Phải chi "bôi trơn" nhiều là một trong những lý do khiến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chậm phát triển.
NGUYÊN VŨ
Cứ làm được một đồng thì phải chi cho “bôi trơn”, cho tham nhũng 0,72 đồng, thậm chí có lúc phải chi đến 1,02 đồng thì doanh nghiệp Việt làm sao mà lớn được, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói tại hội thảo vừa được VCCI tổ chức, sáng 29/12.
Nội dung chính của hội thảo liên quan đến kết quả khảo sát thực hành liêm chính trong kinh doanh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực của doanh nghiệp.
Chủ đề bà Lan được ban tổ chức “đặt hàng” là vì sao doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam chậm phát triển.
Câu trả lời cho câu hỏi này có liên quan mật thiết đến vấn đề liêm chính. Bởi theo bà Lan, kết quà điều tra của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy con số rất bức xúc, đó là doanh nghiệp Việt cứ làm ra một đồng lợi nhuận thì phải bỏ ra 0,72 đồng thậm chí có trường hợp phải bỏ ra đến 1,02 đồng để chi cho “bôi trơn”, cho tham nhũng.
Làm ra bao nhiêu thì bị “bóc” với một số lớn không kém thì doanh nghiệp nhỏ và vừa cứ nhỏ đi, không thể lớn lên được là phải thôi, bà Lan nhấn mạnh.
Một con số nữa, theo vị chuyên gia này cũng đang là rào cản rất lớn cho cạnh tranh, khi cũng theo kết quả điều tra của WB thì thuế và phí đang chiếm tới 40,8% lợi nhuận của doanh nghiệp,
“Ban đầu có nhiều người không tin nhưng sau đó trong cuộc họp hội đồng cạnh tranh tôi đã đặt câu hỏi và thứ trưởng Bộ Tài chính thừa nhận con số trên là đúng”, bà Lan nói.
Bên cạnh hai con số trên, phần trình bày của nữ chuyên gia còn đề cập không ít cản trở khiến cho doanh nghiệp Việt đa phần là siêu nhỏ , rất ít có cơ hội vươn vai mà còn có nhiều nguy cơ thành nhỏ li ti.
Trước tiên, nói về điều kiện khởi nghiệp thì chương trình giáo dục bậc phổ thông không có nội dung khuyến khích phát triển tinh thần kinh doanh cho học sinh
Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chưa phát triển tương xứng. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các hoạt động kinh doanh.
Hệ thống các giải pháp chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn tản mát, quy mô chưa đủ lớn, thiếu trọng tâm, thiếu nhất queen
Cản trở tiếp theo là các thể chế hỗ trợ thị trường hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghệp phải chịu nhiều áp lực của thủ tục hành chính phức tạp, tốn kém; chưa bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực; hành lang pháp lý kém an toàn
Các hiệp hội doanh nghiệp chưa có hành lang pháp lý hoạt động nên chưa phát huy được vai trò trợ giúp, bảo vệ doanh nghiệp.
Trong những cản trở liên quan đến hiệu ứng lan toả, bà Lan cho rằng quá trình sản xuất của các doanh nghiệp Việt ít gắn kết vào chuỗi giá trị. Hợp tác kinh doanh ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở khâu tiếp thị bán hàng (29,5%) và trong khâu sản xuất hàng hóa và dịch vụ (24,8%). Khâu phát triển sản phẩm mới ít có sự hợp tác nhất.
Mối liên kết ngược và liên kết xuôi hạn chế, không tạo được hiệu ứng lan toả của các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp Việt. Tỷ lệ các sản phẩm được mua từ các nhà chế biến chế tạo trong nước chỉ chiếm khoảng 26,6% tổng giá trị đầu vào của doanh nghiệp FDI, bà Lan phân tích.
Điều được nữ chuyên gia nhấn mạnh là chính vì quy mô nhỏ nên chỉ có 36% doanh nghiệp Việt tham gia vào mạng lưới sản xuất (bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp), so với 60% ở Malaysia, Thái Lan.
Chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu so với 30% của Thái Lan, 46% của Malaysia. Điều này khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam ít có khả năng được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của FDI qua chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất.
Tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng kim ngạch xuất khẩu luôn thấp hơn doanh nghiệp lớn: ở Việt Namchỉ 16,8% so với 83,2 %; ở các nước khác là 23% so với 77%, bà Lan so sánh.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét