Theo các chuyên gia, khi CPI giữ ở mức thấp và ổn định, tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và tạo điều kiện cho giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ các chi phí theo giá thị trường.
CPI tăng thấp...
Việc CPI năm nay tăng thấp ở mức kỷ lục như vậy đã vượt qua mọi dự đoán của các chuyên gia ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, xét diễn biến của CPI qua các tháng và so sánh với một số năm gần đây có thể thấy CPI tăng thấp là điều có thể hiểu được trong bối cảnh các mặt hàng do nhà nước quản lý như dịch vụ y tế - vốn là tác nhân tăng giá mạnh mẽ trong một số năm trở lại đây, chỉ tăng 1,82% trong năm nay, đóng góp 0,07% vào chỉ số chung và giá điện điều chỉnh tăng 7,5% cũng chỉ tác động đến CPI khoảng 0,19%.
Học phí các cấp cũng chỉ tăng ở một số địa phương khiến chỉ số giá nhóm giáo dục năm 2015 chỉ đạt mức 2,54%, đóng góp vào CPI chung 0,12%. Đồng thời, nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, ngoài ra sản lượng lương thực của thế giới tăng cùng với sự cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Ấn Độ nên việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn do đó, giá lương thực luôn ở mức thấp hơn các nước khác.
Một yếu tố quan trọng khác khiến CPI năm nay tăng thấp là do giá dầu thô thế giới giảm mạnh, chạm đáy trong 11 năm qua đã tác động trực tiếp và gián tiếp khiến nhiều nhóm hàng trong rổ hàng hóa tính CPI giảm mạnh. Theo tính toán Tổng cục Thống kê, tổng tác động từ sự giảm giá của dầu thô góp phần giảm CPI chung 0,9%.
Ngoài ra, một yếu tố cần được nhắc đến là nhu cầu tiêu dùng của người dân chưa thực sự tăng cao. Sau thời kỳ giá cả tăng mạnh, có năm lên đến gần 20%, trong khi thu nhập của đại đa số người dân không tăng kịp tương ứng đã khiến người dân chi tiêu thận trọng hơn, có tính toán hơn các năm trước.
... nhưng kinh tế tăng trưởng tốt
Mặc dù Việt Nam có CPI thấp nhất trong 14 năm qua nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng tốt, đó là thành công của nền kinh tế. Báo cáo 6 tháng năm 2015 cho thấy GDP nước ta đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua 6,58%). Điều này chứng tỏ nền kinh tế đã có sự vận hành tốt, khi lạm phát thấp mà vẫn tăng trưởng tốt.
Theo phó Vụ trưởng Vụ Thống kê - Tổng cục Thống kê Đỗ Thị Ngọc, nguyên nhân khiến lạm phát giảm nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng tốt là do mức giá trong nước mặt bằng thấp hơn giá thế giới, giá xăng dầu được điều chỉnh theo giá thế giới.
Đặc biệt, các doanh nghiệp FDI đóng góp rất lớn đến tăng trưởng khi xuất khẩu của khối này chiếm gần 70% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu. Doanh nghiệp FDI xuất khẩu không tạo áp lực lên giá cả trong nước.
Ngoài ra, một yếu tố khiến lạm phát thấp nhưng tăng trưởng cao là do chi phí đầu vào giảm do xăng giảm góp phần hạ giá thành sản phẩm, theo đó thúc đẩy tăng trưởng. Cùng với đó là sự điều hành giá cả của Chính phủ tốt, có chỉ đạo giúp ổn định giá cả trên từng địa bàn, nhất là dịp giáp Tết có chương trình bình ổn giá cả nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, không phải cứ lạm phát cao là có tăng trưởng. Với mức lạm phát thấp kỷ lục trong 14 năm gần đây mà nền kinh tế vẫn tăng trưởng tốt cho thấy chất lượng tăng trưởng năm 2015 đã được khẳng định qua các yếu tố vĩ mô, không liên quan nhiều đến yếu tố giá.
Việc giá giảm chỉ là một yếu tố thúc đẩy các nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất và sức mua của nền kinh tế. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm khẳng định, với việc giá các mặt hàng ổn định, chi phí sản xuất thấp, lạm phát ở mức thấp như hiện nay cho thấy nền kinh tế của chúng ta đang phát triển bền vững.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét