Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Ba kịch bản cho kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng cao, trung bình và thấp là ba kịch bản tăng trưởng trong giai đoạn trung hạn 2016 - 2020 của nền kinh tế Việt Nam vừa được Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) đưa ra.

    Ba kịch bản cho kinh tế Việt Nam
    Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6,63%. Ảnh: TQ
    Với kịch bản tăng trưởng cao, theo TS. Đặng Đức Anh - NCIF, ít khả năng xảy ra, nhưng cũng có thể đạt được nếu nền kinh tế đạt được những kỳ vọng như kịch bản trung bình, song tiến trình cải cách cũng như chuyển đổi nền kinh tế phải được diễn ra mạnh mẽ hơn. Những nguy cơ đe dọa nền kinh tế như nợ công hay rủi ro hệ thống tài chính được giải quyết triệt để và có những thành tích bước đầu. Với nền tảng tích cực này, không những nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng và ổn định cao hơn, mà còn có thể duy trì được sự phát triển bền vững, tạo tiền đề cho những giai đoạn kế hoạch 5 năm tiếp theo.
    Theo TS. Đặng Đức Anh, trong điều kiện khả quan hơn, kịch bản tăng trưởng kinh tế cao được đưa ra với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn giai đoạn được dự đoán ở mức từ 7 - 7,02%, với chỉ số lạm phát tương ứng được kiểm soát ở mức 6,1%. Dự báo tốc độ tăng xuất khẩu đạt 14,68%, với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 151,13 tỷ USD, trong khi tốc độ tăng nhập khẩu đạt 16,71%, tổng kim ngạch nhập khẩu dự báo ở mức xấp xỉ 156,5%, cán cân thương mại vẫn thiên về nhập siêu. Dự báo tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng đạt 7,29%, trong đó tiêu dùng tư nhân tăng tương ứng 7,27%.
    Kịch bản trung bình, cũng là kịch bản chủ đạo, với nhiều khả năng xảy ra nhất. Trong đó giả thiết tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục ổn định ở mức trung bình 4%. Tốc độ tăng đầu tư trung bình giai đoạn tăng 7%. Dự báo tốc độ tăng xuất khẩu đạt 10%, trong khi tốc độ tăng nhập khẩu đạt 12,5%, cán cân thương mại vẫn chủ yếu là nhập siêu.
    Kịch bản thấp, tuy không nhiều khả năng nhưng vẫn có thể xảy ra nếu nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển như mô hình kinh tế cũ, những rủi ro về hệ thống tài chính và nợ công ngày một lớn, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng dựa vào tăng quy mô vốn và không khống chế được nhập siêu.
    Với ba kịch bản này, theo TS. Nguyễn Quốc Việt, Trưởng Khoa Kinh tế phát triển (ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội), có 3 thách thức lớn cần phải vượt qua. Đó là phải thay đổi mục tiêu tăng trưởng cao, chấp nhận tăng trưởng bền vững; thay đổi đối tượng hưởng lợi (hiện nay đang là những người liên quan đến phân bổ nguồn lực gắn với thể chế đang hiện hữu) và thay đổi ưu đãi trong đầu tư (lĩnh vực công nghiệp đang được hưởng nhiều ưu đãi sẽ không được nhận thêm ưu đãi nữa).
    Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, TS. Phan Đức Hiếu cho rằng, một trong những giải pháp tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới là phải vượt qua được tư duy “năng lực quản lý đến đâu thì mở đến đó” và thay bằng tư duy “năng lực quản lý phải được xây dựng để phù hợp và thúc đẩy sự phát triển của đất nước”.
    Đồng quan điểm, TS. Đặng Đức Anh cho rằng thời gian tới, cần tiếp tục củng cố và duy trì ổn định vĩ mô, đảm bảo sự bền vững của cán cân ngân sách. Đồng thời, nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư công, thúc đẩy mạnh mẽ hơn đầu tư tư nhân, đặc biệt là đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia để hội nhập quốc tế.


    NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
    NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
    Gọi cho chúng tôi 0902233317

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     
    Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons