Cuộc sống luôn đặt ra cho mỗi người những tình huống về tài chính buộc phải đưa ra quyết định. Đó có thể là một quyết định đơn giản hoặc phức tạp, nhưng tất cả đều sẽ có những tác động thực sự tới cuộc sống của bạn. Trong vòng 10 năm tới, cuộc sống của bạn có thể có chút khác biệt so với hiện nay - tất cả đều phụ thuộc vào các lựa chọn tài chính dưới đây.
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images.
1. Chờ để bắt đầu lập ngân sách
Nếu bạn từng trì hoãn việc lập ngân sách thì bây giờ chính là lúc ngồi xuống và đưa việc chi tiêu của bạn vào vòng kiểm soát.
Điều tuyệt vời mà việc lập ngân sách mang lại là nó không chỉ khiến bạn có thể theo dõi các khoản chi tiêu mà còn cho bạn biết đâu là thứ bạn có thể chi tiêu thoải mái. Bạn đã bao giờ từng nhìn chiếc kem ốc quế và tự nghĩ rằng: “Bạn biết nó như thế nào rồi, mình không chắc mình có nên mua cái này không-có lẽ mình đã chi tiêu quá nhiều tiền vào những thứ lặt vặt”.
Tình trạng này sẽ không còn xảy ra nữa khi bạn có một ngân sách, bạn sẽ biết mình có thể chi bao nhiêu và vẫn ổn.
Bạn sẽ nhận ra những lợi ích lâu dài của việc lập ngân sách là rất lớn. Hãy nghĩ về tất cả số tiền bạn sẽ tiết kiệm được, các mục tiêu tài chính mà bạn sẽ bỏ vốn đầu tư và sự thanh bình mà bạn sẽ có với bạn đời của mình khi cùng nhau đưa ra các quyết định tài chính.
2. Không trả số tiền thanh toán tối thiểu của dư nợ thẻ tín dụng mỗi tháng
Khoản dư nợ thẻ tín dụng có thể chất đống rất nhanh. Nếu bạn đang không trả được dư nợ thẻ tín dụng mỗi tháng thì bạn nên bắt đầu ngay bởi lãi suất thẻ tín dụng có thể bòn rút tiền từ các mục tiêu quan trọng khác như mua nhà hoặc tiết kiệm hưu trí.
Lập ngân sách có thể giúp bạn đảm bảo mình đang sử dụng thẻ tín dụng một cách hợp lý.
3. Mua một sản phẩm tài chính mà không nghiên cứu kỹ
Nếu một cố vấn tài chính hoặc một đại lý bán bảo hiểm bán cho bạn một sản phẩm tài chính, hãy đảm bảo bạn đã tìm hiểu kỹ về sản phẩm đó trước khi đặt bút ký.
4. Bỏ qua quỹ phòng trường hợp khẩn cấp
Quỹ phòng trường hợp khẩn cấp sẽ bảo vệ bạn khỏi những việc không may. Chẳng hạn có một số thời điểm bạn sẽ gặp thất bại tài chính mà chỉ cần vài triệu đồng hoặc vài chục triệu đồng là có thể giải quyết được. Đó là khi quỹ phòng hộ phát huy tác dụng.
Bạn nên để dành ra số tiền đủ cho chi phí trong 8 tháng trong trường hợp khẩn cấp. Sau khi đã dùng quỹ phòng trường hợp khẩn cấp, hãy đặt ưu tiên hàng đầu là tái bổ sung tiền cho quỹ đó ngay. Nếu để quỹ phòng trường hợp khẩn cấp trôi tuột, bạn sẽ thấy mình mắc thêm nhiều khoản nợ không thể xử lý được.
5. Mua một chiếc xe mới khi không đủ tiền
Các phương tiện đi lại rất quan trọng đối với nhiều người, nhưng chúng cũng có thể trở thành một "hố đen" hút tiền. Nếu bạn đang lên kế hoạch mua hoặc thuê một chiếc xe làm phương tiện đi lại nhưng không có tiền thì đừng nên làm như vậy.
Việc chi trả từng phần chiếc xe sẽ khiến giá chiếc xe tăng hơn nhiều, và khoản tăng đó có thể khiến quỹ hưu trí của bạn thâm hụt lúc nào không hay.
6. Để sự ngạo mạn len vào quyết định đầu tư thông minh
Nếu bạn không phải là một chuyên gia tài chính hoặc không được học về tài chính, bạn sẽ mắc phải những sai lầm lớn nếu tự đầu tư tài chính. Nói như vậy không có nghĩa là một số người không thể làm được việc này, nhưng dần dần bạn sẽ hối tiếc khi cố gắng bán non một cổ phiếu (một bước đi mà những người am hiểu thực hiện) và cuối cùng bị mất một số tiền lớn.
Do đó, để có thể đưa ra các quyết định khôn ngoan, ít nhất bạn nên đầu tư vào việc học tài chính của bản thân thông qua các cuộc gặp gỡ với các chuyên gia tài chính.
Các chuyên gia tài chính có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc, đảm bảo chiến lược đầu tư của bạn phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Có nhiều kiểu chuyên gia, vì vậy hãy nghiên cứu xem kiểu cố vấn nào phù hợp nhất với bạn và các mục tiêu của bạn.
7. Phớt lờ các phương án bảo hiểm của bạn
Nếu ngay bây giờ bạn qua đời, thì vấn đề tài chính của gia đình bạn có ổn không? Nếu không, bạn có thể cần bảo hiểm nhân thọ.
Đó chỉ là một ví dụ. Có một số chính sách bảo hiểm quan trọng mà bạn cần cân nhắc như: bảo hiểm thương tật, có thể cả bảo hiểm chăm sóc lâu dài nếu bạn đã hơn 60 tuổi và thậm chí là cả bảo hiểm toàn diện.
Bảo hiểm bảo vệ bạn trước trách nhiệm tài chính mà bạn không thể trả được bằng quỹ phòng trường hợp khẩn cấp của bạn nên đừng bỏ qua nó.
8. Không có quỹ hưu trí
Tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu là một việc quan trọng. Nếu bạn đang tin cậy quỹ bảo hiểm xã hội là nguồn thu duy nhất về già, thì hãy nghĩ lại. Có vẻ như bạn sẽ không thể duy trì cách sống của mình chỉ với lợi ích từ quỹ bảo hiểm xã hội. Còn nếu bạn làm được việc đó thì xin chúc mừng bạn đang sống khá tiết kiệm!
9. Bất đồng quan điểm về tài chính với bạn đời
Nếu bạn muốn các khoản tài chính của mình bị phá nát, thì không cùng quan điểm về tiền bạc với bạn đời là cách chắc chắn để hiện thực hóa điều đó.
Nếu các bạn đã kết hôn, thì hai bạn phải có ít nhất một vài mục đích chung.
Một trong số đó là phải có cùng các mục đích tài chính. Còn nếu chưa đạt được thì hãy nói chuyện về các khác biệt của các bạn, học cách thỏa hiệp và cùng đi về một hướng. Về lâu dài, việc này sẽ rất đáng giá.
10. Để các chi phí định kỳ chi phối ngân sách của bạn
Bạn có một hóa đơn điện thoại di động giá cao? Bạn đang phải trả quá nhiều tiền cho dịch vụ vệ sinh mỗi tháng? Thế còn hóa đơn truyền hình cáp thì sao - có bao nhiêu kênh bạn mua nhưng thực sự không xem?
Hãy đặt những câu hỏi này. Đây là những câu hỏi hay vì chúng tập trung vào các chi phí định kỳ. Mặc dù các chi phí định kỳ có thể không tốn nhiều mỗi tháng, nhưng theo thời gian chúng sẽ cộng dồn lại. Hãy tìm kiếm các cách cắt giảm những chi phí này và hình dung bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền bằng cách đầu tư những gì bạn đã tiết kiệm được trong vòng 10 năm tới - hẳn là con số đó sẽ nhiều hơn bạn nghĩ.
Có những lựa chọn tài chính thông minh có thể dẫn tới tương lai sáng sủa hơn. Ngay cả chỉ thực hiện vài bí quyết trong số này cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống của bạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét