Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Hòa Bình: Vị "đắng" mía tím

Ông Bùi Văn Chủng, Chủ tịch UBND xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn cho biết: Vụ mía năm 2015 - 2016, toàn xã có gần 200 ha mía tím, các xã lân cận như: Ân Nghĩa, Tân Mỹ có khoảng 150 ha. Ngoài ra, các xã Đa Phúc, Lạc Thịnh, thị trấn Hàng Trạm, Yên Lạc (huyện Yên Thủy) cũng có trên 200 ha mía tím.

    Hòa Bình: Vị "đắng" mía tím
    Buổi sáng, mía tím đổ về chợ mía Yên Nghiệp
    Vụ mía năm 2014 - 2015, mía tím bị mất giá. Cây to, dóng đẹp chỉ bán được 3.000 - 4.000 đồng/cây. Cây vừa, giá 2.000 đồng/cây. Loại mía xấu, trước đây vẫn bán với giá 1.000 - 2.000 đồng/cây, nay chặt bỏ cho trâu bò ăn. 
    Vụ mía năm nay (2015 - 2016) đang thu hoạch rộ, mía năm nay năng xuất cao, cây đẹp, ngọt đậm. Nhưng, lại mất giá hơn vụ trước. Tại "chợ mía" ở ngã ba đường Hồ Chí Minh: Vụ Bản - Hàng Trạm - Cúc Phương, giá một cây mía to, đẹp chỉ bán được 3.000 - 3.500 đồng, cây bình thường giá 2.000 - 2.500 đồng/cây.
    Mía tím, đầu vào ha, đầu ra từng bó
    Vụ mía năm 2013 - 2014 trở về trước, một cây mía tím có giá 7.000 - 8.000 đồng, loại trung bình cũng bán được 4.000 - 5.000 đồng/cây. Vào cuối tháng 9, đầu tháng 10, khách hàng từ Hà Nội, Nho Quan, Hải Phòng lên đặt "cọc" cả ha mía. Buổi sáng ô tô đậu tràn hai bên đường "đón" mía. Thực tế, với giá trên, 1ha mía tím, trừ chi phí, người nông dân thu lãi từ 100 - 150 triệu đồng. Vì vậy, xã Yên Nghiệp và các xã khác đã đưa cây mía trở thành cây chủ lực trong cơ cấu kinh tế và là cây mũi nhọn trong giảm nghèo, làm giàu. 
    Hai năm nay, cây mía tím bị mất giá, người nông dân đã cảm nhận được vị "đắng" của mía tím. Tuy nhiên, mất giá nhưng nếu chăm sóc tốt, tiêu thụ được hết thì 1ha cũng cho lãi 20 - 30 triệu đồng. Tiếc rằng, ở vùng đất mía tím này lại đang lâm vào cảnh "trăm người bán, một người mua".
    Một người mua, mấy chục người bán vây quanh
    Các xã Phú Cường, Phú Vinh, Trung Hòa, Phong Phú (Tân Lạc) và xã Thu Phong, Nam Phong, Dũng Phong (Cao Phong) nằm trên quốc lộ 6, thị trường rộng, thuận tiện cho việc tiêu thụ mía tím, nhưng cũng bí tắc "đầu ra", giá bị rớt mạnh. Thay cho việc bán trọn vườn, khách mua cả xe ô tô, nay người trồng mía phải bán từng bó 10 cây, 5 cây/bó, thậm chí bán lẻ từng cây. Không ít chủ vườn mía phải tiện cây mía ra thành từng dóng, bó lại để bán.
    Bác Bùi Văn Trọng, xóm Lũy, xã Phong Phú (Tân Lạc) phải dựng lều, làm sạp ngay bên quốc lộ 6, ăn, ngủ tại lều để bán mía. Ông Trọng than phiền: Trồng cả ha mía, trên dưới 40 vạn cây mà bán từng bó, từng cây thì bao giờ hết vườn mía. Trước thu tiền cục, nay nhặt từng đồng. Chỉ tay vào dãy lều, sạp mía bên đường, ông Trọng thở dài, nói: Anh xem, mía cả dãy như thế mà có mấy người mua đâu.
    Vùng mía tím Phú Vinh , Phú Cường (Tân Lạc) phải bán lẻ từng bó bó mía
    Đi, đến các địa phương trồng nhiều mía tím như Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, tiếp xúc với người nông dân trồng mía tím có thể nói, trồng mía tím không lỗ, nhưng không lãi nhiều như trước đây. Gọi là "lấy công làm lãi". 
    Một thực tế đã bộc lộ rõ, đó là: Mía tìm ở Hòa Bình, cung đã vượt xa cầu. Nếu không có quy hoạch, định hướng cụ thể cho cây mía tím sát với nhu cầu của thị trường, thì cây mía tím bị mất giá, khó tiêu thụ sẽ còn tiếp diễn.

    NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
    NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
    Gọi cho chúng tôi 0902233317

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

     
    Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons