Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, mục tiêu của Bộ NNPTNT là từ nay tới năm 2020 sẽ chuyển đổi 700.000ha đất lúa sang trồng các loại rau màu, trong đó ưu tiên số 1 là cây ngô.
Thưa ông, sau 2 năm thực hiện Quyết định số 580 (QĐ 580) của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xin ông cho biết khái quát những kết quả đã đạt được?
Theo báo cáo của các địa phương, mục tiêu giảm 200.000ha tới năm 2020 ở khu vực ĐBSCL đến nay cơ bản đã đạt được. Trong đó, ĐBSCL chủ yếu là chuyển đổi sang cây ngô. Tuy nhiên, hiện cây ngô vẫn chưa đạt được mục tiêu là nâng cao giá trị và thu nhập cho người nông dân.
Ngoài ĐBSCL, mục tiêu của bộ sẽ chuyển đổi có cấu cây trồng trên địa bàn cả nước với diện tích là bao nhiêu ha đến năm 2020?
- Hiện nay, không chỉ riêng ĐBSCL mà trên địa bàn cả nước diện tích lúa còn lớn, một số nơi không thuận lợi cho sản xuất lúa, như miền Trung hạn hán rất nặng nề, hoặc miền núi phía Bắc, sản xuất lúa phụ thuộc vào thời tiết… nên rõ ràng là các khu vực này cần phải chuyển đổi.
Để đảm bảo lợi thế theo các vùng sinh thái, hiện Cục Trồng trọt đã tham mưu cho Bộ NNPTNT tiếp tục chuyển đổi đất lúa trên địa bàn cả nước với mục tiêu từ nay đến 2020 là 700.000ha. Tôi cho rằng, mục tiêu chuyển đổi diện tích đất lúa như trên là hoàn toàn có thể đạt được đến năm 2020, nhưng quan trọng là chuyển sang cây trồng gì và hiệu quả có cao hơn lúa hay không thì Bộ NNPTNT và các địa phương cũng đang điều chỉnh lại trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Để định hướng cho các địa phương khi chuyển đổi đất lúa, Bộ NNPTNT có ưu tiên cây trồng cụ thể nào không?
- Hiện nay, mục tiêu chuyển đổi của Bộ đưa ra là ưu tiên số 1 cho cây ngô, tiếp đến mới tới các cây đậu, đỗ, rau mầu khác. Lý do là vì ngô được tính vào sản lượng lương thực, nên khi giảm diện tích lúa thì ngô vẫn tính vào cơ cấu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Mặt khác, hiện mỗi năm chúng ta cũng phải bỏ ra một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu trên 3 triệu tấn ngô cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là khi chuyển đổi sang cây ngô vẫn chưa giúp cho người dân có thu nhập cao hơn đáng kể so với cây lúa. Nguyên nhân là sản xuất ngô trong nước không đáp ứng được yêu cầu, kể cả giá thành và chất lượng nên doanh nghiệp vẫn không thu mua mà thay vào đó lựa chọn sản phẩm ngô nhập khẩu.
Để giải quyết bài toán chuyển đổi đất lúa thành công, Bộ NNPTNT sẽ có những giải pháp và định hướng gì cho người dân trong thời gian tới?
- Giải pháp trước mắt mà ngành trồng trọt đưa ra là cần tăng diện tích cây ngô có năng suất cao, chất lượng tốt. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh giống ngô biến đổi gen. Hiện giống ngô biến đổi gen có nhiều ưu điểm như hạn chế sâu đục thân, hạn chế thuốc trừ cỏ, đưa giống biến đổi gen vào trồng sẽ làm tăng sản lượng, giảm chi phí, giảm giá thành đầu vào… Và theo nghiên cứu mới nhất thì cây ngô biến đổi gen giúp cho người dân tăng thu nhập cao hơn khoảng từ 8 -15 triệu đồng mỗi ha và có thể tiếp tục tăng thêm.
Hiện nay, Cục Trồng trọt đã công nhận được 14 giống ngô biến đổi gen để đưa vào sản xuất. Năm 2016, mục tiêu của Cục Trồng trọt là sẽ đưa diện tích gieo trồng giống ngô biến đổi gen lên 40.000ha, và đến năm 2020 là 300.000 – 350.000ha, chiếm 20% diện tích ngô của cả nước.
Tuy nhiên, cái khó là dư luận xã hội vẫn còn băn khoăn với giống ngô biến đổi gen. Tôi có thể khẳng định, về cơ sở pháp lý đã đầy đủ, Bộ TNMT, Bộ NNPTNT đã công nhận và cho phép thương mại hóa cây ngô biến đổi gen ở nước ta. Còn trên thế giới cũng chỉ phỏng đoán chưa có căn cứ nào nói cây ngô biến đổi gen có tác dụng phụ nào cả nên chúng ta có thể yên tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật này của nhân loại.
Xin cảm ơn ông!
Ruộng trồng khảo nghiệm ngô biến đổi gen ở Lào Cai. Ảnh: VIETQ
- Theo QĐ 580 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu là chuyển đổi hơn 200.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), qua đó cũng để giảm sức ép về lương thực. Bởi thực tế, hiện chúng ta đang dư thừa 7-8 triệu tấn lương thực mỗi năm dành cho xuất khẩu. Trường hợp không xuất khẩu được sẽ tạo sức ép rất lớn đối với tiêu thụ nông sản cho người dân.Theo báo cáo của các địa phương, mục tiêu giảm 200.000ha tới năm 2020 ở khu vực ĐBSCL đến nay cơ bản đã đạt được. Trong đó, ĐBSCL chủ yếu là chuyển đổi sang cây ngô. Tuy nhiên, hiện cây ngô vẫn chưa đạt được mục tiêu là nâng cao giá trị và thu nhập cho người nông dân.
Ngoài ĐBSCL, mục tiêu của bộ sẽ chuyển đổi có cấu cây trồng trên địa bàn cả nước với diện tích là bao nhiêu ha đến năm 2020?
- Hiện nay, không chỉ riêng ĐBSCL mà trên địa bàn cả nước diện tích lúa còn lớn, một số nơi không thuận lợi cho sản xuất lúa, như miền Trung hạn hán rất nặng nề, hoặc miền núi phía Bắc, sản xuất lúa phụ thuộc vào thời tiết… nên rõ ràng là các khu vực này cần phải chuyển đổi.
Để đảm bảo lợi thế theo các vùng sinh thái, hiện Cục Trồng trọt đã tham mưu cho Bộ NNPTNT tiếp tục chuyển đổi đất lúa trên địa bàn cả nước với mục tiêu từ nay đến 2020 là 700.000ha. Tôi cho rằng, mục tiêu chuyển đổi diện tích đất lúa như trên là hoàn toàn có thể đạt được đến năm 2020, nhưng quan trọng là chuyển sang cây trồng gì và hiệu quả có cao hơn lúa hay không thì Bộ NNPTNT và các địa phương cũng đang điều chỉnh lại trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Để định hướng cho các địa phương khi chuyển đổi đất lúa, Bộ NNPTNT có ưu tiên cây trồng cụ thể nào không?
- Hiện nay, mục tiêu chuyển đổi của Bộ đưa ra là ưu tiên số 1 cho cây ngô, tiếp đến mới tới các cây đậu, đỗ, rau mầu khác. Lý do là vì ngô được tính vào sản lượng lương thực, nên khi giảm diện tích lúa thì ngô vẫn tính vào cơ cấu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Mặt khác, hiện mỗi năm chúng ta cũng phải bỏ ra một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu trên 3 triệu tấn ngô cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là khi chuyển đổi sang cây ngô vẫn chưa giúp cho người dân có thu nhập cao hơn đáng kể so với cây lúa. Nguyên nhân là sản xuất ngô trong nước không đáp ứng được yêu cầu, kể cả giá thành và chất lượng nên doanh nghiệp vẫn không thu mua mà thay vào đó lựa chọn sản phẩm ngô nhập khẩu.
Để giải quyết bài toán chuyển đổi đất lúa thành công, Bộ NNPTNT sẽ có những giải pháp và định hướng gì cho người dân trong thời gian tới?
" Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang cây ngô biến đổi gen thành công, tôi cho rằng cần có giải pháp đồng bộ, không chỉ có giống tốt rồi mà còn cả quy trình canh tác tốt và có chế biến, bảo quản tốt đi kèm để vừa hạ giá thành đầu vào và đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm cho ngô thì mới thành công được”. Ông Ma Quang Trung |
- Giải pháp trước mắt mà ngành trồng trọt đưa ra là cần tăng diện tích cây ngô có năng suất cao, chất lượng tốt. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh giống ngô biến đổi gen. Hiện giống ngô biến đổi gen có nhiều ưu điểm như hạn chế sâu đục thân, hạn chế thuốc trừ cỏ, đưa giống biến đổi gen vào trồng sẽ làm tăng sản lượng, giảm chi phí, giảm giá thành đầu vào… Và theo nghiên cứu mới nhất thì cây ngô biến đổi gen giúp cho người dân tăng thu nhập cao hơn khoảng từ 8 -15 triệu đồng mỗi ha và có thể tiếp tục tăng thêm.
Hiện nay, Cục Trồng trọt đã công nhận được 14 giống ngô biến đổi gen để đưa vào sản xuất. Năm 2016, mục tiêu của Cục Trồng trọt là sẽ đưa diện tích gieo trồng giống ngô biến đổi gen lên 40.000ha, và đến năm 2020 là 300.000 – 350.000ha, chiếm 20% diện tích ngô của cả nước.
Tuy nhiên, cái khó là dư luận xã hội vẫn còn băn khoăn với giống ngô biến đổi gen. Tôi có thể khẳng định, về cơ sở pháp lý đã đầy đủ, Bộ TNMT, Bộ NNPTNT đã công nhận và cho phép thương mại hóa cây ngô biến đổi gen ở nước ta. Còn trên thế giới cũng chỉ phỏng đoán chưa có căn cứ nào nói cây ngô biến đổi gen có tác dụng phụ nào cả nên chúng ta có thể yên tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật này của nhân loại.
Xin cảm ơn ông!
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét