Tình trạng đầu tư xây dựng quảng trường, trung tâm hội nghị, nhà văn hóa, cảng biển của một số địa phương vượt quá nhu cầu cần thiết, chưa phù hợp với thực tiễn, gây lãng phí.
Đây là thông tin tại báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2014 vừa được Chính phủ hoàn thành.
Nhiều nhất là đất
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
|
Trong đó, tài sản là quyền sử dụng đất: 692.372,26 tỷ đồng, tài sản là nhà: 240.641,96 tỷ đồng, tài sản là ôtô: 20.623,27 tỷ đồng.
Tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/một đơn vị tài sản: 45.911,83 tỷ đồng; tài sản khác có nguyên giá dưới 500 triệu đồng của các dự án sử dụng vốn Nhà nước: 142,76 tỷ đồng.
Phân theo cấp quản lý thì tài sản Nhà nước thuộc các bộ, cơ quan trung ương quản lý là 263.440,20 tỷ đồng, 26,35% về giá trị và 12,44% về số lượng còn tài sản Nhà nước thuộc địa phương quản lý là 736.251,88 tỷ đồng chiếm 73,65% về giá trị và 87,56% về số lượng.
Sử dụng nhiều tài sản Nhà nước nhất là khối các đơn vị sự nghiệp, chiếm tới chiếm 63,82% tổng số hiện vật và 69,08% tổng giá trị.
Cụ thể hơn là 2.284,48 triệu m2 đất, chiếm 92,36%, cùng 92,50 triệu m2 nhà, chiếm 72,87% đang do khối này quản lý, sử dụng.
Riêng về ôtô, khối cơ quan Nhà nước quản lý, sử dụng 16.482 chiếc, chiếm 44,67% còn khối đơn vị sự nghiệp quản lý, sử dụng 15.651 chiếc, chiếm 42,42%.
Tổng giá trị tài sản Nhà nước (theo nguyên giá) tăng trong năm 2014 là 26.481,18 tỷ đồng, giảm trong năm 2014 là 3.069,25 tỷ đồng, Chính phủ nêu biến động.
Với số xe ôtô công tăng (mua mới, tiếp nhận) là 1.142 chiếc với tổng nguyên giá 1.046,52 tỷ đồng trong năm qua, tổng số xe ô tô công hiện có 36.897 chiếc với tổng nguyên giá 20.623,27 tỷ đồng chiếm 2,07% tổng giá trị tài sản Nhà nước, báo cáo thông tin chi tiết hơn.
Theo đánh giá của Chính phủ, việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực, quy trình xử lý tài sản được quy định chặt chẽ, đảm bảo công khai, minh bạch, thẩm quyền quyết định xử lý tài sản rõ ràng, tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước được đẩy nhanh.
Đến hết tháng 12/2014, các bộ, ngành, địa phương đã đề xuất phương án xử lý nhà đất đối với 153.279 cơ sở nhà đất, với tổng diện tích khoảng 2.970,5 triệu m2 đất và 136 triệu m2 nhà.
Tổng số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất của các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và các địa phương trên phạm vi cả nước là trên 33 ngàn tỷ đồng, báo cáo nêu rõ.
Thiếu tiền vẫn muốn đầu tư
Bên cạnh nhiều mặt tích cực, Chính phủ cũng chỉ ra không ít hạn chế, và cho rằng việc sử dụng tài sản công ở một số nơi còn lãng phí, không đạt được mục tiêu đầu tư đặt ra.
Tình trạng đầu tư xây dựng quảng trường, trung tâm hội nghị, nhà văn hóa, cảng biển của một số địa phương vượt quá nhu cầu cần thiết, tần suất sử dụng thấp, kinh phí bảo dưỡng, duy trì lớn trong khi ngân sách Nhà nước đang rất khó khăn, chưa phù hợp với thực tiễn, gây lãng phí, Chính phủ lo ngại.
Hạn chế tiếp theo được nêu tại báo cáo là công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị năm 2014 không có nhiều chuyển biến.
Việc tổ chức thực hiện phương án xử lý sau khi được phê duyệt cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là phương án bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Theo Nguyễn Lê
VnEconomy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét