là chủ thể, nòng cốt trong xây dựng NTM. Các cấp hội, đoàn thể vào cuộc quyết liệt vận động nhân dân đóng góp xây dựng NTM.
Ông Đặng Văn Bình – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ninh Phước cho biết, thời gian qua, phong trào xây dựng NTM ngày càng thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia phát triển sản xuất, thi đua làm kinh tế để thoát nghèo. Qua gần 5 năm thực hiện, Hội đã tham gia nạo vét trên 1.415m kênh mương nội đồng, tu sữa 4.200m đường liên thôn; bê tông hóa đường nội đồng 1.350m.
Theo ông Đức, đến nay, hạ tầng cơ sở, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi… tại Ninh Phước được đầu tư xây dựng đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương... Đặc biệt, các làng nghề truyền thống, như gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân) đã được quan tâm đầu tư, nhờ đó đời sống của người dân tham gia các làng nghề này từng bước ổn định...
Tuy là huyện còn khó khăn, kinh phí còn hạn chế nhưng với nhiều cách làm hay, hiệu quả, Ninh Phước đã tạo nên bước đột phá trong xây dựng NTM. Đặc biệt, gần 5 năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động, huyện đã huy động trên 232,2 tỷ đồng để đầu tư xây dựng NTM.
Hiện nay, huyện đã có 3 xã (Phước Thái, Phước Sơn, Phước Thuận) về đích NTM, các tiêu chí tại các xã còn lại đã được nâng lên đáng kể, bình quân mỗi xã đạt 14,7 tiêu chí, tăng 9,7 tiêu chí so với năm 2011; thu nhập bình quân đầu người cả huyện đạt 24,1 triệu đồng/người/năm. Mục tiêu của Ninh Phước là phấn đấu đến năm 2018 sẽ tiếp tục đưa thêm 5 xã nữa đạt chuẩn NTM.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Cuối năm, đi 'săn' đất nền giá 'bèo' hơn chung cư
Thứ Năm, tháng 12 31, 2015
doanh nhan
No comments
Những mảnh đất nhỏ, có giá từ 10 - 14 triệu đồng/m2 đang được nhiều người mua nhà cũng như đầu tư lùng mua.
Tuy không diễn ra những đợt "sốt" đất, tăng giá chóng mặt, nhưng thị trường đất nền Hà Nội vẫn là mảnh đất màu mỡ cho những nhà đầu tư nhạy bén.
Theo ghi nhận tại nhiều sàn giao dịch bất động sản, nhu cầu về đất nềnđang tăng lên rõ rệt. Nghiên cứu mới đây của Công ty Savills Việt Nam, cho thấy nguồn cung trên thị trường sơ cấp phân khúc này tại TP.HCM từ đầu năm cho tới quý 3/2015 đã tăng tới 142% so với năm ngoái. Trong khi ở Hà Nội thị trường cũng đang cho thấy sự tăng nhiệt rõ rệt, thời điểm cuối năm có khoảng 5 dự án mới chào hàng cung cấp nguồn cung khoảng 550 căn.
Sau cơn sốt đất vào năm 2010, đến nay giá đất thổ cư tại các vùng ven Hà Nội đã giảm đáng kể, có khu vực giảm giá tới 1/3. Điều đáng nói, dù thị trường bất động sản năm 2015 đã có những chuyển biến tích cực, nhưng giá đất nền, đất thổ cư vẫn gần như chưa có chuyển biến nào đáng kể.
Theo khảo sát của phóng viên báo điện tử VTC News, những khu vực như Yên Nghĩa (Hà Đông), Cự Khối (Long Biên), Đông Anh,...giá đất thổ cư vẫn ở mức khá rẻ.
Đơn cử, 1 mảnh đất rộng 40m2 tại ngõ Độc Lập (Cự Khối, Long Biên) hiện đang được bán với giá 10 triệu đồng/m2. Mảnh đất này khá vuông vắn, đường vào ngõ khá rộng, tuy nhiên khu vực dân cư xung quanh vẫn khá thưa thớt.
Tại khu vực Đông Hội, Đông Anh (sát chân cầu Đông Trù nối liền quận Long Biên và huyện Đông Anh), những mảnh đất diện tích 40-50m2 giao dịch nhanh. Kể từ khi cầu Đông Trù khánh thành vào quý 4/2014, đất thổ cư quanh khu vực này được nhiều người quan tâm hơn do chỉ cách trung tâm hồ Hoàn Kiếm hơn 10km nhưng giá đất khá mềm, chỉ từ 12-17 triệu đồng/m2. So với cuối năm 2014, giá đất ở đây hiện đã tăng từ 1-2 triệu đồng/m2, giao dịch được cải thiện.
Tại quận Long Biên, thị trường đất nền tại khu vực đường Ngọc Thụy trong năm qua giá tăng chóng mặt. Giá đất so với năm 2014 đã tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi với những ô gần mặt đê Ngọc Thụy. Sự tăng giá này tỷ lệ thuận với tiến độ của hệ thống đường đê mới được đầu tư từ cầu Nhật Tân đến cầu Long Biên. Và hiện tại khu vực này gần như không còn đất sổ đỏ chính chủ để bán.
Tại khu vực Thanh Trì, khu vực xã Tứ Hiệp, đất thổ cư đang được giao dịch trên thị trường ở mức 14 – 25 triệu đồng/m2, tùy vị trí ngõ to hay nhỏ. Khu vực thị trấn Văn Điển, Ngọc Hồi thì giá vẫn ở mức 20 đến trên 35 triệu đồng/m2, tùy địa điểm. Mức giá này đã giảm hơn thời gian đất sốt 30%, thậm chí là 50%. Tại khu vực Đông Trạch, Ngũ Hiệp hay khu vực Tả Thanh Oai, nhiều mảnh đất thổ cư có giá bán phổ biến chỉ 14 – 15 triệu đồng/m2, ngang với giá một chung cư ở các dự án nhà xã hội và chung cư thương mại giá rẻ.
Tại đường Lĩnh Nam (Hoàng Mai), khu vực quận Hoàng Mai hiện đang được các nhà đầu tư săn đất, đặc biệt tập trung ở các đường nhỏ gần tuyến vành đai 2.5 hoặc gần các khu dự án lớn như Times City, New Horizon City.
Khu vực Yên Nghĩa (Hà Đông), giá đất cũng được giao dịch từ 15 - 20 triệu đồng/m2. Những lô đất có diện tích nhỏ 30 - 40m2 vẫn được nhiều người tìm mua.
Theo chị Mai Lan (môi giới nhà đất ở Long Biên), đất thổ cư vẫn là lựa chọn thích hợp cho nhiều người. Những lùm xùm tại các khu chung cư khiến nhiều người có xu hướng thích chuyển sang ở nhà đất. Từ nửa năm nay, số lượng khách hàng tìm mua đất nền giá rẻ tăng rất mạnh.
"Nhiều người muốn được xây dựng và thiết kế căn hộ theo ý thích, nên tìm đất nền để xây nhà là lựa chọn thích hợp. Ngoài ra, giá đất nên khá rẻ, chỉ dao động từ 10 - 30 triệu đồng/m2, mức giá rẻ hơn cả chung cư. Vì vậy, nhiều người không ngần ngại lựa chọn", chị Mai Lan cho biết.
Tuy nhiên, theo chị Lan, khách mua nhà đất thổ cư chỉ nên xem và lựa chọn những mảnh đất đã có sổ đỏ chính chủ, không nằm trong diện đã quy hoạch.
Tuy không diễn ra những đợt "sốt" đất, tăng giá chóng mặt, nhưng thị trường đất nền Hà Nội vẫn là mảnh đất màu mỡ cho những nhà đầu tư nhạy bén.
Cuối năm, đi 'săn' đất nền giá 'bèo' hơn chung cư |
Sau cơn sốt đất vào năm 2010, đến nay giá đất thổ cư tại các vùng ven Hà Nội đã giảm đáng kể, có khu vực giảm giá tới 1/3. Điều đáng nói, dù thị trường bất động sản năm 2015 đã có những chuyển biến tích cực, nhưng giá đất nền, đất thổ cư vẫn gần như chưa có chuyển biến nào đáng kể.
Theo khảo sát của phóng viên báo điện tử VTC News, những khu vực như Yên Nghĩa (Hà Đông), Cự Khối (Long Biên), Đông Anh,...giá đất thổ cư vẫn ở mức khá rẻ.
Đơn cử, 1 mảnh đất rộng 40m2 tại ngõ Độc Lập (Cự Khối, Long Biên) hiện đang được bán với giá 10 triệu đồng/m2. Mảnh đất này khá vuông vắn, đường vào ngõ khá rộng, tuy nhiên khu vực dân cư xung quanh vẫn khá thưa thớt.
Tại khu vực Đông Hội, Đông Anh (sát chân cầu Đông Trù nối liền quận Long Biên và huyện Đông Anh), những mảnh đất diện tích 40-50m2 giao dịch nhanh. Kể từ khi cầu Đông Trù khánh thành vào quý 4/2014, đất thổ cư quanh khu vực này được nhiều người quan tâm hơn do chỉ cách trung tâm hồ Hoàn Kiếm hơn 10km nhưng giá đất khá mềm, chỉ từ 12-17 triệu đồng/m2. So với cuối năm 2014, giá đất ở đây hiện đã tăng từ 1-2 triệu đồng/m2, giao dịch được cải thiện.
Tại quận Long Biên, thị trường đất nền tại khu vực đường Ngọc Thụy trong năm qua giá tăng chóng mặt. Giá đất so với năm 2014 đã tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi với những ô gần mặt đê Ngọc Thụy. Sự tăng giá này tỷ lệ thuận với tiến độ của hệ thống đường đê mới được đầu tư từ cầu Nhật Tân đến cầu Long Biên. Và hiện tại khu vực này gần như không còn đất sổ đỏ chính chủ để bán.
Tại khu vực Thanh Trì, khu vực xã Tứ Hiệp, đất thổ cư đang được giao dịch trên thị trường ở mức 14 – 25 triệu đồng/m2, tùy vị trí ngõ to hay nhỏ. Khu vực thị trấn Văn Điển, Ngọc Hồi thì giá vẫn ở mức 20 đến trên 35 triệu đồng/m2, tùy địa điểm. Mức giá này đã giảm hơn thời gian đất sốt 30%, thậm chí là 50%. Tại khu vực Đông Trạch, Ngũ Hiệp hay khu vực Tả Thanh Oai, nhiều mảnh đất thổ cư có giá bán phổ biến chỉ 14 – 15 triệu đồng/m2, ngang với giá một chung cư ở các dự án nhà xã hội và chung cư thương mại giá rẻ.
Tại đường Lĩnh Nam (Hoàng Mai), khu vực quận Hoàng Mai hiện đang được các nhà đầu tư săn đất, đặc biệt tập trung ở các đường nhỏ gần tuyến vành đai 2.5 hoặc gần các khu dự án lớn như Times City, New Horizon City.
Khu vực Yên Nghĩa (Hà Đông), giá đất cũng được giao dịch từ 15 - 20 triệu đồng/m2. Những lô đất có diện tích nhỏ 30 - 40m2 vẫn được nhiều người tìm mua.
Theo chị Mai Lan (môi giới nhà đất ở Long Biên), đất thổ cư vẫn là lựa chọn thích hợp cho nhiều người. Những lùm xùm tại các khu chung cư khiến nhiều người có xu hướng thích chuyển sang ở nhà đất. Từ nửa năm nay, số lượng khách hàng tìm mua đất nền giá rẻ tăng rất mạnh.
"Nhiều người muốn được xây dựng và thiết kế căn hộ theo ý thích, nên tìm đất nền để xây nhà là lựa chọn thích hợp. Ngoài ra, giá đất nên khá rẻ, chỉ dao động từ 10 - 30 triệu đồng/m2, mức giá rẻ hơn cả chung cư. Vì vậy, nhiều người không ngần ngại lựa chọn", chị Mai Lan cho biết.
Tuy nhiên, theo chị Lan, khách mua nhà đất thổ cư chỉ nên xem và lựa chọn những mảnh đất đã có sổ đỏ chính chủ, không nằm trong diện đã quy hoạch.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Lời khuyên cho người trẻ
Thứ Năm, tháng 12 31, 2015
doanh nhan
No comments
Phong trào khởi nghiệp của giới trẻ VN ngày càng phát triển. Sự kiện VN gia nhập AEC cũng khiến họ hào hứng.
Tuy nhiên, theo ông Trần Công Danh, Giám đốc điều hành Công ty Maxlink Education, phải thay đổi tư duy và cách hành xử. Tư duy khởi nghiệp giờ đây không chỉ gói gọn trong nước mà phải là khu vực, xa hơn là những nền kinh tế tiên tiến khác. Người trẻ cần nhìn nhận lại kiến thức, không ngừng trau dồi kinh nghiệm thực tế, áp dụng việc học vào thực tiễn và phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội. Có như vậy mới chủ động trong cuộc chơi hội nhập.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HĐQT Think Big Group, cho rằng người trẻ VN có khả năng tư duy tốt nhưng khả năng làm việc nhóm lại kém và đặc biệt là ngoại ngữ kém nên sẽ hạn chế những cơ hội của bản thân. Trong khi đó, trình độ chuyên môn và sự chuyên nghiệp của lao động trong khu vực ở mặt bằng chung cao hơn VN nên khi hội nhập, muốn có được công việc tốt, thu nhập cao thì cần cải thiện khả năng làm việc, đặc biệt là tiếng Anh và khả năng làm việc nhóm.
Theo ông Mai Văn Thiên, Phó ban Quản lý nguồn nhân lực thuộc Tập đoàn dệt may VN, để không mất việc trên “sân nhà” thì người trẻ VN cần nỗ lực hơn, vì so với các nước, lao động VN còn yếu nhiều kỹ năng. “Nếu chú trọng hơn các kỹ năng xử lý công việc khi gặp khủng hoảng, hoàn thiện nhanh các kỹ năng mềm thì tôi tin người trẻ VN đủ sức cạnh tranh ở sân chơi này”, ông Thiên nói.
Tuy nhiên, theo ông Trần Công Danh, Giám đốc điều hành Công ty Maxlink Education, phải thay đổi tư duy và cách hành xử. Tư duy khởi nghiệp giờ đây không chỉ gói gọn trong nước mà phải là khu vực, xa hơn là những nền kinh tế tiên tiến khác. Người trẻ cần nhìn nhận lại kiến thức, không ngừng trau dồi kinh nghiệm thực tế, áp dụng việc học vào thực tiễn và phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội. Có như vậy mới chủ động trong cuộc chơi hội nhập.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HĐQT Think Big Group, cho rằng người trẻ VN có khả năng tư duy tốt nhưng khả năng làm việc nhóm lại kém và đặc biệt là ngoại ngữ kém nên sẽ hạn chế những cơ hội của bản thân. Trong khi đó, trình độ chuyên môn và sự chuyên nghiệp của lao động trong khu vực ở mặt bằng chung cao hơn VN nên khi hội nhập, muốn có được công việc tốt, thu nhập cao thì cần cải thiện khả năng làm việc, đặc biệt là tiếng Anh và khả năng làm việc nhóm.
Theo ông Mai Văn Thiên, Phó ban Quản lý nguồn nhân lực thuộc Tập đoàn dệt may VN, để không mất việc trên “sân nhà” thì người trẻ VN cần nỗ lực hơn, vì so với các nước, lao động VN còn yếu nhiều kỹ năng. “Nếu chú trọng hơn các kỹ năng xử lý công việc khi gặp khủng hoảng, hoàn thiện nhanh các kỹ năng mềm thì tôi tin người trẻ VN đủ sức cạnh tranh ở sân chơi này”, ông Thiên nói.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Mô hình sở hữu kỳ nghỉ: Không dễ ăn
Thứ Năm, tháng 12 31, 2015
doanh nhan
No comments
Thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2009, tuy nhiên, cho đến giờ cái tên “sở hữu kỳ nghỉ (timeshare)” gần như vẫn còn khá mới mẻ với khách hàng tại Việt Nam.
Không lạ với thế giới
Khu resort Maroma (Mêxico) đẳng cấp thế giới nằm trong hệ thống timeshare.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), đánh giá hình thức timeshare có nhiều ưu điểm. Một trong những ưu thế của sản phẩm này là có thể thông qua một tổ chức trung gian và trao đổi với bất cứ người sở hữu kỳ nghỉ nào trên toàn thế giới. Một thành viên gia nhập câu lạc bộ và sở hữu kỳ nghỉ tại Việt Nam được hưởng những ưu đãi về dịch vụ của hệ thống resort hay khách sạn cao cấp của chính câu lạc bộ đó. Ngoài ra, họ còn có thể trao đổi kỳ nghỉ của mình với các khách sạn, resort khác liên kết với câu lạc bộ trên toàn thế giới với chất lượng dịch vụ tương đương. Thực tế, hình thức timeshare không còn mới mẻ trên thế giới.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản Việt An Hòa, nhận định lợi ích của hình thức timeshare đối với chủ đầu tư resort hay khách sạn cao cấp là họ có một số lượng khách hàng ổn định còn khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí so với hình thức mua quyền từng ngày riêng lẻ.
CEO Việt An Hòa lấy ví dụ, khách hàng bình thường muốn được nghỉ tại resort hay khách sạn cao cấp tại Việt Nam phải mất chi phí 100 USD cho một đêm, tuy nhiên, khách hàng timeshare chỉ mất từ 40-50 USD. Ngoài ra, họ có thể được nghỉ dưỡng ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Bên cạnh đó, theo ông Quang, khách hàng tham gia hệ thống timeshare sẽ được ưu tiên giữ chỗ ngay cả những ngày lễ tết, cuối tuần đông khách; được ưu đãi, giảm giá... Và đặc biệt là được trao đổi, luân chuyển về thời gian, địa điểm với một bất động sản nghỉ dưỡng liên kết khác ở trong và ngoài nước nếu muốn...
Mong muốn nghỉ dưỡng tại một căn hộ hay căn biệt thự sang trọng là mơ ước của rất nhiều người. Tuy vậy thực tế không nhiều gia đình có đủ khả năng tài chính để sở hữu trọn vẹn “ngôi nhà thứ hai” đắt giá đó. Chính những yếu tố trên giúp mô hình timeshare nhận được sự chào đón và hưởng ứng lớn trên thế giới, ông Quang nhận định.
Còn mới ở Việt Nam
Vinpearl Premium Phú Quốc
Tại Việt Nam, công ty phát triển theo hình thức này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Năm 2009, Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (ALMA) khai trương văn phòng đại diện tại TP.HCM. Với hy vọng bước đi nhằm phục vụ nhu cầu phát triển và mở rộng mô hình “sở hữu kỳ nghỉ” đẳng cấp cho du khách Việt này sẽ phát triển tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Trần Khánh Quang đưa ra quan điểm, mô hình timeshare chỉ phù hợp với khách hàng quốc tế vì họ có những điều kiện cần và đủ để tham gia. Trên thế giới hiện có trên 2.000 khu resort theo mô hình sở hữu kỳ nghỉ và tất nhiên những địa điểm này đều thuộc vào diện đẳng cấp 4-5 sao.
Trong khi đó, tại Việt Nam các khu resort và khách sạn 4-5 sao đẳng cấp quốc tế không nhiều. Hơn thế nữa, chủ đầu tư các resort Việt Nam không mặn mà với hình thức timeshare, họ thường chỉ muốn bán cho một người.
Theo ông Phan Công Chánh, Tổng Giám đốc CTCP Tư vấn Đầu tư Phú Vinh, lý do khiến mô hình timeshare chưa thật sự phát triển tại Việt Nam là do kinh tế của nước ta đang gặp nhiều khó khăn.
Ông Chánh cho rằng, mô hình timeshare chỉ phục vụ những đối tượng đặc thù, nói cách khác là giới “lắm tiền nhiều của”, phục vụ những vị khách đam mê du lịch với túi tiền “rủng rỉnh”... Họ có thể bỏ số tiền lớn để mua gói timeshare với thời gian 20-30 năm với mục tiêu du lịch nghỉ dưỡng mà chắc chắn nhóm đối tượng này ở Việt Nam không nhiều.
Ngoài ra, theo ông Chánh những bất động sản trong hệ thống timeshare chỉ nhằm mục tiêu hưởng thụ mà không mang tính sở hữu thì điều này cũng không phù hợp với tâm lý của người Việt.
Hình thức này chỉ có thể phát triển khi các đơn vị kinh doanh chấp nhận bán những gói nhỏ với thời gian ngắn và chi phí thấp thì mới giành được sự quan tâm của khách hàng, ông Chánh phân tích.
Khách hàng muốn sở hữu một biệt thự hay căn hộ tại một khu resort nhưng thường số tiền bỏ ra để mua là quá lớn, họ không thể chi trả. Trong khi đó, về nhu cầu họ có thể chỉ đến đó ở vài tuần, nhiều thì vài tháng mỗi năm, thời gian còn lại, họ bỏ trống nên rất lãng phí.
Lúc này, các đơn vị trung gian tạo ra mô hình timeshare, có thể hiểu là “chia sẻ thời gian sử dụng” hay “cùng sở hữu, cùng kinh doanh”. Với hình thức này, trong thời gian “đi vắng”, chủ sở hữu sẽ giao lại cho chủ đầu tư quản lý và kinh doanh theo hình thức khách sạn, và cùng nhau chia sẻ lợi nhuận thu được sau khi đã trừ đi các chi phí.
Các gói timeshare ra đời dựa trên hình thức này, các công ty trung gian kinh doanh mô hình timeshare sẽ đàm phán cùng các chủ đầu tư biệt thự, resort, khách sạn, sau đó sẽ xây dựng các gói nghỉ dưỡng. Ví dụ, 1 năm 1 người nghỉ 7 ngày tốn 100USD, cứ thế thời gian càng nhiều thì số tiền càng lớn. Có thể hiểu, đây là hình thức giúp cho khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn được sở hữu một không gian sống đẳng cấp trong chuỗi timeshare mà họ tham gia.
Về phí quản lý, nếu các căn hộ đã được chủ đầu tư bán lại cho khách hàng và họ chỉ nghỉ với khoảng thời gian khoảng 30 ngày và số thời gian còn lại họ sẽ giao chủ đầu tư khai thác. Về nguyên tắc, các chủ đầu tư đều thuê đơn vị quản lý và khoản phí quản lý này sẽ được tính theo giá thị trường do đơn vị quản lý yêu cầu. Hợp đồng được ký kết và chi phí này tất nhiên sẽ được chủ đầu tư, khách hàng đã mua căn hộ tính toán để chi trả sao cho hợp lý cả đôi bên.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Vì sao du học sinh khó xin việc khi về nước?
Thứ Năm, tháng 12 31, 2015
doanh nhan
No comments
Đòi hỏi mức lương cao, trình độ chuyên môn không vượt trội so với người được đào tạo trong nước, chuyên ngành học không phù hợp... là những lý do khiến nhiều du học sinh khó tìm việc làm khi về nước.
Lý giải tình trạng nhiều du học sinh về nước khó xin việc, một nhà tuyển dụng ở TP HCM cho biết, hàng năm có khá nhiều du học sinh xin vào công ty ông, tuy nhiên số lượng nhận vào rất ít. Trừ một số chưa đáp ứng công việc, phần đa không chấp nhận làm việc vì yêu cầu mức lương quá cao. "Dù chưa có kinh nghiệm nhưng nhiều du học sinh yêu cầu lương khởi điểm trên 10 triệu đồng một tháng. Trong khi đó mức chi trả lương của thị trường lao động Việt Nam cho người mới ra trường nói chung đều nằm dưới ngưỡng này", ông nói.
Qua tiếp xúc với nhiều du học sinh, nhà tuyển dụng này cho biết nhiều bạn khi về nước thường cho rằng mình giỏi hơn sinh viên trong nước và hiển nhiên phải có mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, ngoài những bạn xuất sắc được các trường đại học lớn trên thế giới cấp học bổng 100% thì phần lớn sinh viên du học chỉ có điểm mạnh về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn không vượt trội so với những bạn được đào tạo trong nước. Nhiều học sinh con nhà giàu có, thậm chí không đậu đại học ở Việt Nam, đã chọn du học để có tấm bằng.
Một lý do quan trọng khác là nhiều ngành như Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ, Xã hội học... đang được nhiều học sinh theo học ở nước ngoài, trong khi nhu cầu lao động những ngành này ở trong nước không nhiều. Còn một số ngành khó như bác sĩ, chế tạo máy, kỹ thuật lại không mấy người học được nên việc du học về khó xin việc ở Việt Nam là chuyện đương nhiên.
"Mức lương khởi điểm không nói lên được điều gì, nếu bạn thực sự có năng lực thì chắc chắn sẽ có cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân", ông này chia sẻ.
Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng cơ hội việc làm giữa du học sinh và sinh viên trong nước là ngang nhau. Ảnh minh họa
Mức lương không phụ thuộc vào bằng trong hay ngoài nước
Là nhà tuyển dụng của Công ty tư vấn xây dựng Artchetype Group - chi nhánh Myanmar, anh David Nam cho biết phần lớn du học sinh khi học ở nước ngoài về thường cho rằng tấm bằng của mình hơn hẳn các bạn trong nước và yêu cầu mức lương cao. Trong khi đó không phải tất cả người du học về đều giỏi và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong nước.
Theo anh Nam, nhà tuyển dụng thường không nhìn vào tấm bằng mà đánh giá lao động qua năng lực thật sự khi làm việc. Với họ, ai có năng lực và trách nhiệm trong công việc sẽ được hưởng lương, phúc lợi cao và ngược lại. Hiện không có công ty nào đề ra quy định hay điều lệ yêu cầu lao động học ở đâu và cũng không có chính sách trả lương cao hơn so với mặt bằng chung cho du học sinh.
"Không ai chi trả cho các bạn một khoản khổng lồ nếu các bạn chỉ có tấm bằng tốt nghiệp từ nước ngoài và nói suông", anh Nam nói và cho biết chi nhánh công ty ở Myanmar mỗi năm nhận vào khoảng 20-30 nhân sự là du học sinh Myanmar đi học ở nước ngoài về. Nhưng khác với du học sinh Việt Nam, người Myanmar có tư tưởng rất thoáng, họ không nhìn vào việc đã đầu tư bao nhiêu tiền du học để đặt gánh nặng lên mức thu nhập của mình khi về nước.
Là du học sinh đi theo diện tự túc, tốt nghiệp đại học, Minh Tuấn ở lại làm việc tại châu Âu và hiện có cuộc sống ổn định. Anh Tuấn cho rằng nhiều du học sinh đang "ảo tưởng sức mạnh của mình". Sự khác biệt giữa học ở nước ngoài và Việt Nam là điều kiện trường lớp, cơ sở vật chất và cách giảng dạy. Mức lương lao động của Việt Nam và nước ngoài cũng khác biệt.
"Nhiều du học sinh thường chê mức lương ở Việt Nam và cho rằng sau tốt nghiệp có thể xin được việc ở nước ngoài với mức lương tính bằng nghìn đôla, nhưng thật ra mức đó không đủ để xoay sở cho cuộc sống ở nước ngoài. Do vậy thu nhập còn phụ thuộc vào mức sống ở mỗi nước, không thể so sánh ngang bằng được", anh Tuấn lý giải.
Theo cựu du học sinh này, nhiều bạn trẻ học ở Việt Nam nhưng có năng lực, năng động vẫn hoàn toàn xin được vào làm việc ở những tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia với mức lương hấp dẫn. "Do vậy học ở đâu không quan trọng, đừng so sánh việc mình đi du học về để đặt nặng vấn đề thu nhập với nhà tuyển dụng", anh Tuấn nhắn nhủ các du học sinh.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317