Hạ nhiệt điểm nóng
Một báo cáo giám sát cải cách theo Nghị quyết 19 ở 2 lĩnh vực hải quan và thuê tiếp tục được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 12/12.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI bày tỏ, nhìn lại vài năm trước đây, thuế và hải quan là 2 lĩnh vực gần như đội sổ trong ASEAN về xếp hạng cải thiện môi trường kinh doanh. Ví dụ như thời gian nộp thuế phải mất tới 872 giờ. Đây cũng chính là những điểm nóng nhất môi trường kinh doanh ở ta, cùng với đất đai- xây dựng.
Tuy nhiên, qua nhiều cuộc khảo sát, góc nhìn của doanh nghiệp về hai lĩnh vực này cũng đã cải thiện.
Kết quả giám sát điều tra từ 180 hiệp hội và liên minh hợp tác xã do ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI công bố, cho hay, tỷ lệ DN cho biết về hiện tượng tiêu cực trong 2 ngành này đã còn rất ít, chỉ chiếm 2% đối với hải quan và 3% đối với thuế.
Sự chuyển biến lớn nhất phải kể đến là iếp cận thông tin các chính sách thuế, hải quan đã dễ dàng hơn nhiều, như 70% hiệp hội, liên minh HTX cho rằng, thông tin về thuế rất sẵn có, dễ tìm, hay 75% hài lòng khi tìm được thông tin cần có về hải quan trong các website.
Bên cạnh đó, "tác phong phục vụ của cán bộ thuế được đánh giá khá tích cực khi 28% đơn vị đánh giá ở mức tốt và 55% đơn vị đánh giá ở mức khá. Ở hải quan, sự am hiểu chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cũng nhận được tỷ lệ đánh giá là tốt với 10-15% và 40-50% là khá", ông Đậu Anh Tuấn cho hay.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, lãnh đạo Bộ Tài chính đã nhiều lần mời DN đến tham vấn trực tiếp, bóc tách từng điều trong từng Thông tư để hỏi DN nên sửa như thế nào...".
"Những điểm cải cách trong thủ tục thuế, hải quan hiện nay thực ra là trên cơ sở ý nguyện của cộng đồng doanh nghiệp. Có thể coi, hình thức PPP (hợp tác công-tư) trong làm chính sách là tốt nhất để tạo ra sự bứt phá về cải cách", ông Lộc nói.
Cải cách nhiều vẫn bị kêu ca nhiều
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính chia sẻ, qua kết quả giám sát, chúng tôi nhận thấy có 2 điểm thách thức lớn nhất cần phải tháo gỡ.
Thứ nhất đối với thủ tục hải quan, chi phí và thời gian thông quan cho DN còn khó khăn. Hiện nay, kiểm tra chất lượng tiêu chuẩn của hàng hoá có vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn. Số lượng DN trong hoạt động xuất nhập khẩu phải kiểm tra là 35% trong khi tiêu chuẩn của thế giới là dưới 10%. Rõ ràng, chi phí, thời gian quá lớn làm tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
"Đối với thủ tục thuế, thách thức nhất là công tác thanh tra, kiểm tra, tới đây phải tập trung vào rủi ro. Đặc biệt là công tác hoàn thuế phải làm sao để nhanh, kịp thời hơn nữa", ông Tuấn nhấn mạnh.
Ông Vũ Tiến Lộc cho biết thêm, khảo sát cho thấy mới chỉ có 20% các đơn vị cho rằng công chức 2 ngành này đã lắng nghe ý kiến của khách hàng tận tình khi giải quyết thủ tục hành chính. Như vậy, còn tới 80% còn lại, chỉ lạnh lùng làm đúng bổ phận trách nhiệm của mình hoặc có thể gây khó dễ?
Ông Lộc cho rằng, nếu ngành thuế và hải quan quyết liệt làm tốt cải cách hơn nữa thì sẽ giải quyết được 80% này!
Ghi nhận của ông Đậu Anh Tuấn cho biết, việc hướng dẫn tuyên truyền của cán bộ thuế, hải quan có tỷ lệ đánh giá dễ hiểu, rõ ràng vẫn còn thấp, chỉ có 20%. Mức độ tham vấn đối thoại giữa DN với 2 ngành này ở nhiều nơi chưa thường xuyên. Bởi vậy, doanh nghiệp gặp vướng mắc khi làm thủ tục thuế, hải quan là khó tránh khỏi. Nếu 2 ngành có những giải đáp hợp lý thì chắc chắn, khó khăn này sẽ giảm bớt.
Với thuế, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói, cần phải cải cách nhiều hơn nữa ở nhóm thủ tục thanh, kiểm tra, hoàn thuế, miễn thuế, đối với hải quan là khâu thông quan, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm hành chính.
Ông Lộc cho rằng, với riêng ngành hải quan, cần phải có sự vào cuộc đồng bộ cải cách quyết liệt ở 8 bộ ngành liên quan tới kiểm tra chuyên ngành. Nếu 8 bộ này trì trệ thì một mình ngành hải quan cũng không thể đẩy nhanh thời gian thông quan.
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương bày tỏ: "Một chuyên gia của Mỹ đã tính toán với chúng tôi, nếu giảm 1 ngày thông quan, ta tiết kiệm được 1 tỷ USD hàng năm. Hiện nay, mỗi bộ lại có vài cục vụ, rồi vài trăm đơn vị liên quan kiểm tra chuyên ngành, nhiều tầng nấc gây phiền hà DN.
"Thủ tướng đã có quyết định điểm danh những văn bản cần phải sửa đổi rồi. Nếu không làm tốt, DN sẽ mất lòng tin vào hiệu lực chính sách cải cách của Chính phủ", ông Cung nói.
Chia sẻ tại hội thảo, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Nhâ đề nghị: "Năm tới, chương trình giám sát cải cách thuế và hải quan cần phải mở rộng, làm tập trung ở 15 địa phương có nguồn thu lớn nhất.
Phạm Huyền
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét